Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bựa sau viết câu hỏi thêm dấu vào
Ở tuyến tụy có đảo tụy chứa 2 loại Tế bào đó là tế bào α và tế bào β lần lượt tiết ra hoocmon glucagôn và insulin.
- Khi lượng đường dưới 0,11% trong máu, tế bào α sẽ tiết ra hoocmôn glucagôn để biến đổi glicôgen thành glucôzơ .
- Khi lượng đừơng lên cao so với BT, tế bào β sẽ tiết insulin biến đổi glucozơ thành glicôgen.
⇒ tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng đường huyết cho cơ thể.
Hoocmon tuyến tuỵ gồm : insulin, glucozo
Có 2 loại hoocmôn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm.
Khi nồng độ đường( glucozo) tăng do mới an xong, ASTT tăng sẽ kích thích lên các áp thụ quan trong thành mạch máu, sau đó hình thành tín hiệu báo về tuyến tụy sẽ tiết ra insulin biến đổi glucozo thành glicogen dự trữ ở gan, như vậy đường trong máu đã được giảm và trở về trạng thái ổn định.
Còn khi nồng độ đường giảm thì cũng như trên lúc này tuyến tụy sẽ tiết ra glucagon chuyển glicogen du trữ thành glucozo, như vậy lượng đường đã được tăng lên, ổn định môi trường trong cơ thể.
Theo cơ chế thể dịch là chủ yếu: nhờ vai trò chủ yếu của insulin và glucagon (do tuyến tụy nội tiết bài tiết)
- Insulin là hormone duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm hạ đường huyết (do tăng thoái hóa vì làm tăng vận chuyển glucose vào trong tế bào, tăng tổng hợp glycogen từ glucose, tăng tổng hợp acid béo từ glucose ngoài ra nó còn có tác dụng lên chuyển hóa lipid nữa nhưng thôi)
- Glucagon thì ngược lại làm tăng đường huyết do tăng quá trình tạo đường mới (chủ yếu từ các acid amin) tuy nhiên nó không phải hormone duy nhất trong cơ thể làm tăng đường huyết ngoài ra còn có cortisol (hormone của tuyển vỏ thượng thận), noradrenalin và adrenalin (hormone tuyến tủy thượng thận).
Các yếu tố thần kinh cũng có những tác dụng nhất định nhưng không rõ rệt!
_Trả lời:
* Phân biệt:
* Vai trò hoocmon:
+ Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
+ Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
* Tuyến giáp:
+ Cấu tạo gồm: nang tuyến và tế bào tiết
+ Chức năng: tiết hoocmon tiroxin trong thành phần có iot
- Có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào.
- Khi thiếu hoặc thừa hoocmon (iot) tuyến giáp đều gây ra các bệnh lí
* Tuyến trên thận:
+ Cấu tạo:
' Vỏ tuyến chia làm 3 lớp: Lớp cầu, sợi, lưới
' Tủy tuyến
+ Chức năng: vỏ tuyến tiết hoocmon điều hòa muối, điều hòa đường huyết, điều hòa sinh dục nam. tủy tuyến tiết hoocmon điều hòa hoạt động tim mạch, hô hấp, cung glucagon điều chỉnh lượng đường trong máu hạ đường huyết
Giống nhau : Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết
Khác nhau :
+ Tuyến nội tiết : sản phẩm ngấm thẳng vào trong máu
+ Tuyến ngoại tiết : sản phẩm tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài
giống:
+ cùng cấu tạo từ các tế bào tuyến
+đều tạo ra các sản phẩm tham gia các quá trình sinh lí của cơ thể
khác:
+nội tiết: sản phẩm tiết ra là hoocmon hòa vào máu đến cơ quan đích.
đảm bảo tính ổn định môi trường trong cơ thể.
+ ngoại tiết: sản phẩm tiết ra là mồ hôi, chất nhờn....tập chung vào ống dẫn đổ ra ngoài. đảm bảo tính ổn định môi trường ngoài cơ thể.
Cấu tạo trong của tuỷ sống
Cắt ngang tủy sống, quan sát thấy có 3 phần: màng tuỷ sống bao bọc phía ngoài; phần chất xám và phần chất trắng; ở giữa có một lỗ nhỏ là ống tủy sống.
+ Màng tuỷ sống. Tuỷ sống được bao bọc trong 3 lớp màng: lớp màng cứng ở bên ngoài. Áp sát màng cứng là lớp màng nhện, mỏng đàn hồi. Màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ. Bên trong cùng là lớp màng mạch (còn gọi là màng não - tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống.
+ Chất xám. Nằm trong phần chất trắng, hình chữ H. Ở chính giữa có 1 ống rỗng (ống tủy sống) chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các tế bào thần kinh tủy sống tạo nên.
Chất xám mỗi bên chia thành sừng trước, sừng sau (ở đoạn ngực có thêm sừng bên). Sừng trước rộng, do thân các nơron vận động, kích thước lớn tạo nên. Sừng sau hẹp, do các nơron cảm giác, kích thước nhỏ tạo nên. Sừng bên do thân các nơron dinh dưỡng tạo thành.
Ngoài ra, tia chất xám còn ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và sừng sau tạo thành lưới tủy.
Một số nơron thần kinh trong chất xám tụ tập lại thành nhân (còn gọi là nhân chất xám) và một số nơron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơron liên hợp làm nhiệm vụ liên lạc giữa nơron cảm giác và nơron vận động thuộc cùng một đốt tủy.
+ Chất trắng. Nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên, tạo thành các đường đi lên và đi xuống. Đường đi lên (đường hướng tâm) do các sợi trục của các nơron cảm giác tạo nên. Đường đi xuống (đường li tâm) do các sợi trục của nơron vận động tạo nên. Ngoài ra còn có các sợi trục của các nơron liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Tất cả các sợi trục tạo thành chất trắng của tủy sống đều có bao miêlin bao bọc không liên tục.
Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: trước, sau, bên. Mỗi cột có nhiều bó, trong đó có bó hướng tâm, li tâm, bó liên hợp.
Các bó hướng tâm: gồm bó tủy sau giữa (bó Burdach); bó tủy sau bên ( bó Goll); bó tủy - tiểu não sau (bó tiểu não thẳng); bó tủy - tiểu não trước (bó tiểu não bắt chéo) và bó tủy - thị (bó cung)
Các bó li tâm: gồm bó tháp thẳng, bó tháp chéo và các bó ngoại tháp (gồm bó đỏ - tủy; bó thị - tủy, bó tiền đình - tủy)
Các bó dẫn truyền riêng trong tuỷ là bó lưng, bó bên và bó bụng.
Chức năng tuỷ sống
Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.
+ Chức năng phản xạ. Chức năng phản xạ của tuỷ sống do phần chất xám trong tuỷ sống đảm nhận. Đó là các loại phản xạ tự nhiên, được xem là những phản xạ bản năng để bảo vệ cơ thể. Có 3 loại nơ ron đảm nhận chức năng phản xạ là nơron cảm giác, nằm ở rễ sau, dẫn xung cảm giác vào chất xám. Nơron liên lạc dẫn xung thần kinh ra sừng trước. Nơ ron vận động, nằm ở rễ trước, dẫn truyền xung vận động đến cơ vân và các cơ quan thừa hành.
Tuỷ sống điều tiết mọi hoạt động như các hoạt động niệu - sinh dục, nhịp hô hấp, hoạt động tim mạch. Tuỷ sống là trung tâm cấp thấp của vận động cơ toàn thân. Tuỷ sống tham gia và thực hiện các phản xạ vận động phức tạp, đồng thời là nơi giao tiếp của các phản xạ vận động.
Các phản xạ tuỷ điển hình như:
- Phản xạ da. Xuất hiện khi kích thích lên da. Trung tâm của phản xạ da nằm ở đoạn tuỷ ngực 11, 12
- Phản xạ gân. Xuất hiện khi kích thích lên gân (ví dụ gõ lên gân bánh chè lúc ngồi trên ghế). Trung tâm của phản xạ này nằm ở đoạn tuỷ thắt lưng 2- 4
- Phản xạ trương lực cơ. Giúp cơ luôn ở trạng thái trương lực. Nếu cắt đứt dây thần kinh vận động đùi thì cơ đùi sẽ mất trương lực, cơ sẽ mềm nhũn.
+ Chức năng dẫn truyền. Chức năng dẫn truyền của tuỷ sống do phần chất trắng đảm nhận. Chất trắng của tuỷ sống là những đường dẫn truyền xung thần kinh từ thụ quan lên não và từ não qua tuỷ sống đến các cơ quan đáp ứng. Ngoài ra trong chất trắng của tuỷ sống còn có các đường dẫn truuyền ngắn nối các đốt tuỷ sống với nhau.
+ Chức năng dinh dưỡng. Chức năng dinh dưỡng được thực hiện bởi các nơron dinh dưỡng trong tuỷ sống chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tuỷ (Ví dụ, phản xạ bàng quang, phản xạ hậu môn, phản xạ vận mạch, phản xạ tiết mồ hôi).
Như vậy, tuỷ sống là trung khu thần kinh cấp thấp dưới vỏ, điều khiển các phản xạ không điều kiện.
- Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau.
+ Rễ sau dẫn xung thần kinh cảm giác.
+ Rễ trước dẫn xung thần kinh vận động.
dễ quá
tuyến nôi tiết sản xuất ra hoocmôn chuyển theo đương máu đến cơ quan đích .hoocmôn có hoạt tính sinh học cao, chỉ cần lượng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới sinh lý cơ thể. nó làm nhiệm vụ trao đổi chất , quá trình chuyển hóa trong các cơ quan diễn ra bình thường ,nó đảm bảo được tính ổn định của môi trường trong cơ thể
buồng trứng và tinh hoàn(tuyến sinh dục) lại là tuyến pha vì nó vừa làm chức năng ngoại tiết vừa làm chức năng ngoại tiết
Vì tuyến tụy hoạt động vừa như 1 tuyến nội tiết (tiết hoocmon: insulin, glucagon trong điều hòa đường huyết) vừa hoạt động như 1 tuyến ngoại tiết (tiết ra một số muối, liên quan tới sự tiêu hóa)