Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi về đến nhà:
- Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.
- Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vì gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.
- Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.
- Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.
Đáp án cần chọn là: D
- Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng với một người đàn bà lạ về nhà vì:
Tràng là một người nông dân nghèo xấu xí, đến người yêu chẳng có huống chi đùng một cái lấy vợ.
Vợ của Tràng là một người từ xứ khác đến
Giữa lúc nạn đói hoành hành khủng khiếp, không ai nghĩ đến việc lấy vợ lấy chồng.
- Sự ngạc nhiên của bà cụ Tú, của dân làng, của chính Tràng cho thấy tác giả đã sáng tạo được một tình huoongw truyện rất độc đáo. Ông kể về lúc Tràng đưa vợ về rồi mới kể đến quá trình hai người gặp gỡ quen nhau như thế nào. Tình huống truyện rất hấp dẫn, tạo sự bất ngờ và lôi cuốn người đọc.
- Cách xây dựng tình huống truyện như trên càng làm cho ý nghĩa truyện thêm sâu sắc, càng nhấn mạnh thêm vào cuộc “nhặt vợ” đầy hóm hỉnh mà cũng đầy éo le của Tràng. Qua đó thể hiện một cách chân thực về thảm hại của nạn đói.
- Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng với một người đàn bà lạ về nhà vì:
Tràng là một người nông dân nghèo xấu xí, đến người yêu chẳng có huống chi đùng một cái lấy vợ.
Vợ của Tràng là một người từ xứ khác đến
Giữa lúc nạn đói hoành hành khủng khiếp, không ai nghĩ đến việc lấy vợ lấy chồng.
- Sự ngạc nhiên của bà cụ Tú, của dân làng, của chính Tràng cho thấy tác giả đã sáng tạo được một tình huoongw truyện rất độc đáo. Ông kể về lúc Tràng đưa vợ về rồi mới kể đến quá trình hai người gặp gỡ quen nhau như thế nào. Tình huống truyện rất hấp dẫn, tạo sự bất ngờ và lôi cuốn người đọc.
- Cách xây dựng tình huống truyện như trên càng làm cho ý nghĩa truyện thêm sâu sắc, càng nhấn mạnh thêm vào cuộc “nhặt vợ” đầy hóm hỉnh mà cũng đầy éo le của Tràng. Qua đó thể hiện một cách chân thực về thảm hại của nạn đói.
Gợi ý :
1. Giới thiệu hoàn cảnh nạn đói và sự kiện Tràng có vợ:
- Giữa cảnh tối sầm lại vì nạn đói ( người chết như ngã rạ, những đám người đói như những bóng ma,... ) thì Tràng lại nhặt được người đàn bà về làm vợ. Sự việc này này gây ngạc nhiên cho nhiều người dân xóm ngụ cư và trong đó có cả bà cụ Tứ - mẹ Tràng.
2. Khi chưa biết người đàn bà là con dâu:
- Bà cụ Rất ngạc nhiên, bà không hiểu vì sao lại có người dàn bà ngồi ngay ở giường con mình, không phải là cái Đục, mà lại chào mình bằng u...
3. Khi biết thị là con dâu:
- Sau khi Tràng giới thiệu với bà, bà hiểu ra bao nhiêu cơ sự, hàng loạt tâm trạng ngổn ngang xuất hiện:
+ Bà mừng: vì con bà ( xấu trai, nhà nghèo ) mà cũng có được vợ.
+ Cảm thông cho người đàn bà: “Người ta có gặp bước đói khổ này mới lấy đến con nình...”
+ Tủi thân: Vì bà không làm tròn bổn phận dựng vợ gả chồng cho con.
+ Xót xa cho số kiếp của đứa con: lấy vợ ngay khi khốn khó bởi cái đói , cái chết.
+ Lo: Không biết chúng nó có qua khỏi được tao đoạn này không.
4. Từ tâm trạng của bà, ta nhận ra tình cảm sâu sắc của người mẹ: Điều đó lại càng được tô đậm thêm qua những cử chỉ, lời nói của bà:
- Bữa cơm ngày đói bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau.
- Bà vun đắp hạnh phức cho đôi vợi chồng trẻ: “Khi nào rảnh, kiếm ít nứa, dan cái phên mà ngăn ra mày ạ”
- Bày biểu con cách làm ăn: chuyện nuôi gà
- Đặt vào lòng con một niềm tin vào cuộc sống, tương lai: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. May ra ông trời cho khá...
- Khi khóc, bà vội quay ,mặt đi, bà không để con dâu nhìn thấy bà khóc...
