K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2021

b

Trong quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn minh bên ngoài, song sự tác động ấy không vì thế mà biết vùng này thành khu vực "Ấn Độ hóa" hay "Hán hoá". Nó đã lựa chọn những gì thích hợp trong văn hóa Dravid, đồng thời phục tùng các đặc điểm của mình, chứ không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ với nó.

Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai muà tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực "Châu Á gió mùa". Nếu theo khái niệm này thì ranh giới địa lí khu vực Đông Nam Á còn bao gồm cả miền Nam Trường Giang và vùng Đông Bắc của Ấn Độ nữa. Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đức và thịnh vượng như Kuala Lumpur, Singapore, Jakarta... Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương... và cây lương thực đặc trưng là lúa nước.

Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa, vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa Đông Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính. Đông Nam Á được coi là "cái nôi" của cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm cây trồng lớn trên thế giới. Văn hóa Hòa Bình đã chứng minh cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống lúa, thực vật khác nhau, xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai với các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây có củ và bầu bí, các cây họ đậu ở vùng thung lũng chân núi. Có nhà nghiên cứu còn cho rằng chủ nhân văn hóa Hoà Bình là người biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới; niên đại nông nghiệp ở đây có thể lên đến hơn 1 vạn năm TCN. Vì thế, Đông Nam Á đã là một trong những nơi có cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất trên thế giới. Đến thời đại đồ đồng, trong điều kiện của vùng nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã bước sang kinh tế trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng hẹp châu thổ. Cây lúa đầu tiên được thuần dưỡng ở vùng vùng thung lũng theo chân núi dần dần được chuyển xuống vùng châu thổ thích nghi với vùng ngập nước. Cùng với việc trồng lúa nước, người ta đã thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo, xuất hiện các nghề thủ công, đặc biệt là nghề sông biển. Từ đó, nông nghiệp lúa nước đã trở thành một cơ sở quan trọng của nền văn minh khi vực. Đó là một nền văn minh mang đủ các sắc thái của những nền văn minh đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp... cơ sở chung của nền văn minh này là nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng.

Đến khoảng nửa đầu thế kỷ 15, hầu hết các quốc gia tiền thân ở Đông Nam Á đã ra đời, và bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ mà điển hình là nhà nước Đại Việt dưới triều nhà Lê. Đây là nhà nước hoàn thiện và hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ Nhưng đến nửa đầu thế kỷ 18, các nhà nước trên bắt đầu suy yếu và rơi vào sự xâm lược hoặc lệ thuộc vào phương Tây, bắt đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa châu Âu.

30 tháng 12 2017

- Tây Nam Á : Lưỡng Hà, Ai Cập

- Nam Á : Ấn Độ

- Đông Á : Trung Hoa

30 tháng 12 2017

jackavellA14 - Bai 5 Tây Nam Á

18 tháng 1 2018

- Là quê hương của ba tôn giáo lớn: đạo Do Thái, đạo Cơ Đốc và đạo Hồi. Đây là ba tôn giáo chi phối, dẫn dắt đời sống tinh thần của khoảng 1/2 dân số thế giới.

- Có nhiều công trình kiến trúc cổ: công trình xây dựng bằng đất sét, bằng đá. Nhiều công trình nổi danh trong lịch sử còn tồn tại đến ngày nay như vườn treo và hệ thống cầu cống của các triều đại Babilon, các nhà thờ Hồi giáo, Cơ Đốc giáo,...

- Là nơi để lại nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, tư tưởng: các kinh đạo Hồi, Do Thái, Cơ Đốc là những tác phẩm có ý nghĩa triết học, tư tưởng vĩ đại. Hàng trăm câu chuyện trong “Ngàn lẻ một đêm” và “Ngàn lẻ một ngày” là những tác phẩm văn học sống mãi với thời gian. Nó là bậc thầy trong nghệ thuật tu từ, hành văn và chứa đựng một kho tàng khổng lồ những ý tưởng,...

3 tháng 1 2022

D ạ

3 tháng 1 2022

Dạ

 

23 tháng 12 2017

Ai Cập, tên chính thức ngày nay là Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia thuộc Bắc Phi, Trung Đông và Tây Nam Á, nổi tiếng với dòng sông Nile, những kim tự tháp hùng vĩ cùng bí ẩn về nền văn minh cổ đại thu hút khách du lịch và giới khoa học.

Nền văn minh Ai Cập cổ đại hay còn được biết tới là nền văn minh sông Nile được xem là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Địa lý chính là một trong những điều kiện thuận lợi góp phần hình thành nên nền văn minh sớm nhất thế giới.

Không thể không kể đến các công trình kiến trúc vĩ đại như Kim tự tháp, Tượng nhân sư khi nhắc tới nền văn minh Ai Cập cổ đại. Cho đến nay, những công trình này vẫn đứng sừng sững như tượng đài bất tử, khẳng định sự tồn tại của một nền văn minh thịnh vượng cổ xưa. Những bí ẩn xoay quanh chúng vẫn là đề tài thu hút các nhà khảo cổ, và là điểm đến lý tưởng với những người yêu thích du lịch khám phá.

Năm 1894, một nhóm khảo cổ học đã tìm thấy những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh trong các di tích tìm thấy khi tiến hành khai quật "thành phố diều hâu" Nekhen, một trong những đền thờ cổ nhất ở Ai Cập.

Theo nhiều nhà khoa học, 12 cung hoàng đạo mà chúng ta biết đến ngày nay đã được người Ai Cập cổ đại khám phá từ hàng ngàn năm trước. Ở thời kỳ đó, thiên văn học phát triển nhiều hơn chúng ta tưởng. Họ không chỉ biết tới các chòm sao, mà còn phát minh ra công cụ đo lường thời gian từ việc xác định bóng mặt trời. Tuy nhiên, dụng cụ này chỉ xem được khi có ánh mặt trời. Về sau, họ đã phát minh ra đồng hồ nước có thể tính giờ cả ngày lẫn đêm. Ở nền văn minh cổ ấy, người Ai Cập cũng đưa ra cách tính 1 năm bằng 365 ngày, ứng với 12 tháng, mỗi tháng chỉ có 30 ngày nhờ vào quy luật dâng nước của sông Nile.

Thuật ướp xác của người Ai cập cổ đại ra đời từ năm 2700 TCN và kéo dài tới tận thế kỷ thứ 5. Đây được xem là một trong những tục lệ mai táng phức tạp nhất trong lịch sử nhân loại. Người Ai Cập cổ tin vào sự vĩnh hằng, và ướp xác là một trong những cách để người đã khuất có thể tiến vào thế giới bên kia, nơi Chúa trờ che chở họ.

Ngay từ thủa sơ khai, người Ai Cập cổ đại đã tin vào các vị thần và thế giới bên kia. Họ xây các đền thờ chịu sự quản lý của các vị tư tế đại diện cho vua, nơi những vị thần trú ngụ để bảo vệ và che chở cho họ. Thông thường, lãnh địa của các vị thần được xây dựng cách biệt với thế giới bên ngoài và chỉ có quan chức của ngôi đền mới được phép ra vào thường xuyên. Chỉ đến các ngày lễ thì tượng thần mới được đem ra thờ phụng công khai cho người dân tới thờ. Ngoài ra, mọi người có thể thờ riêng các bức tượng thần trong nhà họ và đeo bùa để chống lại các thế lực xấu.

28 tháng 12 2021

D

31 tháng 1 2022

C

31 tháng 1 2022

D. Nằm ở phía đông nam lục địa Á-Âu, tiếp giáp Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương