Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. _ Về vị trí và quy mô:
+ Diện tích tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn đồng bằng sông Hồng 2,5 lần (4 triệu ha so với khoảng 1,5 triệu ha).+ Diện tích trồng cây lương thực gấp gần 3 lần.
+ Sản lượng lương thực quy thóc của đồng bằng sông Cửu Long lớn
+ Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người của đồng bằng sông Cửu Long cao _ Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:+Do không có hệ thống đê điều nên đồng bằng sông Cửu Long hàng năm vẫn được bồi đắp phù sa+Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều đất hoang hoá hơn+Khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long là khí hậu mang tính chất xích đạo, có 2 mùa (mưa, khô) rõ rệt+Nguồn lợi biển ở đồng bằng sông Cửu Long phong phú._ Về điều kiện kinh tế - xã hội: - Là vùng dân cư trù phú, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng lúa, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, hải sản.
- Có nhiều cơ sở chế biến nguyên liệu từ nông nghiệp, ngư nghiệp.
- có hệ thống đô thị, trong đó có những đô thị vào loại lớn nhất của cả nước (Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ…).2.
_học sinh sinh viên đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
_Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệmôi trường vùng ven biển, hải đảo.
_Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.
- Đồng bằng sông Cửu Long có bờ bỉển dài hơn 700 km, với khoảng 360 nghìn km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp Biển Đông và vịnh Thái Lan.
- Nguồn nước mặt trong vùng khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông khá chằng chịt, chủ yếu nhất là hai hệ thống sông chính: hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Vàm Cỏ.
- Người dân có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Các điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta:
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Đặc biệt vùng có hơn 179,000 ha diện tích rừng ngập mặn, tạo môi trường nuôi trồng thủy sản (tôm cá) hết sức thuận lợi.
+ Nội địa có nhiều mặt nước cửa sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Thuận lợi:
- Khí hậu: Mang tính chất khí hậu cận xích đạo. Tổng giờ nắng trung bình từ 2.200-2.700 giờ. Nhiệt độ cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25-27 độ C. Lượng mưa lớn từ 1.400mm-1.800mm tập trung vào các thành mùa mưa (tháng 5-tháng 11).
- Thuỷ văn: Hệ thống sông ngòi dày đặc, chủ yếu là sông Cửu Long, cộng với hàng nghìn km đường kênh rạch, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, khiến giao thông trở nên dễ dàng.
- Tài nguyên sinh vật: Rừng ngập mặn ven biển (rừng tràm, đước…).
- Vườn chim tự nhiên nổi tiếng ở Ngọc Hiển, Cái Nước, Vĩnh Lợi, U Minh… Rừng ngập mặn còn là địa bàn để nuôi tôm, cá ven bờ, chắn sóng, bồi đắp phù sa mở rộng đồng bằng.
- Tài nguyên biển: Có 736 km bờ biển với nhiều cửa sông, chứa đựng nguồn hải sản thuộc loại lớn nhất cả nước. Trữ lượng tôm chiếm 50% của toàn quốc.
- Khoáng sản: Nghèo hơn các vùng khác. Đáng chú ý là đá vôi ở Hà Tiên, than bùn ở Cà Mau, dầu khí có triển vọng, phân bố ở thềm lục địa giáp biển Đông và vinh Thái Lan. Quan trọng nhất là bể trầm tích Cửu Long, dự báo khoảng 2 tỷ tấn.
- Kết luận: Những đặc điểm trên là cơ sở để cho đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số 1 của cả nước.
Khó khăn:
- Diện tích đất mặn, đất phèn quá lớn.
- Đất quá chặt, thiếu một số nguyên tố vi lượng.
- Địa hình ô trũng, nhiều vùng bị ngập nước trong mùa mưa.
- Mùa khô thiếu nước trầm trọng.
- Khoáng sản nghèo nàn.
1. Ý nghĩa của sản xuất lương thực:
- Cung cấp lương thực cho con người để đảm bảo sự sống, tồn tại và phát triển của xã hội.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến lương thực.
- Mở đường để đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội.
- Nguồn dự trữ an ninh lương thực và quốc phòng.
- Nước ta là nước đông dân, gia tăng dân số còn ở mức cao. Vì vậy, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm phải đặt lên hàng đầu.
2. Điều kiện sản xuất cây lương thực, thực phẩm
a. Thuận lợi
* Điều kiện tự nhiên
- Đất trồng:
+ Diện tích cây lương thực năm 2005 là 8,7 triệu ha và còn có khả năng tăng diện tích bằng con đường khai hoang phục hóa.
+ Phân bố tập trung ở các đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Duyên hải miền Trung.
+ Khả năng mở rộng diện tích gieo trồng còn lớn bằng con đường thâm canh, tăng vụ.
- Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện cho cây trồng và vật nuôi tăng trưởng, phát triển.
- Nguồn nước:
Nguồn nước dồi dào, có cả nguồn nước trên mặt và nước ngầm. Thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng.
- Sinh vật:
Nước ta có trên 500 nghìn đồng cỏ, tập trung ở các cao nguyên Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc lớn.
Ngoài ra, nước ta có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài 3260 km, có nhiều ngư trường lớn, nguồn thủy sản phong phú,….thuận lợi phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Người Việt Nam có truyền thống, kinh nghiệm thâm canh sản xuất nông nghiệp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật:
+ Nước ta đã hình thành và phát triển nhiều hệ thống công trình thủy lợi.
+ Cung cấp phân bón, nghiên cứu giống cây trồng và gia súc có năng suất cao.
+ Dịch vụ nông nghiệp phát triển rộng khắp.
- Đường lối chính sách:
+ Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
+ Chương trình lương thực thực phẩm là một trong ba chương trình kinh tế lớn của Nhà nước.
+ Nhà nước có nhiều chính sách khuyến nông (khoán 10, luật ruộng đất mới, vay vốn,…)
+ Đầu tư xây dựng hai vùng trọng điểm lương thực: ĐBSH và ĐBSCL
- Thị trường: nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu lớn.
b. Khó khăn.
- Thiên tai thường xuyên xảy ra (bão lụt, hạn hán) và sâu bệnh thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực.
- Cở sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển rộng khắp.
- Thị trường lương thực không ổn định.
3. Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm ở nước ta.
a. Thành tựu sản xuấ lương thực
- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh.
Từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 6,04 triệu ha (1990) và 7,5 triệu ha (năm 2002).
- Năng suất lúa tăng mạnh.
+ Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân.
+ Năng suất lúa tăng từ 31,8 tạ/ha (năm 1990) lên 48,9 tạ/ha.
- Sản lượng lúa đã tăng mạnh
Từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triêu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.
- Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người tăng nhanh.
Năm 1980 đạt 268 kg/người, năm 2005 đạt 476 kg/người.
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 - 4 triệu tấn/năm.
b. Phân bố:
* Cây lương thực
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích cả nước và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1.000 kg/năm.
- Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.
* Cây thực phẩm
- Các loại rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, tập trung hơn cả ở những vùng ven các thành phố lớn (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng…).
- Diện tích trồng rau cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Diện tích đậu các loại là trên 200 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
1. Vai trò:
Nước ta với ¾ diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Vì vậy, rừng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn cho vùng đồng bằng.
2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có, nhưng đang bị suy thoái.
a. Biến động diện tích rừng ở nước ta
- Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng lên 12,7 triệu ha (2005) so với 7,2 triệu ha
(1983), nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
- Năm 1943, loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng), hiện còn rất ít.
- Diện tích rừng tuy có tăng, nhưng hiện tại phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được. Có tới 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
b. Nguyên nhân
- Do khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu.
- Chặt phá rừng lấy củi đốt.
- Du canh, du cư, mở rộng diện tích canh tác.
- Đốt rừng làm rẫy, một phần diện tích rừng bị phá để ấy đất trồng cây công nghiệp.
c. Phân loại
- Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh, có tác dụng rất lớn đối với việc điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. Dọc theo dải ven biển miền Trung rất dài là các cánh rừng chắn cát bay, còn ven biển Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có các dải rừng chắn sóng.
- Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên …, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dữ trữ sinh quyển, các khu bảo tồn văn hóa, lịch sử và môi trường.
- Rừng kinh doanh, sản xuất là rừng phục vụ cho nhu cầu sản xuất cho nền kinh tế.
3. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.
Bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
a. Ngành trồng rừng
- Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung.
- Chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bồ đề, nứa…), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa…
b. Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
- Mỗi năm, nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 10 triệu cây nứa.
- Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán.
- Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
- Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển chủ yếu với sự giúp đở của Thụy Điển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (tỉnh Đồng Nai).
I. Ngành thủy sản
1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản
a. Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
+ Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
+ Có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm).
+ Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn => Nuôi trồng thủy sản nước lợ.
+ Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Khó khăn:
+ Bão, gió mùa đông bắc.
+ Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Thuận lợi:
+ Nhân dân có kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
+ CN chế biến và dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Chính sách khuyến ngư của nhà nước.
- Khó khăn:
+ Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới.
+ Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
+ Công nghiệp chế biến còn hạn chế.
2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
a. Tình hình chung
- Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao
* Khai thác thủy sản:
- Sản lượng khai thác liên tục tăng
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ
b. Nuôi trồng thủy sản:
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do:
+ Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều
+ Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu.
+ Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản.
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
II. Ngành lâm nghiệp
1. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái
a. Kinh tế:
- Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
- Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi.
- Tạo nguồn ngliệu cho một số ngành công nghiệp.
- Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.
b. Sinh thái:
- Chống xói mòn đất
- Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
- Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn
- Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều
3. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
- Về trồng rừng:
+ Cả nước có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ,…rừng phòng hộ.
+ Hằng năm, trồng khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung.
- Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
+ Hàng năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng và 100 triệu cây nứa.
+ Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…
+ Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ gỗ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
+ Công nghiệp làm giấy phát triển mạnh.
- Phân bố: chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ
Ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng là do:
- Quy mô dân số nước ta lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ tỉ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng.
- Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên mức gia tăng dân số có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
Ví dụ:
Năm | Tổng dân số (triệu người) | Tỉ lệ gia tăng dân số (%) |
2000 | 77635,4 | 1,36 |
2005 | 83106,3 | 1,31 |
2007 | 85195,0 | 1,23 |
Tỉ lệ gia tăng dân sớ có xu hướng giảm do :
nước ta thực hiện tốt công tác dân số về kế hoạch hóa gia đình mỗi gia đình chỉ nên có từ 1-2 con
Quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng do:
-Tháp dân sớ trẻ, quy mô dân số đông , đứng thứ 14 trên thế giới (2002)
- Tỉ lệ sinh và sớ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao
-tư tưởng cũ lạc hậu trọng nam khinh nữ
-Một số bộ phận chưa nhận thức đúng về công tác dân số ,kế hoạnh hóa gia đình đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa
- Đô thị hóa diễn ra cùng với quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ, dân số tăng nhanh làm môi trường bị ô nhiễm.
- Dân số đô thị đông, vấn đề an ninh, trật tự xã hội nảy sinh phức tạp, việc quản lý khó khăn (chỗ ở, chỗ sinh hoạt, vui chơi …).
thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sư dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sưc hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như : vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…
- Diện tích trồng lúa chiếm trên 50% diện tích trồng lúa cả nước.
- Đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu.
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo ; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trồng lúa, năng động.
- Bước đầu đã xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi, cơ sở tạo giống, dịch vụ bảo vệ thực vật, công nghiệp xay xát,...).
- Các nguyên nhân khác (chính sách khuyến nông, nhu cầu về gạo ở trong nước và xuất khẩu,...).
Định hướng phát triển sản xuất lương thực của vùng
- Tập trung thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, công nghệ sau thu hoạch,...
Đồng bằng sông cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước là do có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, rộng khoảng 4 triệu ha.
+ Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha, rất thích hợp để cây lúa phát triển.
+ Khí hậu cận xích đạo: tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 - 2700 giờ; chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25- 27°C; lượng mưa hằng năm lớn (1.300 - 2.000mm), thích hợp với cây lúa nước.
+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, lạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước cho sản xuất lúa.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân số hơn 74,4 triệu người (năm 2006), nên có lao động dồi dào; người dân cần cù, có kinh nghiệm sản xuất lúa, thích ứng nhanh với sản xuất hàng hoá.
+ Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải đường bộ, đường sông thuận lợi.
+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lúa rộng khắp.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.