K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Juli bn viết sai chính tả phải là July chứ

16 tháng 9 2019

July (tháng 7)

Julius Caesar, lãnh tụ nổi tiếng nhất của Cộng hòa La Mã cổ đại là người trần và nhân vật có thật trong lịch sử đầu tiên được lấy tên để đặt cho một tháng trong năm. Sau khi ông qua đời vào năm 44 trước Công nguyên, tháng ông sinh ra được mang tên July. Trước khi đổi tên, tháng này được gọi là Quintilis (trong tiếng Anh là Quintile, có nghĩa "ngũ phân vị").

August (tháng 8)

 

Năm 8 trước Công nguyên, tháng Sextilis (thứ sáu) được đổi tên thành August, theo tên của Augustus, Hoàng đế đầu tiên cai trị đế chế La Mã (qua đời năm 14 trước Công nguyên). Augustus thực chất là một danh xưng sau khi trở thành Hoàng đế của Gaius Octavius (hay Gaius Julius Caesar Octavianus), người kế thừa duy nhất của Caesar. Danh xưng này có nghĩa "đáng tôn kính".

4 tháng 12 2017

MÌNh chịu câu đầu nhưng vì sao âm lịch 4 năm có một năm nhuận

1 năm có 365 ngày và dư 6 giờ => 4 năm sẽ có : 365 x4 + 6 x4 = 1460 ngày và 24 giờ

Vì 24h = 1 ngày nên cứ 4 năm lại có một 5 nhuận

4 tháng 12 2017

tại vì ko cần biết

chỉ bết sống là được rùi......

hìhì

4 tháng 1 2020

đó là ngày 19/8/1945

lịch sử lớp 5

4 tháng 1 2020

Cảm ơn bn tớ thực sự ko biết gì luôn ấy.😁

26 tháng 8 2018

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các nước trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam đang sử dụng hệ thống lịch Gregorian (Dương lịch) làm công cụ chính thức để phân chia thời gian trong một năm. Được biết, lịch Gregorian xuất hiện vào năm 1582, do Giáo hoàng Gregorian XIII ban hành.

Hệ lịch này chia 1 năm thông thường thành 365 ngày với 12 tháng. Mỗi tháng trong năm sẽ có khoảng 30-31 ngày, duy chỉ có tháng hai vỏn vẹn 28 ngày, 4 năm một lần lại được bổ sung thêm 1 ngày và tạo thành năm nhuận. Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc rằng: “Tại sao tháng hai lại đặc biệt như vậy?”. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, chúng ta cần quay ngược bánh xe thời gian về quá khứ, trở lại thời điểm tổ tiên của bộ lịch Dương được khai sinh bởi người La Mã.

Theo các sử sách ghi chép, bộ lịch chuẩn đầu tiên của người La Mã lại chia một năm thành 10 tháng, thay vì 12 tháng như hiện nay. Sau đó, hoàng đế Numa Pompilius (La Mã) đã bổ sung thêm tháng một (January ) và tháng hai (February) vào bộ lịch này, để có thể tương thích nhất với năm mặt trăng. Cũng vì dựa trên chu kỳ của mặt trăng, 1 năm trong hệ lịch này chỉ kéo dài 355 ngày. Vấn đề thực sự phát sinh khi hoàng đế Pompilius tìm cách chia ngày cho các tháng trong năm.

Trước hết, chúng ta cần biết rằng, với người La Mã coi các số lẻ là biểu trưng cho sự may mắn và số chẵn là xui xẻo. Do đó, vị hoàng đế này đã tìm cách phân bổ để hầu hết các tháng trong năm sở hữu số ngày lẻ (29 và 31 ngày). Tuy nhiên, để có đủ 355 ngày, vẫn phải có 1 tháng mang số ngày chẵn. Chính vì vậy, Pompilius đã quyết định bớt của tháng hai (February) 1 ngày để thành 28 ngày. Bởi vì trong năm, đây là thời gian mà người Roma tổ chức các lễ nghi liên quan đến sự chết chóc.

Sau cải cách của hoàng đế Numa Pompilius, hệ thống thống phân chia thời gian này còn được sửa đổi thêm nhiều lần nữa, để đi đến bộ Dương lịch gần như chính xác hoàn toàn mà chúng ta đang sử dụng, ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, điều thú vị là số lượng ngày của tháng hai vẫn nguyên si từ đó cho đến nay.

26 tháng 8 2018

liên quan đến kiến thức địa lý:

Trái đất quay quanh mặt trời 1 vòng hết 365 + 1/4 ngày. Vì vậy nên mỗi 4 năm thì tháng 2 lại có 29 ngày để bù lại phần 1/4 ngày còn thiếu.

hk tốt

3 tháng 1 2019

1 ,Dương lịch là loại lịch mà ngày tháng của nó chỉ ra vị trí của Trái Đất trong chuyển động của nó xung quanh Mặt Trời (hay nói tương đương là vị trí biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu).

Trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường của người Việt hiện nay, thuật ngữ dương lịch nói chung chỉ là nói tới lịch Gregory mặc dù trên thực tế có nhiều loại lịch khác có cách thức tính toán ngày tháng như đã nói trên.

2 ,  Cơ sở tính âm lịch là dựa trên sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ lâu đời. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất nông nghiệp theo đúng thời vụ.

- Tổ tiên chúng ta từ xưa đã sử dụng âm lịch nên những ngày lễ, tết cổ truyền, những ngày cúng, giỗ,... chúng ta đều dùng ngày âm lịch. Vì thế, cần phải ghi thêm ngày âm lịch tương ứng với ngày dương lịch.



 

3 tháng 1 2019

câu 1:

Dương lịch là loại lịch mà ngày tháng của nó chỉ ra vị trí của Trái Đất trong chuyển động của nó xung quanh Mặt Trời (hay nói tương đương là vị trí biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu).

câu 2:

Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch là bởi vì đây là cơ sở để tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất và cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vậy nên, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ.

HỌC TỐT NHÁ!!!!!

NHỚ K NHA !!!!

THANKSSS!!!!

Bài 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:            (1)Từ xưa, người Kẻ Chợ có câu ngạn ngữ: “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”. Có nghĩa là cứ vào ngày hôị thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thể nào cũng nắng to, còn vào hội thánh Gióng, mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa, vì bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

            (1)Từ xưa, người Kẻ Chợ có câu ngạn ngữ: “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”. Có nghĩa là cứ vào ngày hôị thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thể nào cũng nắng to, còn vào hội thánh Gióng, mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa, vì bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

          (2) Lễ hội Gióng diễn ra trên một khu vực rộng lớn xung quanh những vết tích còn lại của Thánh Gióng tại quê hương. Cố Viên, tức vườn cũ, nay ở giữa đồng thôn Đổng Viên, tương truyền là vườn cà của mẹ Gióng, tại đây bà đã dẫm phải vết chân ông Đổng, tảng đá có dấu chân thần cũng ở vườn này. Miếu Ban, thuộc thôn Phù Dực, tên cũ là rừng Trại Nòn, là nơi Thánh được sinh ra. Hiện tại sau toà miếu còn có một ao nhỏ, giữa ao có gò nổi, trên gò có một bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm và một chiếc liềm bằng đá là dụng cụ cắt rốn người anh hùng. Đền Mẫu (còn gọi là đền Hạ), nơi thờ mẹ Gióng, xây ở ngoài đê. Đặc biệt, đền Thượng là nơi thờ phụng Thánh vốn được xây cất từ vị trí ngôi miếu tương truyền có từ thời Hùng Vương thứ sáu, trên nền nhà cũ của mẹ Thánh. Trong đền có tượng Thánh, sáu tượng quan văn, quan võ chầu hai bên cùng hai phỗng quỳ và bốn viên hầu cận.

                                                                                                   (Trích Ai ơi mồng 9 tháng 4, Anh Thư)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản.

Câu 2: Đoạn văn trên cung cấp thông tin về sự kiện gì, diễn ra ở đâu?

Câu 3: Lễ hội Gióng được nhân dân tổ chức hàng năm có ý nghĩa gì?

Câu 4: Tham gia lễ hội văn hóa là nét đẹp của người Việt. Theo em, mỗi chúng ta khi tham gia các lễ hội cần có ứng xử (về thái độ, hành vi, lời nói...) như thế nào cho phù hợp?

1
3 tháng 3 2022

Câu 1, PTBĐ chính : thuyết minh

Câu 2 : `-` Sự kiện : Hội Gióng - Sóc Sơn, Hà Nội. 

