Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nắng vàng giòn chiếu lên mái hiên nhà (Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tác dụng: Tạo dựng hình ảnh)
2. Người thầy tôi học đầu tiên chẳng xa lạ gì với mọi người (Ẩn dụ phẩm chất. Tác dụng: Nhận thức)
So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Người đẹp như hoa.
Nhân hóa: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ vốn dùng để gọi hoặc tả con người.
Ví dụ: Chú gà trống nghêu ngao hát.
Điệp ngữ: Điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê,... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.
Ví dụ: Có con chuồn ớt lơ ngơ
Bay lên bắt nắng đậu hờ nhành gai
Có cây hồng trĩu cành sai
Trưa yên ả rụng một vài tiếng chim
Ẩn dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
Ví dụ: Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng
-So sánh.là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
-VD.Cô giáo em hiền như cô Tấm
-Nhân hoá.Nhân hóa là biện pháp tu từ gán thuộc tính của con người cho những sự vật không phải là con người nhằm tăng tính hình tượng,tính biểu cảm của sự diễn đạt.
-VD.gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép quân thù.
-Hoán dụ.Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
-VD.“Vì sao trái đất nặng ân tình,
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh''
-Ẩn dụ.là biện pháp tu từ gợi tên sự vật,hiện tượng này bằng tên sự vật,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó,nhằm tăng khả năng gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt
-VD.“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
-Liệt kê.Liệt kê là biện pháp tu từ sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
-VD.“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”
-Điệp ngữ.Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.
-VD.''Học,học nữa,học mãi''
Câu 1:
a) Ông mặt trời óng ánh. Ông nhíu mắt nhìn em.Em nhíu mắt nhìn ông.
=> nhân hóa
b) Tiếng chim loang tím chiều tà.
=> ẩn dụ
c) Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hô không tên không tuổi từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ im lặng ngủ. Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng...
=> nhân hóa
d) Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
=> ẩn dụ
e) ...Tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu.
=> so sánh
Câu 2:
Tham khảo:
Đoạn văn 1:
Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm thức giấc. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Một cơn gió nhẹ thoáng qua đem theo cả mùi lúa mới, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có mấy bác nông dân đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Có lẽ, năm nay được mùa bội thu.
Biện pháp nhân hóa và so sánh được sử dụng ở:
- Nhân hóa: chú vạc
- So sánh: Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm thức giấc.
Đoạn văn 2:
Nhắc đến mùa xuân, chắc hẳnkhông thể không nhắc đến cảnh mưa mùa xuân nhè nhẹ, mỏng manh.Bầu trời như được thay áo mới. Mùa xuân nổi bật bởi những hạt mưa phùn lất phất, nhỏ xíu rơi xuống không gian không ồn ào như mùa hạ nhưng lại khiến lòng người nhớ mãi. Nàng Xuân về với từng bước đi nhỏ nhẹ, dịu dàng, yên ắng như chính cơn mưa mùa xuân vậy. Mưa xuân đậu trên mái tóc, vạt áo, vương trên ngọn cỏ và những cánh hoa, những lộc non xanh biếc. Từng giọt lấp lánh như những viên ngọc trong suốt càng làm cho cỏ hoa, cây cối thêm đẹp, thêm lung linh. Cảnh vật như có thêm sức sống, đâm chồi, con người nhộn nhịp chào đón Tết cùng du xuân đầu năm. Ôi yêu làm sao những cảnh mưa xuân đẹp xao xuyến!
So sánh: Bầu trời như được thay áo mới.
Nhân hóa: Nàng Xuân
Hình ảnh ẩn dụ ''đổ máu'' là ý chỉ ngày giặc Pháp xâm lược Huế, tác giả gọi như vậy để tránh đi cảm giác đau thương cho người đọc
Hình ảnh hoán dụ "đổ máu" cùng phép tu từ ẩn dụ đã là một dấu hiệu cho thấy một cuộc chiến tranh ác liệt ở Huế khi chống Pháp năm 1947.
* So sánh + Là đối chiếu sự vật , sự việc này vs sự vật , sự việc kia có nét tương đồng
+ Nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt ; biểu hiện tư tưởng , tình cảm sâu sắc
* Nhân hóa + Là gọi hoặc tả con vật , cây cối , đồ vật ,.... bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoặc tả con ng`
+ Làm cho thek giới con vật , cây cối , đồ vật ,.... trở nên gần gũi vs con người , biểu thị đc suy nghĩ , tình cảm của con người
* Ẩn dụ + Là gọi tên sự vật , hiện tượng này = tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng vs nó
+ Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
* Hoán dụ + Là gọi tên sự vật , hiện tượng này = tên sự vật , hiện tượng khác có \quan hệ gần gũi
+Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
* So sánh
- Là đối chiếu sự vật , sự việc này vs sự vật , sự việc kia có nét tương đồng
- Nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt ; biểu hiện tư tưởng , tình cảm sâu sắc
* Nhân hóa
- Là gọi hoặc tả con vật , cây cối , đồ vật ,.... bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoặc tả con ng`
- Lm cho thek giới con vật , cây cối , đồ vật ,.... trở nên gần gũi vs con người , biểu thị đc suy nghĩ , tình cảm của con người
* Ẩn dụ
- Là gọi tên sự vật , hiện tượng này = tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng vs nó
- Lm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
* Hoán dụ
- Là gọi tên sự vật , hiện tượng này = tên sự vật , hiện tượng khác có \quan hệ gần gũi
- Lm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt