K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2021

Mùa thu đến gợi lòn trong lòng ta bao cảm xúc. Nhưng có lẽ, những cơn gió mùa thu khiến lòng người xao động nhiều hơn cả.

Gió mùa thu mềm mại như một dải lụa khẽ lùa qua tán lá làm cho mọi vật bừng tỉnh. Dải lụa ấy mang một chút hơi sương mềm mại làm thức tỉnh những tâm hồn lãng mạn. Chúng khẽ làm lay động những bông hoa còn chớm sắc hồng và đem đến bụi màu như ai đó rắc bột lân tinh lên các cánh hoa. Gió đưa mùi hương mát nhẹ của hoa trải lên đường phố; mang mùi hương của bát phở Hà Nội đùn bên những thực khách tò mò; đưa mùi hương ngọt ngào của hơi sương đến bên những hàng liễu rủ như mái tóc của các cô thiếu nữ. Những tia nắng mỏng manh vừa tan trong sương sớm vội ùa lấy gió, nhờ gió chở đi đổ rắc bột màu kỳ diệu lên vạn vật. Chiếc lá vàng bay bay trên phố, nàng gió xuất hiện đưa lá đi chơi và rồi từ từ trả lá nhẹ nhàng về mặt đất. Gió mùa thu không giống với gió oi bức của mùa hè và cũng không giống gió lạnh tê tái của mùa đông mà gió nó khẽ se se, lành lạnh mơn man những làn da nhạy cảm. Gió như một sợi dây mỏng manh kết duyên cùng trời đất. Dải lụa ấy xua tan cái nóng nực của mùa hè và làm tâm hồn ta tĩnh lại. Gió làm cho làn sương mỏng rung lên và hiện ra với muôn hình muôn vẻ.

Gió thu làm cho cảnh vật và con người hoà quyện lại với nhau tạo nên một thế giới lung linh, huyền ảo, đầy màu sắc.

Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay chắc được mùa to.

Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.

Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.

24 tháng 1 2018

"Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu sa"

Mỗi lần câu thơ ấy vang lên, trong tâm trí em lại hiện lên hình ảnh những con người tốt đẹp trong câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ. Đó là cô Tấm dịu hiền nết na, là anh Khoai thật thà chăm chỉ. Và cả chàng Thạch Sanh chất phác, nhân hậu. 

Thạch Sanh là nhân vật chính trong câu chuyện cổ tích cùng tên mà bao bạn nhỏ yêu thích. Chàng vốn là người con Ngọc Hoàng phái xuống hạ giới đầu thai vào làm con gia đình họ Thạch. Cha mẹ mất sớm, Thạch Sanh cần cù làm lụng đổi củi lấy gạo nuôi thân. 

Lớn lên, Thạch Sanh trở thành một chàng trai khỏe mạnh. Khuôn mặt nghiêm nghị, sắt lại vì sương gió. Vầng trán chàng cao nổi bật với đôi mắt nâu sẫm ngời lên ý chí, nghị lực phi thường. Thân hình chàng vạm vỡ, cường tráng. Cơ bắp ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn, săn chắc như những chiến binh. Bờ vai chàng rộng, ngực nở hình vòng cung càng làm chành càng trở nên cường tráng. Chàng đội trên đầu chiếc khăn vải nâu đã sờn cũ. Nhà nghèo nên chàng thường ở trần, đóng khố, đi chân đất. Nước da dãi nắng dầm mưa sạm màu như đồng hun.Thạch Sanh đẹp như một pho tượng dũng sĩ bằng đồng. 

Từ nhỏ, Thạch Sanh đã được các vị thần tiên dạy cho nhiều phép thuật. Tuy vậy,  Thạch Sanh vẫn chăm chỉ, siêng năng làm việc. Ngày ngày, chàng lên rừng kiếm củi  từ sáng sớm. Người lúc nào cũng nhễ nhại mồ hôi và vai thì đầy vết chai sạn. Vốn tính thật thà, chất phác, Thạch Sanh bị Lí Thông lừa, suýt mất mạng. Nhưng gặp lại Lí Thông, chàng vẫn khoan dung tha thứ.  

Thạch Sanh lập nhiều chiến công hiển hách. Chàng đã dũng mãnh diệt trừ chằn tinh cứu giúp dân lành. Với khả năng hơn người của mình, chàng cứu sống công chúa và con vua Thuỷ Tề. Sau trận đánh ác liệt với chằn tinh, đôi tay chắc khỏe của chàng đã cầm cung vàng, bắn chết đại bàng khổng lồ để cứu công chúa. Vua Thủy Tề tỏ lòng biết ơn, nhưng tính chàng không tham lam nên chỉ xin một cây đàn nhỏ. 

Thạch Sanh bị oan, chàng gảy đàn đưa âm thanh đến tai công chúa, chữa cho nàng khỏi câm. Giặc sang xâm lược, tiếng đàn ấy còn cảm hóa chúng bằng tấm lòng nhân hậu của Thạch Sanh. Chàng dùng niêu cơm thần để mười tám nước chư hầu phải quy hàng và kéo nhau trở về nước, giữ yên bờ cõi nước nhà. Nhờ tài đức vẹn toàn, Thạch Sanh cưới công chúa và được nhường ngôi. 

Thạch Sanh như một tượng đài bất tử mang vẻ đẹp người anh hùng dân tộc mà bao đời này nhân dân vẫn mơ ước. Và nhiều năm qua, hình ảnh Thạch Sanh vẫn luôn sống mãi trong tâm hồn dân tộc với vẻ đẹp đáng tôn vinh

Đây

31 tháng 1 2018
Hyuga neji-chim trời tung cánh






"Naruto! Tao sẽ nói cho mày biết... câu chuyện của gia tộc Hyuga...

Bổn gia Hyuga có một loại nhẫn thuật bí truyền nhiều đời. Đó chính là..."chú ấn thuật". Chú ấn thuật đó như "chim trong lồng"... là ký hiệu của sự ràng buộc mà vận mệnh dành cho...

Cha tao, Nhật Xạ và cha Hinata, Nhật Túc... là anh em song sinh. Cha của Hinata là trưởng nam nên là người nắm quyền Bổn gia... còn cha tao... chỉ có thể là người của Phân gia.

Hôm đó, tao được khắc cai ấn này, và trở thành người của Phân gia, chú ấn này là lời cảnh cáo của bổn gia với phân gia trong gia tộc tao, chỉ cần vận dụng thuật là người trong phân gia tao sẽ lăn lộn, ôm đầu vì đau. Sinh mạng... nằm trong tay tụi nó... tuyệt đối... ko thể phản bội... Cha của tao, bị người của bổn gia giết chết... Chiến tranh sắp bùng nổ giữa Vân Quốc và làng lá, ta ký thỏa ước hòa bình với họ, chúng yêu cầu nộp mạng người có huyết kế giới hạn... đó là Nhật Túc... cha tao... vì bảo vệ cho dòng bổn gia Hyuga đã tình nguyện thế mạng... 2 anh em song sinh... ngang tài ngang sức.. .chỉ ra đời trước sau một chút... mà vận mệnh khác nhau..."



Hyuga Neji...chỉ có thể dùng 2 chữ để miêu tả, đó là oán thù. Cái ngày mà chú ấn khắc lên trán cậu ấy, cái ngày mà cậu ấy chính thức trở thành người của phân gia, cũng là lúc... bao nhiêu ước mơ, hoài bão, tất cả đều bị dập tắt, nhiệm vụ chính trong cả cuộc đời của 1 con người thuộc phân gia đó là... hi sinh tính mạng của mình cho bổn gia, bất kể đúng, bất kể sai, tính mạng của những người trong phân gia...vốn ko phải do họ quyết định.



