Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn tham khảo nhé
Là học sinh, chắc hẳn ai ai cũng đã một lần lầm lỗi, phạm sai lầm khiến cho thầy cô phải buồn phiền. Ngay cả tôi cũng vậy, chỉ vì một lần không học bài môn Lý, tôi đã bị điểm kém khiến cho cô giáo phải buồn lòng rất nhiều về tôi. Mặc dù cô đã tha thứ cho tôi nhưng tôi cũng không thể nào quên được việc mình đã làm ngày hôm ấy.
Tối hôm đó, tôi đã xem kĩ thời khóa biểu để chuẩn bị bài cho ngày hôm sau. Tôi nhìn vào thời khóa biểu và không thấy môn nào phải học bài cả, ngoại trừ môn Lý. Tôi định học bài nhưng vì làm biếng và chủ quan cho rằng, lần trước tôi đã trả bài và được điểm cao rồi nên không cần phải học bài làm gì nữa mất công. Thế là, sửa soạn cặp xong, tôi liền chạy đi xem ti vi cho thỏa thích. Sáng hôm sau. vào lớp học, các bạn thì ríu rít ôn bài trong khi đó, tôi thì chỉ lo ngồi tán gẫu chuyện trên trời, dưới đất với lũ bạn. Ít phút sau, cô giáo từ ngoài cửa bước vào lớp. Chúng tôi đứng dậy chào cô một cách nghiêm trang. Cô gật đầu chào chúng tôi rồi ra hiệu cho phép ngồi xuống. Cô cất giọng nói: “Cả lớp lấy giấy ra làm kiểm tra mười lăm phút”. Nghe xong câu nói ấy, tôi bất giác giật mình và bắt đầu lo lắng. Tôi luống cuống lấy tập ra định xem được phần nào hay phần đó nhưng không kịp nữa rồi. Cô bắt đầu đọc đề, tôi viết đề vào giấy kiểm tra mà trong lòng lo âu, thấp thỏm. Cô đọc đề xong, các bạn ai nấy đều tập trung làm bài, riêng tôi thì nhìn vào đề bài, nó biết tôi nhưng tôi nhìn nó sao mà lạ lẫm. Tay tôi như không cầm nổi cây viết, vừa viết vừa tẩy xóa trong khi đó các bạn xung quanh thì hết sức điền tĩnh mà làm bài. Thời gian trôi qua nhanh thật! Sắp hết thời gian mất rồi! Chỉ còn vài phút là phải nộp bài trong khi đó tờ giấy kiểm tra của tôi trắng tinh thật đẹp bởi chưa có chữ viết làm bài nào trong đó cả. Lúc ấy, tôi hốt hoảng thật sự, loay hoay hỏi bài các bạn xung quanh. Nhưng ngoài những cái lắc đầu và ánh mắt thương hại, tôi chẳng nhận được điều gì khác bởi ai ai cũng đều đang chạy gấp rút với thời gian cho bài làm của mình. Ngay lúc đó, tôi chỉ muốn gục đầu xuống bàn và khóc thôi. Cuối cùng thì thời gian làm bài cũng qua đi, các bạn ai cũng nộp bài với bài làm đầy chữ và gương mặt tự tin còn riêng tôi thì chỉ có tờ giấy trắng. Tôi bỗng nhiên thấy mũi mình hơi cay cay, khóe mắt từ từ trào ra những dòng lệ muộn màng nhưng tôi cũng cố gắng kìm nén lại vì không muốn cô và các bạn thấy điều tệ hại đó. Tối hôm đó, về nhà, trong lòng tôi rối như tơ vò với biết bao lo âu không yên, không dám đối diện với ba mẹ của mình. Tôi lẳng lặng đi ngủ.
Sáng hôm sau, tôi vào lớp với gương mặt vẫn vui vẻ như ngày nào. Nhưng đến khi cô phát bài ra tôi mới sực nhớ chuyện hôm qua và bắt đầu lo lắng cho số điểm của mình. Tôi cầm bài làm trên tay, nhìn vào số điểm. Con số 0 thật là to tướng, cô bắt đầu ghi điểm, cô đọc tên các bạn rồi đến lượt tôi. Lúc đó, tim tôi giật thót lên. Tôi đứng dậy và mạnh dạn nói: “Dạ thưa cô, tám ạ!”.Cô không nghi ngờ gì mà cứ ghi vào sổ. Tôi thở phào nhẹ nhõm ngồi xuống. Nhưng rồi tôi lại cảm thấy bồn chồn, khó chịu trong lòng. Cảm giác ấy làm tôi bứt rứt đến khó chịu.
