K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2017

I. Mở bài:

Giới thiệu chuyến đi về quê của em
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi. Nhưng đã lâu lắm rồi tôi không về lại nơi đây, nhân kỉ niệm ngày giỗ vào cuối tuần vừa rồi ba mẹ tôi cho tôi về quê.
II. Thân bài:

Kể về chuyến về quê
1. Trên đường về:
- Tôi cảm thấy rất háo hức vì đã lâu rồi tôi k về
- Mọi cảnh vật trên đường đi đều mới lạ, từ cái cây, con đường
- Con đường đi về quê nay khang trang và mới hơn
2. Khi về đến quê:
a. Cơ sở vật chất:
- Mọi cảnh vật đều khác, từ con đường đến cây cối
- Nhà cửa dược sửa mới
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
- Trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
3. Khi về quê:
- Không muốn về chút nào
- Em sẽ thường xuyên về quê để thăm quê
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về chuyến về quê.

16 tháng 9 2017

Đã lâu rồi tôi không được về quê nên lần này tôi háo hức lắm. Tôi cùng mẹ chuẩn bị thật kĩ lưỡng, từ gói bánh, gói kẹo, thuốc lá đến mảnh vải, áo quần,… cho mọi người ở quê. Quê tôi không biết dạo này ra sao, đổi mới thế nào? Chẳng biết bọn trẻ dưới quê có vui khi nhận được quà không? Tôi đi ngủ với vô vàn câu hỏi và một tâm trạng hồi hộp.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ. Sau khi chuyển đồ đạc lên phía sau, đúng tám giờ, xe chúng tôi chuyển bánh. Xe chạy bon bon trên con đường trải nhựa phẳng lì. Hết đường Giải Phóng, xe xuôi theo quốc lộ 1A. Tôi mở cửa kính xe. Gió và nắng ùa vào. Đã ra khỏi thành phố Hà Nội nên không khí thoáng đãng hơn nhiều. Không còn cảnh xe cộ nườm nượp nối đuôi nhau do tắc đường. Không còn cái bụi bặm và tiếng ồn ào của động cơ xe. Chà! Thật khoan khoái và dễ chịu. Tôi mải mê ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Những hàng cày, những cánh đồng, nhà cửa… cứ như lùi dần sau xe tôi. Lúc đầu, thế chỗ cho những cao ốc chọc trời là những khoảng không gian bát ngát trời mây tươi non màu cỏ. Dần dần, thay vào đó là những khu công nghiệp, những nhà máy lớn nhỏ xếp xen nhau với những ống khói lớn toả lên trời xanh. Thế rồi, lại những cánh đồng lúa mênh mông hiện ra, màu mạ non xanh hoà quyện với màu nâu màu mỡ của đất đai hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Khoảng gần trưa, chúng tôi qua cầu Hàm Rồng. Cầu bắc qua con sông Mã hùng vĩ, xanh ngát như dải lụa màu xanh da trời. Chỉ thoáng sau, chúng tôi đã đặt chân lên khoảng đất trống đầu làng, bên luỹ tre già xanh xanh và trước cổng làng khum khum được xây bằng đá.
Đường vào làng tôi vẫn vậy. Vẫn con đường dẫn qua cây đa cổ thụ đầu làng với tán lá xanh rậm, che mát cho lũ trẻ đùa vui dưới gốc cây. Xa xa, cánh đồng rộng lớn với những bóng nón trắng nhấp nhô. Thi thoảng, một giọng ca dao, một điệu hát ru con lại vút lên, len lỏi qua các lùm cây, ngõ ngách toả khắp xóm làng. Kia là mái đình cong cong cổ kính cùng hồ sen với những bông sen nở rộ, khoe nhị vàng tươi lấp ló dưới những cánh hồng… Chỉ có điều, con đường không còn là đường đất nữa, nó đã được trải nhựa đen bóng, phẳng lì.

Tôi sải bước vào giữa làng. Những làn khói lam bốc lên mờ mò trên mỗi nóc nhà. Lạ quá, bao nhà tranh vách đất xưa đã được thay bằng nhà mái ngói đò tươi.
Trên mái mỗi nhà đều có đường dây điện. Điện đã về tới quê tôi. Tôi dừng chân trước cổng nhà cô tôi, cất tiếng chào cô chú. Thấy gia đình tôi về, cô chú mừng lắm. Chẳng đợi tôi sắp xếp đồ đạc, cô kéo tôi vào lòng hỏi han đủ mọi chuyện. Mẹ tôi trao quà cho mọi người, ai cũng thích.
Trưa hôm đó, cô đãi tôi một bữa cơm quê. Chỉ là mấy món ăn giản dị mà sao tôi thấy ngon miệng thế. Ăn xong, tôi nhanh chóng nhập bọn với lũ trẻ quê. Chúng tôi chơi đùa vui vẻ. Nhưng rồi xảy ra một việc. Lúc đó, tôi chạy theo đám trẻ ra đầu làng, ngang hồ nước. Chẳng may, tôi trượt chân, té ùm xuống nước. Mà tôi lại không biết bơi. Thấy tôi cứ chới với, lũ trẻ hiểu ngay sự cố. Tất cả chúng lao ùm xuống hồ, ra sức kéo tôi lên bờ. Sau khi thoát hiểm, tôi thấy mình thật sự gắn bó với lũ trẻ. Rồi chúng lại kéo tôi đi chơi. Chúng tôi chơi nhiều trò lắm. Nào là chơi ô ăn quan dưới gốc đa, nào là cưỡi trâu đánh trận giả, nào là bịt mắt bắt dê… Nhưng tôi vẫn thích nhất trò thả diều. Được chạy dài trên con đê, nhìn cánh diều bay bỗng trong gió, nghe tiếng sáo vi vu rồi hò hét vang trời mới vui làm sao.
Nhưng cũng đến lúc phải chia tay cô chú và các bạn. Chiều hôm đó, tôi trở về Hà Nội với bao nhiêu là quà quê, bao nhiêu là lưu luyến. Tôi vẫn nghe đâu đó tiếng sáo diều vi vu. Tôi sẽ không quên, không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp của ngày hè đó.
Quê hương đối với tôi là những gì thân thương gần gũi nhất. Quê hương chính là vi vu cánh diều tôi thả cùng bọn trẻ. Quê hương chính là buổi chia tay đầy lưu luyến giữa tôi và lũ trẻ chăn trâu… Tôi yêu quê mình biết bao nhiêu. Mong sao sau này tôi sẽ làm được những việc thật có ích cho quê hương ...

8 tháng 9 2017

Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.

Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy.

Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến. Thành phố lúc sớm mai thật quang đãng, mát mẻ. Trên đường, người và xe cộ còn thưa thớt. Ra khỏi thành phố, xe rẽ ra quốc lộ I và bắt đầu tăng tốc. Em ngồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường.

Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.

Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.

Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau.

Anh lái xe dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.

Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí.


Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi. Bữa ăn đầu tiên, cha con em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa.

Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm… Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ.

Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian.

Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba em mua mấy hộp mứt dâu và một túi xách đầy những trái bơ sắp chín. Chắc là mẹ và bé Hồng rất thích.

Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!

Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!

16 tháng 9 2016

THAM KHẢO NHÉ BẠN

Nhờ vào danh hiệu Học sinh giỏi của tôi năm ngóai mà giờ bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi đến bãi biển Vũng Tàu diễm lệ và xinh đẹp.Hôm ấy, tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được vì học tốt. A! Xe taxi đến rồi!

Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành…Woa! Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến biển rồi đây sao?!? Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống đã làm tôi đứng mê mẫn nãy giờ. Ôi! cái mùi măn mặn trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc của tôi cũng đủ cho tôi cảm thấy sung sướng rồi! Khi gia đình tôi nhận phòng, tôi nhìn từ cửa sổ tầng năm mà thấy sao Vũng Tàu hùng vĩ, xinh đẹp thế này! Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như gặp phải vàng, tôi đã mong chời giây ohút này lâu lắm rồi! Khi tôi bước xuống làn cát mềm mịn, tôi cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung vậy! Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ vấy lên chân. Những ngọn sóng nghịch ngợm từng đợt vỗ đến chân tôi. Nứơc biển mát thật đấy! Tôi thấy biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lành dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đo đỏ, cái màu hồng nhạt,… Nhìn khắp bãi, ngòai vỏ ốc còn có các chiếc dù đủ màu nhìn sống động như có những cây kẹo mút khổng lồ vậy!

Các du khách ở đây đa số là người nước ngòai, họ rất vui vẻ và thân thiện. Họ chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền,… Nếu đã nói đến biển, người ta sẽ nghĩ ngay đến hải sản. Vì thế đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngòai, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hòang hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ. Biển thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trển bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm kích vì đất nước Việt Nam đã có những danh lam thắng cảnh trong đó có nơi tôi đang nghỉ mát- biển Vũng Tàu.
Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ cho tôi đến đây một lần nữa để tôi có thể thưởng thức bầu không gian hùng vĩ. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim cũng như tâm hồn tôi như một kỉ miệm đẹp và đáng nhớ trong kì nghỉ hè năm lớp Sáu. Hẹn gặp lại năm sau đấy, Vũng Tàu ơi!

 

 
16 tháng 9 2016

  " râm ran, râm ran" tiếng ve kêu của mùa hè đã đến. tạm Biệt mái trường thầy cô và bạn bè trong lòng ai cũng có chút bâng khuâng nhưng bù vào đó là một chuyến đi chơi du lịch cùng ba mẹ.

      Đó là chuyến đi đáng nhớ nhất của em, hè năm nay gia đình em đến nha Trang một thành phố của biển. vẻ đẹp nơi đây với con người thân thiện, hòa đồng với những hàng cây được chăm sóc cắt tỉa xanh tốt. Và với bãi biển xanh nổi bật giữa nền trời, Tôi rất hào hứng với chuyến đi chơi này vì cuối cùng tôi cũng được đến nơi mà em luôn muốn đến 1 lần. Những hàng hoa, hàng cây xen lẫn với nhau. tiếng xe máy, xe ô tô náo nhiệt. tiếng cười nói vui vẻ của mọi người.Gần khách sạn là bãi biển với cát trắng xen đó là sóng biển dạt vào bờ. Từng con sóng nhấp nhô như đang nô đùa với nhau. trên cát người thì chơi bóng chuyền, người thì ngồi ngắm cảnh. Gia đình em đã cùng nhau chụp những bức hình đẹp nhất ở đây. vậy là đã kết thúc ngày thứ 1. Sang đến ngày thứ 2, gđ em cùng nhau đi thăm quan pháp Chăm. Một di tích lịch sử nổi tiếng có từ rất lâu đời rồi. Vẻ đẹp của nó được toát lên bởi những đường xây cổ kính. Em còn được đi ra các đảo chơi. Em thích nhất  là sang chơi ở đảm Vimperl , ở đó em được thỏa thích chơi các trò chơi mạo hiểm, thú vị. Mặc dù gđ em chỉ ở đó có 5 ngày nhưng trong  mấy ngày đó cũng làm em rất vui rồi. Những ngôi nhà được xây theo kiểu cổ kính sang trọng Buổi tối được ra biển đi dạo rồi ăn trên cát. Được trải nhiệm như 1 người dân ra khơi đánh cá. Cái mà em thích nhất là được lặn xuống biển ngắm những chú san hô và đàn cá.

    kết thúc chuyến đi, em đã có những giây phút tuyệt vời nhất. Em sẽ nhớ chuyến đi này và ghi nó vào 1 quyển sổ. Mặc dù chỉ có 5 ngày nhưng trong 5 ngày ấy em đã học và được vui chơi thoải thích.

