Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:
+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.
+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...
- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.
Tham khảo:
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau
Tk:
Nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ đấu tranh chống thực dân Anh vì:
- Nền kinh tế ở 13 thuộc địa này sớm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Thực dân Anh cướp đoạt tài nguyên, ban hành các loại thuế nặng nề, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước,...
- Cư dân ở các thuộc địa Bắc Mĩ, gồm phần lớn là con cháu người Anh di cư sang, mâu thuẫn gay gắt với chính quốc.
=> Cư dân ở các thuộc địa Bắc Mĩ mâu thuẫn gay gắt với chính quốc. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa đều đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh
* Giai cấp tư sản Anh chú trọng vào các nước thuộc địa vì các nước thuộc địa đều là những thị trường thuộc địa, để phát triển kinh tế Anh cần đầu tư nhiều vào các nước thuộc địa của mình như: đầu tư xây dựng nhà máy, xây dựng đường xá, phương tiện lưu thông hàng hóa...
* Do :
- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.
- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.
Tham khảo
Câu 1 :
- Giai cấp tư sản Anh chú trọng vào các nước thuộc địa vì các nước thuộc địa đều là những thị trường thuộc địa, để phát triển kinh tế Anh cần đầu tư nhiều vào các nước thuộc địa của mình như: đầu tư xây dựng nhà máy, xây dựng đường xá, phương tiện lưu thông hàng hóa...
Câu 2 :
- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.
- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.
Elizabeth II (Elizabeth Alexandra Mary) hay Elizabeth Đệ Nhị, sinh vào ngày 21 tháng 4 năm 1926 là đương kim Nữ hoàng của 16 Vương quốc Thịnh vượng chung bao gồm: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Úc, New Zealand, Jamaica, Barbados, Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadies, Antigua và Barbuda, Belize và Saint Kitts và Nevis. Bà đứng đầu các triều đình riêng rẽ và ngang nhau, thực hiện các nhiệm vụ cho mỗi quốc gia mà bà là nữ nguyên thủ, cũng như đóng vai trò là Người đứng đầu Khối Thịnh vượng chung các Quốc gia, Lãnh đạo tối cao Giáo hội Anh, Công tước xứ Normandie, Lãnh chúa Đảo Mann. Về lý thuyết quyền lực của bà là rất lớn, tuy nhiên, trên thực tế theo quy ước, bà hiếm khi can dự vào các vấn đề chính trị.
Elizabeth trở thành Nữ hoàng của Anh Quốc, Canada, Úc, New Zealand, Nam Phi, Pakistan, và Ceylon sau khi cha của bà, vua George VI, qua đời vào ngày 6 tháng 2 năm 1952. Thời gian trị vì suốt 65 năm của bà chứng kiến nhiều sự thay đổi, trong đó có sự giải thể của Đế quốc Anh (một tiến trình bắt đầu từ trước khi bà lên ngôi) và sự phát triển tiếp đó của Khối Thịnh vượng chung các Quốc gia (Khối Thịnh vượng chung Anh). Sau khi các thuộc địa khác của Anh giành được độc lập khỏi Vương quốc Anh, bà trở thành vua của một vài quốc gia mới độc lập. Bà cũng là người đã từng trị vì 32 quốc gia riêng biệt, nhưng nay một nửa trong số đó đã trở thành nước cộng hòa.
Elizabeth được sinh hạ tại Luân Đôn và là trưởng nữ của Công tước và nữ Nữ Công tước xứ York, mà sau này là Vua George VIvà Hoàng hậu Elizabeth, và được giáo dục tại gia. Sau khi Vua Edward VIII thoái vị, thân phụ của bà lên ngôi vào năm 1936, khiến bà trở thành thái tử. Bà bắt đầu đảm đương nhiều công tác hoàng gia trong suốt Thế chiến thứ Hai, phục vụ trong Lực lượng Hỗ trợ Nội địa. Năm 1947, bà kết hôn với Hoàng tế Philip, Công tước xứ Edinburgh, cựu hoàng tử Hy Lạp và Đan Mạch. Hai người có bốn con (Charles, Thân vương xứ Wales; Anne, Công chúa Hoàng gia; Hoàng tử Andrew, Công tước xứ York; và Hoàng tử Edward, Bá tước xứ Wessex), 8 cháu và 5 chắt. Bà hiện là người nắm giữ vương quyền lâu nhất Vương quốc Anh (65 năm, 214 ngày), theo sau là Nữ hoàng Victoria (63 năm, 216 ngày) và xếp trên vua George III (trong 59 năm, 96 ngày).