Vài ngày sau, tôi gặp cô, nói với cô sự thật sau bao ngày tôi suy nghĩ, đắn đo. Cô không nói gì, chỉ sửa điểm lại cho tôi đúng với con số thật của mình. Lúc ấy, trông nét mặt cô khá nghiêm trang pha lẫn trong đó là một chút buồn rầu, thất vọng. Tôi xin lỗi cô lần nữa và quay về chỗ ngồi. Trong suốt buổi học đó, tôi có cảm giác như lúc nào cô cũng nhìn tôi. Nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì mình đã dám dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa sai lầm.
Qua bài học đó, tôi thấy mình thật có lỗi với cô. Tôi mong rằng mọi người đừng bao giờ giống như tôi, điều đó không tốt và sẽ khiến cho những người xung quanh mất niềm tin với chúng ta. Riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học tập chăm chỉ, siêng năng hơn để không phải làm cho thầy cô, cha mẹ buồn lòng nữa.
Tham khảo:
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên căn cứ vào:
- Nhan đề: Tôi đi học
- Các từ ngữ: kỉ niệm, buổi tựu trường, lần đầu tiên đi đến trường, sách vở, bút thước, trường Mĩ Lí, học trò, thầy, lớp, hồi trống, ông đốc trường, lớp năm, sắp hàng, bàn ghế, phấn, bảng đen, đánh vần, bài viết tập, …
- Các câu: "Hằng năm… nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.", "Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp.", "Trước sân trường làng Mĩ Lí … vui tươi và sáng sủa.", "Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mới đến đứng trước lớp ba.", "Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm.", "Một mùi hương lạ xông lên trong lớp.", "Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh lên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn…"
Tất cả đều thể hiện chủ đề của văn bản.
“Người thầy đầu tiên” là tác phẩm xuất sắc của Ai-ma-tốp – nhà văn xứ Cư-rơ-gư-xtan. “Hai cây phong” thuộc phần đầu của tác phẩm trên. Với lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc, đoạn trích đã làm hiện lên trước mắt chúng ta cảnh sắc của làng quê tác giả. Đồng thời, ông cũng thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, lòng biết ơn đối với người thầy đã vun trồng mơ ước, hi vọng cho những người học trò nhỏ.
Hóa thân vào nhân vật “tôi” – người họa sĩ – tác giả đã miêu tả cảnh sắc làng Ku-ku-rêu và vẻ đẹp của hai cây phong sau nhiều năm đi xa trở về. Những tiếng “làng Ku-ku-rêu chúng tôi”, “phía dưới làng tôi”, “phía trên làng tôi” cất lên thật đầm ấm và thương mến. Ngôi làng ở “ven chân núi”, trên một cao nguyên. Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bao la, có “thung lũng Đất Vàng”, có “cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông” rồi thì “rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía Tây”. Khung cảnh được cảm nhận bằng những hình ảnh, đường nét đậm nhạt, cao thấp, gần xa, đầy hoang sơ và thơ mộng, thể hiện sự tài hoa của người họa sĩ trước thiên nhiên và cả tình yêu, niềm tự hào của người con đối với mảnh đất quê hương. Nhớ làng Ku-ku-rêu cũng chính là nhớ vè hai câ phong nằm trên đồi cao, người họa sĩ biết chúng từ thuở ” bắt đầu biết mình” – một sự gắn bó tha thiết. Hai cây phong được so sánh với “những ngọn hải đăng đặt trên núi”- một hình ảnh đầy ý nghĩa. Nếu như ngọn hải dăng dừng trên biển, tỏa ánh sáng soi đường, dẫn dắt những con tàu cập bến thì hai cây phong đã dẫn lối, chỉ đường cho biết bao người con của làng Ku-ku-rêu hướng về, tìm về quê hương. Có thể nói chúng đã trở thành biểu tượng cho làng quê tác giả. Và tình yêu quê hương gắn liền với tình cảm dành cho hai cây phong. Ta bắt gặp một loạt các hình ảnh so sánh, nhân hóa để gợi tả về “tiếng nói riêng’, ‘tâm hồn riêng” của hai cây phong quê nhà, có lúc “tưởng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát”, có lúc nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình”, có khi lại “bỗng im bặt một thoáng như thương tiếc người nào”. Nếu cây tre Việt Nam hiện lên với hình ảnh:
"Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm" (Nguyễn Duy)
thì cây phong làng Ku-ku-rêu, cây phong thảo nguyên trong mây đen và giông bão bị “xô gãy cành, tỉa trụi lá” vẫn “dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. Câu văn cho thấy sức sống mãnh liệt của hai cây phong và phải chăng chúng cũng mang tính cách của con người nơi đây: dẻo dai, kiên cường mà rất đỗi dịu dàng, thân thương? Chắc chắn nhà văn tài ba của chúng ta phải mang một tâm hồn nghệ sũ hài hòa hai tố chất: tố chất âm nhạc và tố chất âm nhạc mới có thể vẽ nên một bức tranh có đường nét, màu sắc, nghe được những âm thanh trầm bổng, thấm đượm hơi lửa nồng ấm, đắm say của hai cây phong. Cả đoạn văn gây được ấn tượng sâu sắc bởi sắc thái biểu cảm, âm nhạc và hội họa cùng nhau chắp cánh, qua đó nổi bật lên vẻ đẹp của hai cây phong và tình cảm của tác giả với chúng. Như lời tâm sự: “Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí” thế nhưng “việc khám phá ra chân lí đơn giản ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa’, và tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh”, ” mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh” ấy là tâm hồn tuoir thơ vô cùng trong sáng.
Ở phần hai trích đoạn, tác giả kết hợp tự sự với miêu tả, mạch kể “tôi” đan xen với mạch kể”chúng tôi”, gợi lại kỉ niệm tuổi thơ êm đềm. Những hoài niệm bao giờ cũng đằm thắm, thiết tha. Với con người Việt Nam chúng ta, mỗi lần xa quê là “nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”, là nhớ con đò, cánh diều biếc, nhớ cây đa, giếng nước, mái đình, nhớ con sông quê:
"Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi đưa tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ..." (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)
Còn người họa sĩ trong câu chuyện lại nhớ về những năm tháng tuổi thơ bên hai cây phong thân thương. Làm sao quên được “năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè”, bọn con trai nghịch ngợm và hồn nhiên ‘reo hò, huýt còi ầm ĩ” chạy lên đồi. Hai cây phong như người bạn” nghiêng ngả đung đưa”, “chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. “Lũ nhóc con đi chân đất” trèo lên cây ” làm chấn động cả vương quốc loài chim”. Một lờ kể thật ngây thơ mà thú vị! Các cậu bé giống như những chú chim non đã chiếm lĩnh vòm cây xanh này. TRên những cành cao nhất, chúng sung sướng ngắm nhìn cảnh vật gần xa, tưởng như “có môt phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng toi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sags”. Cây phong đã làm lũ trẻ được mở rộng tầm mắt. Dưới con mắt trẻ thơ, chuồng ngựa của nông trang chỉ như một căn nhà xép bình thường, này đây dải thảo nguyên xa thẳm xanh biếc, mất hút trong làn sương mờ, kia những dòng sông xa lạ “lấp lánh chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh”. Lũ trẻ lắng nghe tiếng gió, tiếng lá cây.Quả thật trong giây phút ấy, cả trí tuệ và tâm hồn của các cậu bé như được khơi sâu. Nhân vật “tôi” sung sướng hạnh phúc đến nỗi “tim đập rộn ràng”, người họa sĩ tương lai cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Các câu văn cuoi sđoạn trích:”Thuở âý một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này…Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là Trường Đuy-sen” đã dẫn người đọc vào câu chuyện về người thầy Đuy-sen- ngườ đem ánh sáng văn hóa tới cho bọn trẻ. Có thể nói từ việc cảm nhận vẻ đẹp của hai cây phong, người họa sĩ đã kể về những kỉ niệm ấu thơ tươi đẹp, giàu ý nghĩa.
Với ngòi bút sinh động, đạm chất hội họa, Ai-ma-tốp đã khiến hai cây phong vừa mang vẻ đẹp thân thuộc nhưng cũng rất cao quý. Đoạn trích cũng nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên đi quá khứ, tuổi thơ, quên bóng dáng quê hương.
mk cx có người yêu đâu
bạn ơi là bạn
bạn cho đề dễ quá
Bài làm
Em ế