Chúc bạn học tốt!

17 tháng 9 2019

Bài văn tự làm:

  Vẫn là 1 ngày nắng oi ả như bao ngày khác, hôm nay tôi lại phải lên trường lần nữa cho dù nhà trường đã cho học sinh thi xong học kì 2 và chuẩn bị nghỉ hè, nhưng vẫn phải lên trường một vài ngày sau đó để thầy cô thông báo lịch lên trường để sinh hoạt hè. Ngày mai sẽ bắt đầu là ngày nghỉ chính thức của tôi. Khi đã tan trường, vẫn trên con đường thân quen hay đi cùng và trò chuyện với Thủy, đầu óc tôi liền nghĩ ngay tới em ấy. Về đến nhà, bố tôi đang chuẩn bị một vài thứ, tôi không biết bố đang làm gì nên băn khoăn hỏi. Bố nói rằng mai bố sẽ đưa tôi về quê ngoại vài ngày để thăm em và mẹ. Vừa nghe dứt khoát, tôi liền chạy ngay vào phòng của mình, úp mặt xuống gối, lòng thầm thì vui sướng biết bao vì sắp gặp lại được em gái.

  Một ngày nữa lại trôi qua, hè đã thực sự đến trong lòng tôi, tôi háo hức chuẩn bị đồ, ôm ngay con Em Nhỏ và con Vệ Sĩ rồi chạy nhanh ra chỗ bố, bố tôi cười nói với tôi rằng: "Trông con có vẻ háo hức được về quê lắm nhỉ". "Vâng" Tôi nhanh nhẹn đáp. Bố tôi dắt tôi lên xe và chuẩn bị xuất phát. Trên đường về quê ngoại, tôi cứ ôm 2 con búp bê trong người, nhìn chúng lòng tôi cứ háo hức một cách lạ thường, chưa bao giờ mà tôi cảm thấy vui vẻ đến vậy. Đi một quãng đường dài, chiếc xe bỗng dừng lại, bố gọi tôi : "Đến nơi rồi đấy con trai à". Tôi vội mở cửa xe và chạy vào nhà ngoại, kêu một tiếng thật to: "Thủy ơi, mẹ ơi, ngoại ơi con về rồi đây." Mẹ tôi nhận ra tôi, chạy đến ôm tôi vào lòng "Mẹ nhớ con lắm đấy" mẹ bảo. Tôi đi khắp nhà, sau một hồi tôi hỏi mẹ, "Mẹ ơi, em Thủy đâu rồi ạ". Giọng mẹ dõng dạc: "Con muốn gặp em Thủy à." Mẹ nắm lấy tay tôi, dắt tôi đi một quãng đường rồi ngừng lại. Tôi băn khoăn không biết mẹ đã dắt tôi vào chợ làm gì. Tôi hỏi: "Mẹ dắt con đi đâu thế ạ." Mẹ lặng thinh, không nói nên lời. Đi thêm vài bước nữa, tôi thấy em Thủy đang bán hoa quả. Tôi chạy đến, thấy tôi, thấy 2 con Em Nhỏ và Vệ Sĩ trên tay tôi, em tôi bậc khóc, chạy vào ôm tôi, nước mắt tôi tự nhiên chảy như mưa bắt đầu đổ, tôi ôm chặt em vào lòng. "Em nhớ anh lắm, nhìn thấy anh vẫn còn giữ gìn 2 con búp bê này thì em vui lắm." Em tôi nói. Sau một hồi, em tôi đã bình tĩnh trở lại, tôi bảo với em là sẽ ở lại chơi vài ngày, em tôi mỉm cười rực rỡ. Dường như nhiều lần tôi đã thấy em cười, nhưng sao tôi cứ thấy nụ cười này của em bỗng khác biệt lạ thường, giống như nó chứa đựng cả niềm vui và nỗi buồn khắc sâu trong lòng em. Mẹ tôi bảo: "Lâu lâu Thành mới về quê thăm em mà nhỉ, vậy mẹ sẽ cho Thủy ngừng bán vài ngày để 2 anh em có thời gian ở với nhau." Tôi và em tôi chạy đến ôm mẹ. "Cảm ơn mẹ nhiều lắm" Hai anh em tôi đồng thanh.