5. Thông qua những biểu hiện về tâm trạng, nhà văn thể hiện vẻ đẹp trong tấm lòng của người mẹ. Đó là tình thương con rất mực, tinh thần cưu mang đùm bọc. Đó chính là nét đẹp thuần hậu nguyên thủy của người mẹ Việt Nam.
Tâm trạng bà cụ Tứ:
+ mừng, vui, xót, tủi “ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”
+ Đối với con dâu: “lòng bà đầy xót thương” nén vào trong tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình
+ Mang hi vọng, lạc quan trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới “tao tính khi nào có tiền mua lấy con gà về nuôi”
→ Bà cụ Tứ hiện thân của con người nghèo khổ: bà nhìn thấu đau khổ của cuộc đời bà, bà lo cho thực tại bế tắc nhưng bà cũng vui trước hạnh phúc của con
Từ ngạc nhiên tới xót xa, trên hết là tình yêu thương. Cũng chính bà cụ là người nói nhiều nhất về tương lai, để các con có thêm động lực sống
Ở đây có nhiều bài này Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông thôn nghèo khổ này.? - Tìm với Google
I.Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật bà cụ Tứ
II. Thân bài:
1. Tâm trạng bà cụ Tứ
- Bà ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ mặt trong nhà mình lại gọi mình bằng U.
- Khi biết con trai mình có vợ, bà vô cùng ngạc nhiên, đặt ra nhiều câu hỏi:
+ Tâm trạng ngổn ngang, phức tạp, đầy mâu thuẫn: mừng, lo, buồn, tủi
+ Bà khóc vì thương con trai và con dâu. Tủi cho con của bà, tủi cho phận mình.
- Buổi sáng hôm sau:
+ Hạnh phúc của con trai bà làm bà tươi tỉnh, nhẹ nhõm “cái mặt bủng beo u ám bỗng rạng rỡ hắn lên”
+ Bà cố tạo niềm vui cho con trai và con dâu, cho dù niềm vui thật mong manh và tội nghiệp.
- Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này. Động viên con bằng triết lí dân gian “ai giàu ba họ ai khó ba đời”
- Bữa cơm đón nàng dâu mới bằng nồi chè khoán thực ra là nồi cháo cám đắng chát.
2. Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật này:
- Người mẹ nghèo khổ rất mực thương con
- Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha
- Bà cụ Tứ là người rất lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng. Hình ảnh bà cụ Tứ cũng là hình ảnh tiêu biểu cho người mẹ nghèo Việt Nam.
3. Đánh giá
- Phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc
- Ngôn ngữ mộc mạc giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi, cách dựng đoạn đối thoại ấn tượng, hấp dẫn, nhà văn khắc hoạ thành công tâm trạng bà cụ Tứ một cách chân thực, tinh tế.
- Qua nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống.
Bà cụ Tứ trong tác phẩm "Vợ nhặt' của nhà văn Kim Lân là một người có tấm lòng nhân hậu rất đáng quý.
Lúc đầu bà ngạc nhiên vì trong nhà xuất hiện người đàn bà lạ lại chào mình bằng “U”.Bà hờn tủi vì chưa làm tròn trách nhiệm “ Chao ôi, người dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…”.
Bà lo lắng “Chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không”. Bà khổ tâm không lo được cho con “Kể có ra, làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này”.Bà lạc quan hy vọng “Ai giàu ba họ ,ai khó ba đời”. Bà vẻ ra diễn cảnh tương lai cho con “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này nghoảnh đi nghoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…”. Điều chủ yếu là bà mừng cho hai người và khuyên họ những điều đôn hậu, chí tình. Tất cả những chi tiết ấy đã thể hiện tấm lòng thương con, thương dâu của bà mẹ nghèo . Trong bức tranh xã hội xám ngắt ấy, Tràng và bà mẹ là điểm sáng tươi đẹp. Bà cụ Tứ tiêu biểu cho bà mẹ Việt Nam nhân hậu, bao dung.
Bà cụ Tứ vốn là một nông dân từng trải, trung hậu. Cụ hiểu rõ hoàn cảnh của gia đình mình; Con trai mình trong những ngày tháng bị cái đói hành hạ ghê ghớm.
Khi trông thấy người đàn bà ở trong nhà với con mình, bà cụ Tứ vô cùng ngạc nhiên “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà nhỉ? (…) Sao lại chào mình bằng u (…) Ai thế nhỉ? (…) Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. Đến lúc biết được người đàn bà kia chính là vợ của con trai mình, tâm trạng của bà cụ diễn biến khá phức tạp, phong phú.