`-` Diễn ra ở : trên một khu vực rộng lớn xung quanh những vết tích còn lại của Thánh Gióng tại quê hương.

Câu 3 : Ý  nghĩa : tưởng nhớ đến công lao của anh hùng Gióng.

Câu 4 : Mỗi chúng ta cần lịch sự văn minh, năng động tham gia  những hoạt động văn hóa, nghệ thuật diễn ra, hạn chế nói to, la hét, không gây xích mích hay dùng lời tục tĩu khi tham gia các lễ hội.

21 tháng 9 2016

-  Ý nghĩa về sự trưởng thành nhanh chóng của Gióng : thể hiện sức mạnh của nhân dân  , của dân tộc . Khi đất nước yên bình thì âm thầm lặng lẽ , còn khi đất nước lâm nguy thì vô cùng mạnh mẽ .

- Ý nghĩa việc Gióng bay về trời : Gióng hay cũng chính là nhân dân , đánh giặc vì lòng yêu nước , sự căm ghét giặc chứ ko màng tới phú quí 

- hội thi thể thao trong nhà trường lại lấy tên là Hội Khoẻ Phù Đổng vì 

+ hội thi này dành cho thiếu niên nhi đồng , lứa tuổi của  Gióng

+ Rèn luyện sức khỏe để học tập , làm việc , cống hiến cho đất nước , ...

-ý nghĩa truyền thuyết Tháng Gióng : Hình tượng  Gióng với nhiều màu sắc thần kì , thể hiện sức mạnh của dân tộc . Thể hiện quan niêm và mơ ước của nhân dân ta về người anh hùng ngay từ buổi đầu dựng nước

21 tháng 9 2016
1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả...) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai,Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.4*. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.Xin lỗi bài hơi dài
23 tháng 8 2016

Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch :
Cơ sở tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ.
 

23 tháng 8 2016

Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch là bởi vì đây là cơ sở tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ.

1.Tên ba vị thần tượng trưng cho sự giàu sang , hạnh phúc & sức khỏe?2. Đây là 1 nghi lễ phong tục mà khi gặp nhau vào các ngày tết thường thực hiện và chào hỏi nhau.3. Tên của 1 mâm trái cây có 3 thứ quả không thể thiếu của các gia đình trong dịp tết nói lên ước mong khiêm nhường không cầu kỳ cao sang lắm?4. Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác ?5. Đây là 1 hoạt động truyền thống mang...
Đọc tiếp

1.Tên ba vị thần tượng trưng cho sự giàu sang , hạnh phúc & sức khỏe?

2. Đây là 1 nghi lễ phong tục mà khi gặp nhau vào các ngày tết thường thực hiện và chào hỏi nhau.

3. Tên của 1 mâm trái cây có 3 thứ quả không thể thiếu của các gia đình trong dịp tết nói lên ước mong khiêm nhường không cầu kỳ cao sang lắm?

4. Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác ?

5. Đây là 1 hoạt động truyền thống mang lại sự may mắn của 2 con vật truyền thuyết biểu tượng của mùa xuân do các vũ công điều khiển

6. Ngày tết các thầy đồ thưởng làm gi`?

7. Vị khách đầu tiên đến nhà chúc tết được gọi là … ?

8. Khoảng khắc chuyển tiếp từ năm này sang năm khác … ?

9. Nghi lễ diễn ra vào ngày 23 tháng chạp âm lịch gọi là gi`?

10. Một phong tục tập quán từ lâu đời của Việt Nam vào ngày tết ?

Nhanh thì mk thk , nhớ đúng mới đc

 

4
6 tháng 2 2018

1) Phúc,Lộc,Thọ

2)chúc tết

3)Măng cầu, dừa, đu đủ

4)tết ta

5)múa lân

6)viết câu đố, câu đối

7) người xông nhà

8)giao thừa

9)cúng ông công, ông táo

10)đi lễ chùa 

Bạn đúng rồi đó, bạn nhắn tin với mk đi, mk buồn lắm

22 tháng 6 2019

Dàn ý của đơn trên chưa có mục trình bày lí do và nguyện vọng đề nghị được giải quyết. Phần này là phần không thể thiếu và cần phải bổ sung.