  Có trước rồi cũng sẽ có sau, thời gian như cơn gió, mới đây mà đã đến ngày về nhà rồi, tôi nhường 2 con Vệ sĩ và Em Nhỏ cho em và bảo: "Lúc trước anh đã giữ chúng rồi, giờ đến lượt em đấy, năm sau anh sẽ giữ chúng, cứ thay phiên nhau như vậy nhé." Em tôi cầm lấy 2 con búp bê. Chúng tôi chào hỏi nhau xong nói lời tạm biệt với nhau. Trên đường về, lòng tôi rất thanh thản như mặt nước gợn sóng. Tôi sẽ cố gắng học tiếp tục để cho em mình thấy những kết quả tốt đẹp, cho em thấy mình xứng đáng làm anh hai giỏi giang, chẳng sợ gì. Tôi sẽ không bao giờ quên được những kỉ niệm đẹp ấy.

  Đừng chê ngắn, vì tôi mỏi cả tay rồi, liệt phím luôn rồi...

17 tháng 9 2019

Thanks bn!!!

17 tháng 9 2016

Hồi đầu năm học, bố em có hứa rằng nếu em đạt danh hiệu Học sinh giỏi thì đến hè bố sẽ cho về thăm quê. Em đã cố gắng phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi và bố em đã thực hiện lời hứa của mình.

Vào một buổi sáng đẹp trời, hai bố con em dậy từ rất sớm, chuẩn bị kĩ càng cho chuyến đi. Chiếc Hon da được lau chùi sạch sẽ và đổ đầy xăng. Túi quà biếu ông bà nội mà mẹ em sắp sẵn từ tối hôm qua cũng đã được chằng buộc kĩ càng. Mẹ tiễn hai bố con ra cổng rồi nắm tay em dặn:

-  Con thưa với ông bà là mẹ gửi lời kính thăm ông bà nhé! Chúc hai bố con một chuyến đi vui vẻ!
 
Chiếc xe máy như con tuấn mã nhẹ nhàng lao đi trên con đường trải nhựa phẳng phiu, rộng rãi. Cây cối, nhà cửa hai bên đường vùn vụt lùi lại phía sau. Gió sớm lồng lộng thổi làm cho tâm trạng em thêm náo nức. Hai tay ôm chặt lấy lưng bố, em vui vẻ cất tiếng hát:
 
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay…
 
Quê nội em ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vùng đất nổi tiếng với hội Lim, với các làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, với tranh Đông Hồ nức tiếng gần xa. Bố em đã được sinh ra và lớn lên ở ngôi làng cổ ven sòng Đuống. Xa quê, bố hay nhắc đến những ki niệm thời thơ ấu gắn nền với cây đa, bến nước, mái đình,…
 
Rong ruổi độ hơn một tiếng đồng hồ, hai bố con em về tới cổng làng. Một đoàn người tay liềm tay hái, vai quảy quang gánh đang ra đồng gặt lúa. Bố con em cất tiếng chào, bao nhiêu tiếng bà con tíu tít đáp lại. Lòng em ấm áp hẳn lên bởi tình cảm quệ hương thân thiết.
 
Nhà ông bà nội kia rồi! Năm gian nhà ngói giữa một vườn cây trái sum suê. Hàng cau cao vút trồng dọc lối vào đeo những buồng sai quả. Giàn trầu bên giếng nước vẫn xanh tươi như trước. Dưới gốc cam, mẹ con đàn gà đang rỉa lông rỉa cánh…
 
Ông bà và các bác, các anh chị ùa ra đón. Người dắt xe, người xách túi… Tiếng nói tiếng cười rộn rã cả một khoảng sân.
 
