Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Với từ “phả” tác giả sẽ đặc tả hương thơm đậm như sánh lại, quện lại, lùa vào trong gió, làm cho nó trở nên thơm tho lạ thường, diễn đạt được sự việc : hương ổi đã truyền cho ta hơi ấm của tình cảm, hơi thở của cuộc sống.
còn từ "pha","tan","lan" là hòa quyện lại , nó sẽ không diễn đạt được điều mà tác giả muốn tả , muốn truyền đạt đến người đọc.
● Tình thái từ “hình như” đã bộc lộ rõ tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước những phát hiện thú vị báo thu về: "Hình như thu đã về"
● "Hình như": một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng.
● Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá. Câu hỏi như là một lời thông báo nhẹ nhàng rằng thu đã đến với tất cả chúng ta.
- Tác giả xưng hô là "ta" chứ không phải "tôi" bởi vì:
+ Thể hiện sự gần gũi, thân mật
+ Câu thơ có sự sáng tạo
+ Bày tỏ điều tâm niệm tha thiết, khao khát được sống cống hiến cho đời. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lí tưởng khác
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Câu thơ cho thấy dấu hiệu của mùa thu làng quê: hương ổi, gió se. Cho thấy cách cảm nhận tinh tế của nhà thơ với mùa thu
"vầng trăng" là hình ảnh được nhân hóa trở thành người bạn đồng hành "tri kỷ" của nhân vật trữ tình trong nhiều hình ảnh cuộc sống.
"ánh trăng" là hình ảnh được ẩn dụ mang ý nghĩa biểu trưng sâu xa cho nhiều vấn đề mang tính triết lý. Trong đó, quang trọng là sự soi chiếu ám ảnh.
đến cuối bài thơ lại dùng từ ánh trăng để nhìn nhận soi chiếu lại những quá khứ và bản thân mình như muốn tự trách mình đã có lỗi với "trăng".
trong cả bài thơ tác giả dùng từ vầng trăng vì chỉ xem trăng như người bạn tri kĩ và vì lúc đó nhân vật trữ tình chưa nhận ra lỗi lầm của mình.
*** cho bạn thêm vài câu hỏi liên quan nữa này
@ hình ảnh "ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình" giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ
$ trong cuộc đời khi nào con người nên có những lúc giật mình như thế.
% em hãy lý giải những vấn đề nêu trên thành một bài văn
@ +nhân vật trữ tình là con người có chiều sâu nội tâm với những cảm nhận tinh tế, sâu xa.
+ nhân vật trữ tình luôn có sự nhìn nhận soi chiếu lại mình.
+ nhân vật trữ tình sống ân tình ân nghĩa, là người đã trải qua nhiều biến động của cuộc đời, dẫu có lúc đã lãng quên song không hề thay đổi bản chất.
$ con người nên có những lúc giật mình trước khi, trong khi và cả sau khi làm một việc gì đó, nhất là với những vấn đề có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng.
+ con người phải nên có những lúc giật mình như thế trước mọi biến động của xã hội và bản thân để điều chỉnh và hoàn thiện mình hơn.
Ánh trăng được xem là một đề tài quen thuộc của thơ ca từ bấy đến giờ nên lấy nó đật làm đề bài cũng phải.Còn nữa
có vầng trăng thì mới có ánh trăng.Tác giả sử dùng vầng trăng xuyên suốt bài đề chỉ về 1 hình ảnh của thiên nhiên
khoáng đạt,hồn nhiên,tươi mát.Để rồi ở khổ thơ cuối nhà thơ dùng từ ánh trăng là ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh
vầng trăng.''Ánh trăng im phăng phắc'',phép nhân hoá khiến vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể,một người bạn,một
nhân chứng rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ,sống ân
nghĩa thuỷ chung.
a, Không nên để nhân vật Thu sử dụng từ ngữ toàn dân vì trong ngữ cảnh giao tiếp văn hóa Nam Bộ, Thu sử dụng phương ngữ Nam Bộ hợp lý hơn
___________
Nhan đề bài thơ thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắt cầu giữa cái không và cái có. chính cảm giác mơ hồ tinh tế, chuyên chở cho hồn thu theo cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng vừa lạ vừa quen, nó đánh thức nơi ta những gì da diết nhất. Không chỉ sang thu là của đất trời mà còn có nhiều tầng nghĩa mới là của đời người. Đời người sang thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trãi , vững vàng trước những biến động thất thường.
Nhan đề bài thơ “Sang thu” trước hết giúp người cảm nhận được những tín hiệu đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Nhan đề này còn bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu. Qua nhan đề Sang thu người đọc phần nào cảm nhận được những rung cảm của Hữu Thỉnh trước vẻ đẹp tạo hoá, thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống của nhà thơ. Có thể đổi thành thu sang nhưng sẽ làm giảm giá trị nghệ thuật của bài thơ