Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
2.Tại sao chúng ta cần phải đấu tranh chống lại mê tín dị đoan
dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người. Vì vậy, phải đấu tranh chống mê tín dị đoan.
.Mê tín dị đoan là gì?
Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phủ phép ...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người. Vì vậy, phải đấu tranh chống mê tín dị đoan.
3.bộ máy nhà nc ta chia thành mấy cấp? tên gọi của từng cấp. Gồm những cơ quan nào?
– Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến cấp cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn)
– Bộ máy nhà nước được phân chia thành 4 cấp:
+ Cấp trung ương
+ Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
+ Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
+ Cấp xã (phường, thị trấn)
tham khảo
“Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Khoản 1 và 2, Điều 32 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
Trong đời sống xã hội, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mỗi chủ sở hữu diễn ra rất đa dạng, phong phú. Một nguyên tắc quan trọng về việc thực hiện quyền sở hữu đó là chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại điều 165 Bộ luật Dân sự 2005. Trên nguyên tắc này, chủ sở hữu thực hiện các hành vi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản của mình để phục vụ cho nhu cầu của bản thân, trong đó bao gồm cả việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác.
Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận. Pháp luật bảo vệ quyền thừa kế của con người xuất phát từ quan điểm coi gia đình là tế bào của xã hội, phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của mọi thành viên và sự ổn định của từng gia đình.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Mọi cá nhân đều được bảo hộ quyền định đoạt đối với tài sản sau khi cá nhân đó chết thông qua việc lập di chúc, nếu không lập di chúc thì việc thừa kế được giải quyết theo pháp luật.
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội…đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng tài sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Pháp luật tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng tài sản nhằm củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình. Nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật dựa trên cơ sở huyết thống gần gũi, quan hệ hôn nhân, trong việc bảo vệ quyền lợi của người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Pháp luật được coi là công cụ sắc bén và hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ quyền sở hữu, bảo đảm cho chủ sở hữu thực hiện có hiệu quả và hợp lý các quyền sử dụng, định đoạt một cách bình thường nhất. Bảo vệ quyền sở hữu chính là biện pháp tác động bằng pháp luật đối với hành vi xử sự của con người, ngăn ngừa những hành vi xâm hại đến chủ sở hữu khi người này sử dụng quyền của mình.
Bằng các quy phạm pháp luật, Nhà nước xác nhận và quy định phạm vi những quyền của một chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Mặt khác, Nhà nước dùng pháp luật như một công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền năng đã được pháp luật công nhận và ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến quyền của các chủ sở hữu.
Mọi hành vi xâm phạm của người không phải là chủ sở hữu đều bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Khi quyền sở hữu bị xâm phạm, thì người nào có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu của một chủ thể xác định phải chịu những hậu quả pháp lý tương ứng do Bộ luật Dân sự quy định.
Việt Nam cũng sử dụng nhiều ngành luật khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu. Tuy nhiên, mỗi ngành luật bảo vệ quyền sở hữu theo những phương pháp, cách thức phù hợp với chức năng vốn có của nó. Điển hình, ngành luật hành chính bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những thể lệ nhằm quản lý và bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân công dân.
Ngành luật hình sự bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định một số hành vi nhất định xâm phạm đến quyền sở hữu là tội phạm và quy định mức hình phạt tương xứng với những loại hành vi phạm tội đó. Ngành luật dân sự bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những phương thức kiện dân sự trước tòa án để chủ sở hữu có thể thông qua đó mà đòi lại tài sản của mình đang bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp…
Đất đai là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia Việt Nam, được hình thành, tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã bỏ ra biết bao công sức khai phá, cải tạo đất, cũng như xương máu để gìn giữ từng tấc đất của quốc gia. Vì vậy nhà nước đã quy định nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu
tk
_Quyền sở hữu tài sản là gì?
trl: Quyền sở hữu là quyền của duy nhất của chủ sở hữu đối với tài sản; quyền sở hữu là quyền tổng hợp của các quyền năng cụ thế đối với tài sản, đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật
_Chủ sở hữu tài sản có những quyền nào đối với tài sản của mik?
trl
Theo đó, chủ sở hữu của tài sản có các quyền sau: quyền chiếm hữu được hiểu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản; quyền sử dụng được hiểu là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản và quyền định đoạt được hiểu là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
_Công dân có nghĩa vụ gì trong việc tôn trọng tài sản của người khác và tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước?
trl
Không xâm phạm tài sản của cá nhân, tập thể, tổ chức và của nhà nước. Xử sự đúng đắn khi nhặt được của rơi, vay mượn, làm hư hỏng tài sản người khác.
_Trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận, bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân, nhà nước và lợi ích công cộng?
trl
k rõ
Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới luôn xác định sở hữu, quyền sở hữu là vấn đề quan trọng nhất của pháp luật dân sự. Các quan hệ tài sản luôn xuất phát từ quan hệ sở hữu và cũng vì quan hệ sở hữu, quan hệ sở hữu là tiền đề, là xuất phát điểm cho tính hợp pháp của các quan hệ khác. Tài sản và quyền sở hữu tài sản đóng vai trò quan trọng trong BLDS., nó vừa là đối tượng vừa là khách thể của quan hệ sở hữu.Yêu cầu cơ bản nhất đặt ra đối với tài sản trong BLDS là tài sản đó phải giao dịch được và được phép đưa vào giao dịch dân sự, Nú là đối tượng phổ biến được điều chỉnh bởi các quy định của cả hệ thống pháp luật; Vì vậy, việc qui định về tài sản và phân loại tài sản trong BLDS là cần thiết để phân biệt tài sản trong quan hệ dân sự với tài sản trong quan niệm thông thường.
Tài sản với tính cách là khách thể của quyền sở hữu đã được qui định tại Điều 163 BLDS năm 2005. Nhưng những qui định này chỉ mang tính chất liệt kê, xác định những loại vật thể và quyền tài sản được coi là tài sản.
“Tài sản” là thuật ngữ có nguồn gốc Hán Việt. Theo nguồn gốc này, thì tài sản là những của cải vật chất tồn tại khách quan, nằm trong sự chiếm hữu và chi phối của con người, được con người khai thác và mang lại lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần
Thuật ngữ tài sản có thể được hiểu trên hai phương diện:
Theo quan niệm thông thường: Tài sản là của cải vật chất tồn tại dưới dạng cụ thể, được con người sử dụng và được nhận biết bằng giác quan tiếp xúc như giường, tủ, bàn ghế, xe mô tô, tờ tiền…hiểu theo nghĩa thông thường rộng hơn thì tài sản là: “Của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu”. Với nghĩa này tài sản luôn gắn với một chủ thể xác định trong một xã hội nhất định. Do đó quan niệm về tài sản cũng thay đổi theo xã hội đối với của cải trong xã hội đó.
Theo phương diện pháp lý: Tài sản là của cải được con người sử dụng để mang lại lợi ích. Của cải là một khái niệm luôn luôn có sự biến đổi về giá trị vật chất và được pháp luật qui định về chế độ pháp lý đối với nó.
Luật Dân sự Việt Nam thừa nhận tài sản theo nghĩa rộng, theo đó, tài sản bao gồm các vật và quyền tài sản trên các vật đó (vật quyền). Mặc dù không đưa ra định nghĩa về tài sản nhưng Điều 163 Bộ luật Dân sự xác định tài sản bao gồm vật, tiền, các giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
BLDS năm 2005 phân loại tài sản thành động sản – bất động sản, tài sản hữu hình – tài sản vô hình, đó là những phân loại mang tính truyền thống và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bài viết này tập trung đề cập đến cách phân loại tài sản ở cách phân loại thú hai – Bất động sản và động sản. Để phân biệt động sản – bất động sản Bộ luật Dân sự đã dùng phương pháp loại trừ để xác định một tài sản là động sản hay bất động sản. Khoản 1 Điều 174 BLDS liệt kê các tài sản được coi là bất động sản,
1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản
Việc phân biệt động sản và bất động sản chủ yếu dựa trên tính chất vật lý không di dời được về mặt cơ học và giá trị kinh tế. Trên thực tế thì những tài sản không di, dời được thường là những tài sản có giá trị lớn, như ruộng vườn, nhà cửa, ao chuôm. Việc phân biệt động sản và bất động sản nhằm mục đích qui định hai quy chế pháp lý khác nhau cho hai loại tài sản này. Hai qui chế pháp lý này ảnh hưởng trực tiếp đến những qui định của BLDS khi qui định về quyền của chủ sở hữu thực quyền đòi lại động sản, bất động sản từ người chiếm hữư không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình theo qui định tại Điều 256,257,258 của BLDS
Theo qui định tại Điều 174 BLDS, có thể thấy luật tài sản Việt Nam thừa nhận các loại bất động sản sau đây:
– Bất động sản không thể di, dời được do bản chất tự nhiên vốn có của nó, bao gồm : Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Cây cối, hoa màu và các tài sản khác trên đất.
– Các động sản trở thành bất động sản vì mục đích sử dụng chúng: Đó là các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đều được coi là bất động sản. Ví dụ như hệ thống điện được lắp đặt trong tường nhà, hệ thống đường nước trong nhà, bể cá, tủ bày các vật dụng gắn vào hốc tường một cách kiên cố.
– Bất động sản do pháp luật quy định: Ngoài những tài sản là bất động sản kể trên, khi cần thiết, bằng các văn bản pháp luật cụ thể, pháp luật có thể quy định những tài sản khác là bất động sản. Điểm d, khoản 1 Điều 174 BLDS đã quy định “…bất động sản có thể còn là các tài sản khác do pháp luật quy định”. Ví dụ quyền sử dụng đất được xác định là bất động sản, đây chính là việc thừa nhận khái niệm quyền có tính chất bất động sản.
v Giá trị pháp lý của việc phân biệt động sản- bất động sản
– Phân biệt động sản và bất động sản là cơ sở cho việc qui định về quyền của chủ sở hữu thực quyền đòi lại động sản, bất động sản từ người chiếm hữư không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình theo qui định tại Điều 256,257, 258 của BLDS
– Việc phân biệt động sản – bất động sản có giá trị trong việc qui định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Theo Điều 247 BLDS, người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm chiếm hữu, trừ trường hợp tài sản chiếm hữu là tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.
– Liên quan đến hệ thống đăng ký tài sản, trong pháp luật D©n sù Việt Nam, đối với các tài sản là bất động sản, về nguyên tắc, để được công nhận là chủ sở hữu, người có bất động sản phải thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu (Điều 167 BLDS). Việc đăng ký quyền sở hữu chính là yÕu tè minh chứng cho việc xác định ai là chủ sở hữu của bất động sản đó. Đối với động sản thì chỉ có một số loại nhất định phải đăng ký quyền sở hữu. Ví dụ như ô tô, xe gắn máy, tàu, thuyền …
– Việc phân biệt này có giá trị quan trọng trong việc tuân thủ hình thức khi các chủ thể xác lập các giao dịch dân sự có đối tượng là bất động sản, thông thường phải xác lập thông qua giao dịch dân sự bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan Nhà Nước thẩm quyền, giao dịch loại này chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm được công chứng hoặc chứng nhận hoặc thời điểm đăng ký.
– Dưới góc độ tố tụng, việc xác định một tài sản là động sản hay bất động sản có giá trị xác định thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp. Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự, các tranh chấp về bất động sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nơi có bất động sản.
– Một giá trị nữa cần kể đến của việc phân biệt này là việc xác định luật áp dụng trong trường hợp xác định quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài; các giao dịch có yếu tố nước ngoài, Chẳng hạn, hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam (Điều 769 khoản 2 BLDS); Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thoả thuận khác. Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.( Khoản 2,3,4 Điều 766 BLDS).
v Quyền sở hữu.
v Quyền sở hữu là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội cũng như trong pháp luật dân sự. Nó là một trong những tiền đề vật chất cho sự phát triển kinh tế, vì quyền sở hữu chính là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện trong quá trình, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Mức độ xử sự ấy qui định giới hạn và khả năng thực hiện của họ trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia lao động sản xuất, kinh doanh… Điều đó tác động trực tiếp đến nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
v Xuất phát từ vai trò chi phối của cơ sở kinh tế hạ tầng đối với pháp luật, BLDS ra đời khẳng định vị trí trung tâm của chế định “tài sản và quyền sở hữu”. Trước đây khi chưa có BLDS, vấn đề tài sản và quyền sở hữu được qui định trong Hiến pháp và trong các văn bản pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty, Luật Đất đai, Pháp lệnh hợp đồng dân sự, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, PLTK… Những qui định về quyền sở hữu trong các văn bản pháp luật này đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở định hướng cho các quan hệ kinh tế, các quan hệ dân sự . BLDS ra đời, chế định tài sản và quyền sở hữu đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở pháp lý cho các chế định khác trong Bộ luật cũng như các văn bản pháp luật khác về quan hệ tài sản. Bởi lẽ, quyền sở hữu là cơ sở, là mục đích của rất nhiều quan hệ pháp luật dân sự. Vì thế, quyền sở hữu còn là tiền đề, là xuất phát điểm cho tính hợp pháp của các quan hệ đó. Mục đích cuối cùng của đa phần các hành vi dân sự và giao dịch dân sự là nhằm hướng tới xác lập hoặc chấm dứt quyền sở hữu của cỏc ch? th?. Vì vậy, quyền sở hữu là nội dung hết sức quan trọng trong pháp luật dân sự. Về mặt lý luận, quyền sở hữu là quyền tuyệt đối của các chủ thể trong Luật Dân sự, pháp luật luôn ghi nhận và bảo vệ quyền sở của chủ sở hữu. Việc bảo vệ này phải dựa trên cơ sở pháp lý nhất định, trong đó, vấn đề mấu chốt, căn bản là những căn cứ để xác định một tài sản hay một tập hợp tài sản thuộc sở hữu của ai? Ai là người có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nó.
v Mặt khác, quyền sở hữu còn được xem xét dưới góc độ là một quan hệ pháp luật dân sự. Bởi thế, nó cũng được phát sinh khi có những sự kiện pháp lý nhất định. Những sự kiện pháp lý này chính là những căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của cá nhân.
v Có thể khẳng định: Các căn cứ xác lập quyền sở hữu và các quan hệ pháp luật dân sự có mối quan hệ phụ thuộc, chi phối lẫn nhau. Giao dịch dân sự là một trong những căn cứ phổ biến để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thông qua thoả thuận và thống nhất ý chí của các bên, trong khi đó, muốn tham gia giao dịch dân sự thì chính các chủ thể đó phải có tài sản, và tài sản đó phải được xác lập dựa trên những căn cứ do pháp luật qui định. Vì vậy, việc qui định đầy đủ và chi tiết các căn cứ xác lập quyền sở hữu là hết sức cần thiết để xác định quyền sở hữu tài sản của công dân cũng như các chủ thể khác. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi khách quan trong lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử.
v Tuỳ thuộc vào pháp luật của mỗi chế độ chính trị khác nhau mà các căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu trong các chế độ đó cũng được qui định khác nhau. Các căn cứ này phản ánh bản chất và xu thế phát triển của mỗi chế độ xã hội. Nội dung các căn cứ có bao quát hay hạn hẹp, cụ thể hay khái lược đều thể hiện quan điểm của giai cấp thống trị và phù hợp với thực tế của xã hội ở thời điểm nhất định.
v Tính chất, nội dung của từng sự kiện pháp lý qui định từng hình thức sở hữu khác nhau. Khi một sự kiện pháp lý xảy ra nó có thể xuất hiện quyền sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu của pháp nhân, hoặc sở hữu của cá nhân… Quyền sở hữu của mỗi cá nhân chỉ được xác lập dựa trên những căn cứ do pháp luật qui định đặc trưng cho chủ thể và khách thể của quyền sở hữu cá nhân. Những căn cứ đó là những khả năng xảy ra trong thực tế cuộc sống mà BLDS ghi nhận và nâng lên thành qui định chung, dựa vào đó chủ sở hữu có được tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
v Tại Điều 170 BLDS, quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản dựa trên những căn cứ sau đây:
v – Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp: Công dân đã bằng sức lao động của mình tạo ra các sản phẩm, các thành quả lao động thì họ hoàn toàn có quyền sở hữu đối với những tài sản được tạo ra bằng chính lao động của họ.
v – Được chuyển giao quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Thoả thuận là cơ sở của hợp đồng, việc thoả thuận này của các bên với mục đích hợp pháp là chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thông qua các hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay… là cách thức thực hiện hành vi pháp lý phổ biến nhất làm phát sinh quyền sở hữu của chủ thể. Người được chuyển giao tài sản thông qua các hợp đồng dân sự hợp pháp thì có quyền sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm nhận tài sản nếu không có thoả thuận hoặc pháp luật không có qui định khác.
v – Thu hoa lợi, lợi tức: Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản mà họ có quyền sở hữu. Đó là hoa lợi do cây cối, hoa màu, súc vật… mang lại theo mối liên hệ nguồn gốc phụ thuộc giữa vật chủ ban đầu với hoa lợi đó. Các món lợi bằng tiền hoặc hiện vật thu được do việc chủ sở hữu cho người khác sử dụng tài sản hoặc chính chủ sở hữu thực hiện quyền tài sản đối với tài sản (cho thuê, cho vay tài sản…).
v – Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến. Do có các sự kiện này mà tài sản của nhiều chủ sở hữu tạo thành vật mới: Vật mới có thể là chung hay riêng của từng sở hữu chủ được xác định theo các Điều 236, 237, 238 của BLDS.
v – Được thừa kế tài sản: Người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu tài sản được thừa kế do người chết để lại.
v – Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật qui định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bỏ quên, chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên: Những người chiếm hữu tài sản trong các trường hợp trên đây phải đảm bảo các điều kiện được qui định tại các điều từ Điều 239 đến Điều 244 BLDS.
v – Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu do pháp luật qui định.
v – Các trường hợp khác do pháp luật qui định.
v Theo qui định này thì những tài sản nào mà không được xác lập dựa trên các căn cứ trên đây thì quyền sở hữu đối với tài sản của cá nhân và cỏc ch? th? khỏc không được pháp luật thừa nhận và bảo đảm cho việc thực hiện quyền với tư cách là chủ sở hữu. Các quan hệ sở hữu tồn tại như một yếu tố khách quan, khái niệm quyền sở hữu chỉ xuất hiện khi pháp luật xác nhận quan hệ sở hữu tồn tại trong xã hội Khác với sở hữu là một phạm trù kinh tế thì quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý.
v Khái niệm này chỉ xuất hiện khi Nhà nước ban hành pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về sở hữu. Lúc này trong xã hội có giai cấp, bản năng chiếm hữu của con người được Nhà nước quy định thành luật thích ứng với các thể chế của một xã hội nhất định.
v
Như vậy, theo nghĩa khách quan. Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật nhằm điều chỉnh nhũng quan hÖ sở hữu trong một chế độ xã hội. Với chức năng, thừa nhận và bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu , sử dụng, định đoạt tài sản.
Quyền sở hữu theo nghĩa hẹp: được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong những điều kiện nhất định. Theo nghĩa này quyền sở hữu chính là quyền năng dân sự của chủ thể sở hữu đối với một tài sản cụ thể và xuất hiện trên cơ sở nội dung qui định của qui phạm pháp luật khách quan
v Các quyền năng của chủ sở hữu
ü Quyền chiếm hữu
Luật dân sự Việt Nam xác định chiếm hữu là một quyền năng của quyền sở hữu cụ thể, Điều 182 BLDS qui định quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Nắm giữ tài sản là việc người chiếm hữu giữ vật trong phạm vi kiểm soát làm chủ và chi phối tài sản đó theo ý chí của mình, ví dụ, cất tiền vào túi, quần áo, trang sức để vào trong tủ
Trong chiếm hữu theo luật Việt Nam, xét dưới góc độ chủ thể chiếm hữu, có thể tồn tại hai khả năng sau đây:
Người chiếm hữu tài sản đồng thời là chủ sở hữu tài sản và người chiếm hữu không phải là chủ sở hữu của tài sản;
Xét theo việc chiếm hữu có căn cứ hay không có căn cứ, có thể chia chiếm hữu thành chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
ü Các loại chiếm hữu
· Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật được hiểu là các trường hợp người chiếm hữu thực sự có quyền chiếm hữu đối với tài sản của mình dựa trên những căn cứ do pháp luật qui định. Đó là hình thức chiếm hữu hợp pháp, theo Điều 183 , sự chiếm hữu hợp pháp trứơc hết đó là sự chiếm hữu tài sản của một chủ sở hữu được pháp luật công nhận.
Người không phải là chủ sở hữu mà chiếm hữu tài sản thì chỉ được coi là chiếm hữu hợp pháp khi rơi vào các trường hợp sau: người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản, người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự; người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm; người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc, chiếm hữu của cơ quan, tổ chức theo chức năng và thẩm quyền có quyền thu giữ và chiếm hữu tài sản…
Đối với các trường hợp người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản hoặc được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự, người chiếm hữu không thể xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (Điều 185,186).
Người chiếm hữu tài sản của người khác có căn cứ pháp luật chỉ thực hiện quyền chiếm hữu trong phạm vi, theo cách thức và thời hạn do chủ sở hữu xác định. Hay nói khác đi, người không phải là chủ sở hữu thực hiện các quyền năng chủ yếu không mang tính độc lập.( Khoản 1 Điêù 185) .
Trong trường hợp quyền chiếm hữu bị xâm phạm, người chiếm hữu tài sản của người khác nhưng có căn cứ pháp luật được pháp luật bảo vệ theo các quy định về bảo vệ quyền sở hữu (từ Điều 255 đến Điều 260 BLDS). Lẽ dĩ nhiên, người này phải chứng minh được tính hợp pháp của việc chiếm hữu, chẳng hạn bằng việc xuất trình hợp đồng thuê tài sản.
· Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu trong tình trạng chiếm hữu không dựa vào các trường hợp được liệt kê tại Điều 190 BLDS đều bị xem là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Thực chất, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là trường hợp một người thực hiện quyền chiếm hữu của chủ sở hữu đối với một tài sản tức là xử sự như chính mình là chủ sở hữu trong khi thực chất chủ sở hữu đích thực của tài sản lại là người khác. Có hai trường hợp xảy ra: chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình.
Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình không được pháp luật bảo vệ và không được hưởng quy chế xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.
Trái lại, người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được pháp luật bảo vệ trong nhiều trường hợp và được xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu.
ü Quyền sử dụng
Điều 192 BLDS định rõ: quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Khai thác công dụng của tài sản được hiểu là việc dùng tài sản để phục vụ nhu cầu, sở thích của bản thân hoặc để khai thác lợi ích kinh tế của tài sản. Chẳng hạn, sử dụng môtô làm phương tiện để đi lại, đeo nữ trang hay đồng hồ để làm đẹp…Hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là việc chủ sở hữu thu nhận các sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại như trái cây, gia súc sinh con, gia cầm đẻ trứng… hoặc thu các khoản lợi từ việc khai thác tài sản như tiền cho thuê nhà, lợi tức cổ phiếu, lợi tức cho vay… Việc sử dụng các tài sản là vật tiêu hao, đặc biệt là các vật tiêu hao hết sau một lần sử dụng như việc sử dụng thức ăn, đồ uống, tiêu tiền … cũng đồng nghĩa với việc chủ sở hữu sử dụng quyền định đoạt đối với tài sản.
Như vậy, sử dụng tài sản là một trong những quyền năng quan trọng và có ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu. Chủ sở hữu hoàn toàn có toàn quyền hác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức của tài sản theo cách thức và mục đích sử dụng tài sản theo ý chí của mình: sử dụng hoặc không sử dụng tài sản, trực tiếp khai thác công dụng tự nhiên của tài sản hoặc để cho người khác sử dụng thông qua các giao dịch dân sự như hợp đồng cho thuê, cho mượn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc sử dụng tài sản phải trên nguyên tắc không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Thông thường, chủ sở hữu là người có quyền sử dụng tài sản nhưng pháp luật cũng ghi nhận ba trường hợp người không phải chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản.
Trường hợp thứ nhất, người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng tài sản thông qua hợp đồng. Trong trường hợp này, người sử dụng được quyền khai thác tài sản theo cách thức và thời hạn đã được thoả thuận với chủ sở hữu.
Trường hợp thứ hai, người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Vì vậy, người này chỉ phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm họ biết hoặc buộc phải biết việc chiếm hữu tài sản là không có căn cứ pháp luật (Khoản 2 Điều 194 BLDS ).
Trường hợp thứ ba, cơ quan hay tổ chức nào đó cũng có quyền sử dụng tài sản của người khác trên cơ sở một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc sử dụng tài sản trong tình thế cấp thiết phù hợp với qui định của pháp luật.
ü Quyền định đoạt
Điều 195 BLDS định rõ: Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu tài sản. Việc định đoạt tài sản có thể định đoạt số phận thực tế của các vật, làm chấm dứt sự tồn tại vật chất của tài sản, như huỷ bỏ, tiêu dùng hết hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với vật, hoặc bằng hành vi pháp lý (bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, góp vốn vào công ty…). người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền định đoạt tài sản của người khác trong trường hợp được chủ sở hữu uỷ quyền hoặc trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định (việc trưng mua, trưng thu tài sản theo quyết định của Nhà nước). Việc thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản sẽ làm chấm dứt hoặc thay đổi các quan hệ pháp luật liên quan đến tài sản đó.
Về nguyên tắc, chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt số phận thực tế hay số phận pháp lý tài sản của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhăm bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc lợi ích của người khác, quyền định đoạt có thể bị hạn chế theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định. Được thể hiện trong một số trương hợp sau:
Khi tài sản đem bán là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hoá thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua;
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có quyền ưu tiên mua một tài sản theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các tổ chức, cá nhân đó. Ví dụ, thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài nếu các thành viên khác của công ty không mua hoặc mua không hết((Điều 43 Luật Doanh nghiệp);
Bán nhà ở đang cho thuê thì bên thuê được quyền ưu tiên mua trước( Điều 94 Luật nhà ở năm 2005) .
Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó. Điều 450 BLDS quy định hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, nếu A bán nhà cho B nhưng hợp đồng không được công chứng thì hợp đồng này có nguy cơ bị xem là vô hiệu (Điều 122, 124 và 127 BLDS.
Có những trường hợp tuy không phải là chủ sở hữu, cũng không được chủ sở hữu uỷ quyền, nhưng theo qui định của pháp luật những người có thẩm quyền vẫn có quyền định đoạt tài sản.( Trung tâm bán đấu giá tài sản theo qui định của pháp luật; hiệu cầm đồ được quyền bán tài sản, nếu hết thời hạn đã thoả thuận mà người vay không trả được tiền vay…).
Trong bài viết này tác giả muốn bàn thêm, để tranh thủ ý kiến của các đòng nghiệp và các quí vị một số điểm liên quan đến bài viết này. cụ thể là:
· Ngưòi được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được xác định là người chiếm hữư hợp pháp hay bất hợp pháp? Hay chỉ xác định là người chiếm hữu không có căn cú pháp luật? để từ đó xác định tư cách chủ thể trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ quyền sở hữu.
· Có nên bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu?
· Trường hợp người chiếm hữu tài sản ban đầu có căn cứ pháp luật nhưng sau đó lại rơi vào tình trạng chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Chẳng hạn thuê nhà của người không phải là chủ sở hữu, sau đó bị chủ sở hữu kiện đòi nhà, thuê nhà của người được chia thừa kê của người bị Toà án tuyên bố chết, sau đó người này quay trở vê… Trong các trường hợp này có được xem xét “ quyền của người thuê nhà khi nhà cho thuê thay đổi chủ sở hữu theo qui định tại Điều 104 Luật nhà ở năm 2005 không?
· Khoản 2 Điều 194 và Điều 190 có mâu thuẫn khi qui định về tính liên tục quyền chiếm hữu của chủ sở hữu?
· Có câu trả lời cho trường hợp “Ngưòi chiếm hữu hợp pháp có quyền đòi lại tài sản theo Điều 257, 258 không?
· Điều 257 sử dụng cụm từ “hợp đồng có đền bù” là chưa bao quát hết mọi trường hợp tài sản được chuyển giao thông qua giao dịch dân sự. Bởi lẽ, việc dịch chuyển này không chỉ thông qua hợp đồng dân sự.
· Không nên hiểu “ tài sản cứ thông qua bán đấu giá” là đương nhiên có hiệu lực và người mua tài sản từ cuộc bán đấu giá là được xác lập quyền sở hữu một cách đương nhiên.
Có lẽ , mình đã giúp bạn một lần rồi nên mình xin phép lấy lại câu trả lời này nhé . Chắc bạn quên nên đăng lại đúng không nhỉ ?
Câu 8 :
a) Theo em , Việt không có quyền bán lại chiếc xe cho người khác vì Việt không có quyền gì đôi với chiếc xe cả , bố mẹ của Việt mới là người có quyền .
b) Quyền của việt đối với chiếc xe :được dùng trong những việc như ; dạo xe tới trường .
Muốn bán chiếc xe đó , Việt phải:
- Nói chuyện với bố mẹ về việc Việt sắp làm
- Xin bố xin mẹ trước khi bán
- Suy nghĩ kĩ về hành động của bản thân
- Không nên ra quyết định sớm như vậy .
-...
Câu 9 :
a) Hành động của Minh là sai , vì tình bạn thân thiết thì cũng không có quyền là xâm phạm quyền riêng tư của người khác
b) Nếu là bạn của Minh , em phải :
- Khuyên Minh nên xin lỗi Tùng và hứa sẽ không tái phạm lần nào nữa .
- Minh nên học cách tôn trọng tài sản của người khác .
- Cần có thật nhiều kiến thức về nghĩa vụ của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu tài sản của người khác .
-.....
Câu 8:
Tình Huống: Năm nay Việt đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho Việt 1 chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác nên Việt đã tự rao bán chiếc xe đạp đó.
a. Việt không có quyền bán chiếc xe đó cho người khác bởi vì chiếc xe đạp đó là tài sản của bố mẹ và thuộc quyền sở hữu, quản lí của bố mẹ Việt. Vì vậy nên bố mẹ Việt mới có quyền định đoạt chiếc xe đạp đó có bán hay không và Việt không có quyền đó vì nó không phải là tài sản của Việt
b. Việt có quyền chiếm hữu và sử dụng chiếc xe đó. Đồng thời cũng phải giữ gìn, không để hỏng hóc hay bong tróc,... đối với chiếc xe
Muốn bán chiếc xe đạp đó thì Việt phải xin phép bố mẹ của Việt trước vì bố mẹ Việt có quyền quyết định, định đoạt nó có bán hay không.
Câu 9:
Tình Huống: Tùng và Minh chơi thân với nhau, lại học cùng lớp nên có gì cũng chia sẻ cùng nhau. Một hôm vào giờ ra chơi, thấy Tùng có nhiều giấy dùng để kiểm tra ở trong cặp. Minh liền lấy vài tờ. Có bạn nhìn thấy bảo: “Sao cậu lại tự tiện lấy giấy kiểm tra của Tùng. Thế là không tôn trọng tài sản của người khác đấy”.
Minh cười : “ối dào! Tớ với Tùng chơi thân với nhau, tớ lấy vài tờ cũng chẳng sao”.
a. Việc làm của Minh là sai trái, xâm phạm và sử dụng tài sản của người khác khi người khác chưa đồng ý. Tự ý lấy, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nó có thể quy vào là hành vi trộm cắp, vi phạm pháp luật.
b. Nếu là bạn của Minh thì em sẽ góp ý rằng bạn ấy nên hỏi bạn Tùng trước khi mượn bởi vì tờ giấy kiểm tra là tài sản của bạn Tùng và bạn ấy mới có quyền cho bạn Minh hay không.
Quyền sở hữu là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội cũng như trong pháp luật dân sự. Nó là một trong những tiền đề vật chất cho sự phát triển kinh tế, vì quyền sở hữu chính là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện trong quá trình, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Mức độ xử sự ấy qui định giới hạn và khả năng thực hiện của họ trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia lao động sản xuất, kinh doanh… Điều đó tác động trực tiếp đến nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Quyền và nghĩa vụ của công dân có thể được chia thành hai loại gồm quyền và nghĩa vụ cơ bản (được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong Hiến pháp - luật cơ bản của Nhà nước) và quyền, nghĩa vụ khác hay quyền, nghĩa vụ không cơ bản (được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong các luật, bộ luật). Phân tích sâu hơn, chúng ta nhận thấy Hiến pháp chỉ quy định những quyền và nghĩa vụ công dân hoặc có tính quan trọng đặc biệt, hoặc vừa có tính quan trọng đặc biệt vừa có tính khái quát so với quyền và nghĩa vụ luật định. Ví dụ: nghĩa vụ nộp thuế là nghĩa vụ chung được hiến định; còn nghĩa vụ nộp một loại thuế cụ thể như thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu… sẽ do luật định. Hoặc quyền được Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình (theo suy đoán) là quyền chung; còn quyền kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình là quyền cụ thể.