Ông nội dắt tay em vào nhà. ông cười, chòm râu bạc rung rung:
 
-  Cu Thuận con bố Thành năm nay học hành ra sao, kể cho ông nghe nào!
 
Em bẽn lén thưa rằng em đạt được đanh hiệu Học sinh xuất sắc, ông vui lắm, xoa đầu em khen:
 
-  Cháu ông giỏi lắm! Mấy tháng nữa là lên lớp 7 rồi, phải chăm ngoan hơn nữa nghe chưa!
 
Cả nhà cười vang. Em xấu hổ chạy đến nấp sau lưng bà nội.
 
Mấy ngày ở quê, em được dẫn đi thăm hết thảy họ hàng; được lên chơi trên chùa Bút Tháp, được theo các anh chị ra đồng xem thu hoạch lúa…
 
Vui nhất là đêm rằm, anh Tiến con bác Cả đưa em ra sân đình chơi cùng các bạn. Nào là trò rồng rắn lên mây, nào là trò ú tim tìm bắt, nào là trò chồng nụ chồng hoa… Chúng em tung tăng chạy nhảy trên thảm rơm vàng. Mùi rơm mới thơm nồng tỏa lan trong đêm trăng sáng. Dưới ánh trăng, cảnh vật quê em thật là thơ mộng.
 
Trên đường về thành phố, em thủ thỉ bên tai bố:
 
-    Bố ơi, con thích sống ở quê lắm bố ạ! Tết này bố cho cả mẹ và em Hoa về quê ăn Tết, bố nhé!
 
Bố em bật cười:
 
-    Ý kiến của con hay đấy! Con trai của bố!

9 tháng 8 2017

Bài làm

Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.

Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3,4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.

Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.

Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm “cây nhà lá vườn”: cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoài vườn và ngủ đi lúc nào không hay.

Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: “Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé”.

12 tháng 3 2019

                                                                         Bài làm

Tôi có đọc của nhà thơ Giang Nam, có đoạn tôi rất thích:

Thủa còn thơ ngày hai buổi đến trường.

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ Ai bảo chăn trâu là khổ?

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.

Có những ngày trốn học

Đuổi bướm cạnh cầu ao

Mẹ bát được, chưa đánh roi nào đã khóc.

Đọc đoạn thơ tôi gặp tình yêu quê hương của Giang Nam và tôi đồng cảm về những kỉ niệm thời ấu thơ. Viết về tình yêu quê hương, mỗi người có một cách biểu hiện. Qua ngòi bút của Thạch Lam trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm và ngòi bút của Vũ Bằng trong bài Mùa xuân của tôi ta có thể nhận ra chỗ hay nhất của những áng văn xuôi ấy là tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương, đất nước”.

Trước hết, “tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương đất nước” được Thạch Lam gửi gắm trong cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế, trong lành về mùa cốm. Từ khứu giác thoáng đi qua đầm sen hay đồng lúa vàng, Thạch Lam đã nhớ cốm và cảm nhận bước chân mùa côm đang trở về.

“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương tham của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết”.

Có ai miêu tả được hay và đúng về lúa nếp non được chọn để làm cốm như Thạch Lam không?

“Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ... bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”.

Thạch Lam đã giới thiệu làng làm côm nổi tiếng 36 phố phường qua “Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kì”, và hình ảnh về làng cốm và thức quà ấy được xuất hiện bằng hình ảnh “cô hàng cốm xinh xinh... cái đòn gánh hai đầu cong vút lèn như chiếc thuyền rồng”.

Nhà văn - với lòng yêu đất Mẹ đằm thắm, đã khẳng định: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang hương vị mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. ”

Thật đẹp làm sao, thức quà giản dị đã trở thành món nghi lễ quen thuộc trong đời sông người Việt, mang về một nét văn hóa đẹp khi “cốm để làm quà sêu Tết”, “sự vương vít của tơ hồng”, “thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi”.

Nét văn hóa của dân tộc biểu hiện trong thức quà cốm còn được Thạch Lam chỉ dẫn ở cách ẩm thực cụ thể:

ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”.Bởi vì không phải là “ăn cốm”, mà là “thưởng thức cốm”. Để khi ăn có thể cảm nhận “mùi tham phức của lúa mới, của hoa cỏ dại,... cái chất ngọt của cốm, cái thanh đạm của loài thảo mộc... ”. Và từ cảm nhận ấy, không thể quên được cái tình của lúa, của quê, của quê hương đất nước.

Khi gần quê hương, hạnh phúc là được thưởng thức sản vật quê hương để tình quê hương thêm mặn nồng. Nhưng đối với người con xa quê được nhớ quê là một điều hạnh phúc. Ta hãy cảm động lắng nghe Vũ Bằng nhớ về mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội với tâm tình sâu nặng thiết tha khi ông hoạt động ở miền Nam, trong vòng kiểm soát của kẻ thù.

Đầu tiên, nhà văn nghĩ về cái tình yêu, nỗi nhớ tự nhiên, rất con người của mình vì “Ai bảo... bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cẩm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng”. Bằng một loạt so sánh như thế để khẳng định nỗi nhớ, niềm yêu rất người của mình.

Chúng ta đọc văn của Vũ Bằng, ta cũng xúc. động nao nao nhớ Hà Nội, như gặp một kỉ niệm nào trong bài viết của ông. Ôi cái “mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng chim nhạn kêu... tiếng trống chèo... câu hát của cô gái... ” làm sao không rung động nỗi lòng.

Chân thật và thú vị biết bao cái nỗi nhớ kỉ niệm “khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài... thấy cái thú giang hồ... không uống rượu mạnh mà lòng say sưa một cái gi đó - có lẽ là sự sống”.

Mùa xuân làm cho con người trẻ ra, yêu đời, ham hoạt động, ham sông nhiều hơn, thấy yêu thương con người nhiều hơn.

Xúc dộng nhất là chi tiết về nỗi nhớ không khí gia đình vào những ngày Tết “Nhang trầm, đèn nến... bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm” ai không xúc cảm. Xa quê vào giờ này, ai chẳng khóc như con trẻ. Tình yêu quê hương là thế đấy.

Nhà văn còn rất sâu sắc khi nhắc đến cảm giác của những ngày sau Tết, cuối xuân, sắp chuyển sang đầu hè. Con người Hà Nội thưởng thức “bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng”, để mà nhó' quê hương da diết.

Dù xuân đã hết, người xa quê yêu cả những ngày thường nhật, giản dị, êm đềm của quê hương.

Cảm ơn hai nhà văn Thạch Lam và Vũ Bằng. Chỉ bằng một thức quà quê bình dị, chỉ bằng những kỉ niệm chân thật, mộc mạc của một người con xa quê, các tác giả đã gửi cả tấm tình sâu nặng với quê hương đất nước Việt Nam của chúng ta. Đọc và hiểu hai văn bản trên, em thấy yêu gia đình, yêu quê hương, yêu mảnh đất này hơn bao giờ hết.

Dàn ý: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú(cảm động, buồn cười) em gặp ở trường

1. Mở Bài

- Thời gian, không gian kể chuyện cho bố mẹ nghe

- Giới thiệu câu chuyện mà mình định kể

2. Thân Bài

- Trình bày về thời gian, địa điểm của câu chuyện

- Giới thiệu những nhân vật xuất hiện trong câu chuyện

- Diễn biến câu chuyện

- Kết thúc câu chuyện

- Tâm trạng, cảm xúc của bố mẹ khi lắng nghe câu chuyện

3. Kết Bài

Cảm nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện với bố mẹ.

Hoc tot