Trước hết, nghĩ đến cảnh túng thiếu, đói khát của gia đình mình cụ Tứ thấy tủi thân, tủi phận. Cụ ý thức rất rõ lấy vợ cho con trai lẽ ra phải thế này, thế nọ; nhưng cái khó bó cái khôn nên chỉ còn cách nghĩ ngợi tủi thân, tủi phận. Rồi cụ thương con đẻ, thương đến cả con dâu. Cụ biết duyên cớ vì đâu người ta phải theo con mình (“Bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót”, và cụ nói với vợ chồng Tràng “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”.
Việc Tràng “nhặt” được vợ vừa là nỗi buồn rầu lo lắng, vừa là niềm vui mừng của bà lão tội nghiệp này. Mừng vì người con thô lậu, quê kệch đã có vợ. Lo vì đúng lúc đói khát, chết chóc này, liệu lấy gì mà nuôi nhau. Tuy vậy, dẫu sao niềm vui vẫn nhiều hơn. Bà lão “tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăn xắn thu dọn quét tước nhà cửa”. Đến bữa ăn, bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này. Cụ cố giấu cái lo, động viên các con “nhà ta thì còn nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông trời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì con cái chúng mày về sau”.
Nhưng “nghĩ ngợi mãi”, “bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt chảy xuống ròng ròng”. Bởi bà cụ nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út, nghĩ đến cuộc đời khổ cực của mình, nghĩ đến tương lai của con trai và con dâu… và chẳng thể thoát ra khỏi không khí chết chóc đang bủa vây xung quanh.
Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ. Chúng ta có thể nhận thấy biệt tài phát hiện và miêu tả tâm lí một cách chân thật và sắc sảo của Kim Lân. Điều này có tác dụng to lớn, khắc hoạ rõ nét chủ đề của tác phẩm: cho dù phải sống trong một tình thế hết sức bi đát, bà cụ Tứ nói riêng và những người lao động nói chung vẫn hướng tới tương lai, vẫn khao khát một mái ấm gia đình
Phân tích tâm rạng buồn vui xen lẫn của bà cụ Tứ.
Việc Tràng lấy vợ mang lại nhiều cảm xúc cho bà cụ Tứ. Bà vừa mừng vừa lo, lại vừa tủi. Vì người ta lấy vợ lúc trong nhà ăn nên làm ra, còn đằng này thì… chỉ có nồi cháo cám đắng xít. Bà tủi thân. Tuy nhiên, bà vẫn vui vì một người vừa xấu xí vừa nghèo như Tràng lại lấy được vợ. Niềm vui chẳng được bao lâu thì nỗi buồn cũng ập đến. Bà nghĩ về những ngày cơ cực phía trước. Cái đói, cái khổ, cái rét sẽ bao vây con mình. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không? …
Và rồi, từ trong khóe mắt của người mẹ già nua rỉ xuống hai dòng nước mắt. Dòng nước mắt tủi hờn và xót ca cho thân phận mình, và cả đứa con của mình.
Qua những tình tiết trên, tác giả đã xây dựng rất thành công hình ảnh một người mẹ thương con hết lòng, cam chịu và hi sinh.
Phân tích tâm rạng buồn vui xen lẫn của bà cụ Tứ.
Việc Tràng lấy vợ mang lại nhiều cảm xúc cho bà cụ Tứ. Bà vừa mừng vừa lo, lại vừa tủi. Vì người ta lấy vợ lúc trong nhà ăn nên làm ra, còn đằng này thì… chỉ có nồi cháo cám đắng xít. Bà tủi thân. Tuy nhiên, bà vẫn vui vì một người vừa xấu xí vừa nghèo như Tràng lại lấy được vợ. Niềm vui chẳng được bao lâu thì nỗi buồn cũng ập đến. Bà nghĩ về những ngày cơ cực phía trước. Cái đói, cái khổ, cái rét sẽ bao vây con mình. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không? …
Và rồi, từ trong khóe mắt của người mẹ già nua rỉ xuống hai dòng nước mắt. Dòng nước mắt tủi hờn và xót ca cho thân phận mình, và cả đứa con của mình.
Qua những tình tiết trên, tác giả đã xây dựng rất thành công hình ảnh một người mẹ thương con hết lòng, cam chịu và hi sinh.
Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ:
- Ngạc nhiên vì thấy có người đàn bà lạ ở trong nhà (hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu bà).
- Bà càng ngạc nhiên hơn khi người đàn bà đó chào bà bằng “u”.
- Đến khi Tràng phân trần thì bà đã hiểu: vừa đau đớn, tủi cực, vừa xót xa xen lẫn vui mừng => Bà lão đã mở rộng tấm lòng để đón nhận con dâu và thương cho cảnh ngộ.
Đáp án cần chọn là: C