Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà nước và mỗi công dân cần thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, học tập làm việc tốt, nâng cao lòng nhân ái, phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức thật tốt góp phần xây dựng nước Việt
Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh:
Trách nhiệm của nhà nước:
Theo điều 3 Hiến pháp 2013: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân”.
Theo điều 28 của Hiến pháp “Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
Điều 52 Hiến pháp “Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân”.
Điều 57 “ Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định”.
Điều 63 “ Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Điều 64 “ Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới”.
Điều 68 “ Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân; xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh; bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh; thực hiện chính sách hậu phương quân đội; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, công nhân, viên chức phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc”.
Trách nhiệm của mỗi người dân:
Điều 15 “ Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội”.
Điều 44 “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc”.
Điều 46 của Hiến pháp “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”.
Điều 47 “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”…..
Bạn ơi hơi dài nhé!
Gia đình:
- Ngủ riêng.
- Tự vệ sinh cá nhân.
- Tự làm những công việc của mình.
- Tự giác học bài.
Cộng đồng:
- Bản lĩnh và tự giác.
Pháp luật là để điều chỉnh hành vi của con người, duy trì trật tự xã hội.
Nếu không co pháp luật thi chẳng có xã hội nữa.
Luật pháp là do Nhà nước của giai cấp cầm quyền xây dựng nên để duy trì, quán lý xã hội nhằm bảo đảm lợi ích của gc cầm quyền(lợi ích của quốc gia đó). Được bảo đảm thực hiện bởi tòa án, cảnh sát và Quân đội.
Nếu không có pháp luật thì không cần Nhà nước, ko có giai cấp, ko có xung đột lợi ích giữa các tập đoàn người. Thực tế chưa bao giờ có chuyện đó(trừ thời kỳ công xã nguyên thủy)
Hiến Pháp là bản hợp đồng chính trị giữa dân và Nhà Nước. Nó là khung sườn qui định trách nhiệm, quyền hạn NN đồng thời minh định quyền lợi của nhân dân. HP chỉ có giá trị khi có dân thự qua trưng cầu dân ý.
Luật thì đi vào chi tiết để biến HP đạt hiệu quả. Luật không được đi trái các cam kết, thỏa ước, thỏa hiệp quốc tế. Luật không đi ngược mục đích, qui định của HP. Tại các nước Pháp quyền có Tòa Án vi hiến để xét và hủy bỏ luật sai với HP.
Quan hệ pháp luật luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội được các quy phạm của ngành luật Hiến pháp điều chỉnh. Cũng giống như tất cả các quan hệ pháp luật khác, các quan hệ pháp luật luật Hiến pháp đều có những đặc điểm chung như: Cần có những điều kiện để phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ và các bảo đảm để thực hiện; tính xác định của các chủ thể, khách thể: nội dung của các quan hệ pháp luật luật Hiến pháp bao giờ cũng phản ảnh ý chí của các chủ thể… Tuy nhiên các quan hệ pháp luật luật Hiến pháp cũng có những đặc điểm riêng so với các quan hệ pháp luật khác.
vì:
-Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của hiến pháp, không được trái với hiến pháp.
-Nội dung hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước : bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.
-Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo trình tự, thủ tục đặc biệt, được qui định trong hiến pháp
-Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật.