Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiến pháp quy định: "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định".
Những trường hợp công an được phép bắt người bao gồm:
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
- Bắt người phạm tội quả tang
- Bắt người phạm tội đang bị truy nã
Cụ thể: bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc sau khi thực hiện tội phạm người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt;
Bắt người phạm tội đang bị truy nã là bắt người phạm tội đang lẩn trốn nếu đã có lệnh truy nã của cơ quan điều tra.
Với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, người dân cũng có quyền bắt người. Khi bắt, người dân có quyền tước vũ khí, hung khí, giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc uỷ ban nhân dân nơi gần nhất.
Theo Khoản 2, 3 Điều 80 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003, những trường hợp sau, công an phải có lệnh bắt mới được phép bắt người:
- Bắt bị can, bị cáo
- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
Lệnh bắt người phải có: ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt; chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Khi thực hiện lệnh bắt, người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt. Phải có đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc và người láng giềng chứng kiến.
Khác với lệnh bắt bị can, bị cáo, lệnh bắt khẩn cấp không cần có Viện kiểm sát phê chuẩn. Tuy vậy, trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp sau đó phải được báo ngay cho Viện kiểm sát bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
Việc bắt người không được thực hiện vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
Theo quy định tại Điều 84 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003:
1. Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.
Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu của người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi giao và nhận người bị bắt, hai bên giao và nhận phải lập biên bản.
Ngoài những điểm đã quy định tại khoản 1 Điều này, biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việc bàn giao các biên bản lấy lời khai, đồ vật, tài liệu đã thu thập được, tình trạng sức khoẻ của người bị bắt và mọi tình tiết xảy ra lúc giao nhận.
Việc bắt người để tạm giữ và tạm giam cũng khác nhau.
Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định về tạm giữ:
1. Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ.
Người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
Điều 87 bộ luật trên quy định Thời hạn tạm giữ:
1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
Việc tạm giam quy định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:
1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Bạn tham khảo lời giải của mình nhé:
Giải:
Câu 4:
Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; công dân được Nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật
Câu 5:
a. Khi lưu thông trên đường, để đảm bảo an toàn ta nên vượt trái, tránh phải
b. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là bậc Giáo dục tiểu học
Câu 6:
a. Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học
b. Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.
Chúc bạn học tốt!
Chỉ cần nhắn Bob gọi điện cho bạn vào thời gian nhất định. Nếu Bob gọi nghĩa là anh ấy biết số, còn nếu anh ấy không gọi thì nghĩa là anh ấy không biết.
Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...
Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...
Mai mình cũng thi nè, mệt quá, hôm nay vừa thi Công nghệ xong, cũng may là đề bài dễ, mình học thuộc hết, để mình làm đề GDCD này cho bạn, bạn xem có đúng không nhé!
Câu 1: Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là:
- Chở vật nặng cồng kềnh.
- Vượt đèn đỏ.
- Không tuân thủ luật lệ giao thông.
- Đi xe dàn hàng ngang.
- Uống rượu bia khi lái xe.
- Chở quá tải số người quy định.
Câu 2: Quyền được bảo đảm thư tín, điện tín, điện thoại của công dân có nghĩa là không ai được tự ý chiếm đoạt hoặc tự mở thư tín, điện tín, điện thoại của người khác, không được nghe trọm điện thoại.
Câu 3: Mục đích học tập của học sinh:
+ Con ngoan, trò giỏi
+ Cháu ngoan Bác Hồ.
+ Người công dân tốt.
Câu 4:
- Quy ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em ra đời vào năm 1989.
- Có 4 nhóm quyền:
+ Nhóm quyền sống còn: là quyền được sống, được đáp ứng những nhu cầu cơ bản như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe.
+ Nhóm quyền bảo vệ: là quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bị xâm hại, bị phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột.
+ Nhóm quyền phát triển: là quyền được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt độngvăn hóa nghệ thuật.
+ Nhóm quyền tham gia: là quyền được bày tỏ ý kiến nguyện vọng.
Câu 5:
* Quyền:
- Học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học.
- Sau đại học, có thể học bất kì nghành nghề nào thích hợp, học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.
* Nghĩa vụ: Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học( từ lớp 1 đến lớp 5 ), là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta.
Câu 6:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. không được xâm phãm đến thân thể của người khác. Việc bắt giứ người phải theo quy định của pháp luật.
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị pháp luật xử lí theo quy định.
Câu 7: Công dân được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý của người đó.
Còn tình huống, bạn phải đề ra câu hỏi tình huống thì mình mới trả lời được chứ.
2 Tổ chức bảo trợ trẻ em thiệt thòi mà em biết là:
- Làng trẻ em SOS Hà Nội
- Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc ( UNICEF)
Những hoạt động này có ý nghĩa: Nhằm giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sông. Hình thành một vòng tay yêu thương để tạo ra một tình yêu thương bao la, hạnh phúc cho các em nhỏ khó khăn.
Nếu sai thì thông cảm nhé! Chúc bạn học tốt!
Đề cương này sao dài vậy bạn ? Phần lý thuyết chắc mình không thuộc nổi. Ngày mai mình cũng có tiết GDCD nhưng chưa biết khi nào thi kiểm tra ! Mình đang lo đây !
để có thể đưa nước việt nam vươn cao vươn xa chúng ta chỉ còn cách học tập nếu ko học làm sao kiếm dược đồng tiền nuôi bản thân làm sao có thể giao lưu với cấc cường quóc năm châu vì vậy chúng ta phải học văn hóa đạo đức đẻ trở thanh một con người hoàn chỉnh đó là nhờ công sức học tập của chúng ta
Chứng minh những điều xảy ra trước mắt là khoa học chứng minh
Học tập tốt để sau này chứng minh được nhiều điều còn mờ ám mà người ta cho là mê tín
Tuyệt đối không tin vào những chuyện ma mị để làm tấm gương soi cho đời
Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 73 Hiến pháp 1992 quy định: -Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. -Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.