Trên đời này, thử hỏi, ai sinh ra, muốn mình phải làm nô lệ? Cuộc đời phải chịu phụ thuộc, ko được quyết định, ko được làm chủ bản thân mình, là cái bóng của kẻ khác, là vật thế mạng của kẻ khác? Ko ai muốn, nếu như có, đó chỉ là sự ép buộc, là những gì bị người khác tiêm nhiễm vào mình ngay từ lúc sinh ra, để biến ta thành những con rối... và người ta giật dây... nhảy múa theo những gì họ bảo... khóc, cười, vui, buồn, cảm xúc để cho người khác điều khiển... và những gì còn lại, chỉ là...sự hận thù...



Hyuga Neji...cậu ấy ko muốn suốt đời chỉ là hình nhân thế mạng của bổn gia, và cậu ấy tìm cách để nói cho mọi người biết "tôi là ai?". Khẳng định giá trị của mình, điều này, tôi đã thấy ở hầu hết các nhân vật trong Naruto, nhưng ở mỗi con người, họ lại đi những lối đi riêng, những con đường khác nhau...



Neji - cậu ấy ko giống như bố của mình, cam chịu là 1 con chim trong lồng, chỉ quẫy đạp vào những lúc cuối đời mới nhận ra chân giá trị đích thực để hành động theo ý thức và bản năng, làm những gì bản thân mình muốn, đấy, là sự nhu nhược. Cái gì kéo cậu ấy ra khỏi sự mềm yếu của bản thân? Cái gì kéo cậu ấy ra khỏi suy nghĩ "chấp nhận sự thật như vốn dĩ nó đã thế" đã tồn tại bao đời trong gia tộc Hyuga, giữa 2 dòng bổn gia và phân gia? Đó là điều mà ko ai muốn có... oán thù ko ai muốn nhưng ko ai có thể phủ nhận, cái sức mạnh mãnh liệt của nó đối với con người, sức mạnh ấy vô hình, nhưng lại to lớn, vượt qua thể xác, nó ban cho người ta nghị lực để tiến lên... Và đó là những gì, mà cậu học được, thông qua cha của mình...



Neji... cậu ấy... là một con người đầy mâu thuẫn, tìm kiếm sức mạnh để thoát khỏi định kiến phân biệt giữa 2 dòng họ, nhưng lại ko tin vào sự bình đẳng giữa người với người... Đối với tôi, cậu ấy, là 1 con người khó hiểu... biết được khả năng của bản thân, nhưng lại có vẻ ko tin tưởng vào điều ấy... chỉ là... muốn thoát khỏi... nhưng dường như... lại càng chìm ngập vào sâu hơn... dính chặt vào... ko bật lên được... ko thể vươn lên... mất hết niềm tin, tuyệt vọng... căm hận và chán ghét mọi thứ...



"Chấp nhận sự thật đi, Naruto, người được làm Hokage đã định rồi... không phải muốn là được. Không ai có thể kháng cự lại số phận đâu. Chỉ có một loại bình đẳng... mọi người chỉ bình đẳng... khi chết mà thôi"



Cậu ấy dường như đang cố gắng để thoát khỏi sự hận thù, nhưng mặt khác lại chấp nhận nó một cách quá dễ dàng, giống như vẫn đang đi tìm một câu trả lời... tôi... sống để làm gì? Và tôi chợt giật mình, có chút gì đó... giống lắm... giống mình lắm, cứ nửa như muốn vượt lên, nửa lại cứ dừng lại... và buông xuôi, và lại quanh quẩn trong mớ bòng bong, ko có lối thoát...



Neji... ánh sáng ở phía cuối đường hầm... chỉ cần đi hết... đi cho tới cùng... là sẽ nhìn thấy... Cậu ấy đã thua, thua Naruto, kẻ yếu hơn mình, nhưng, hắn, là 1 tên to gan, hắn khác mình, hắn biết chống lại số phận... Giống như cha trước kia, chống lại, phản kháng lại, cho dù đó là phút cuối... "Xin anh hãy nói lại với Neji ,em ko phải hy sinh vì bổn gia.. .mà vì Neji, vì anh và vì người thân trong nhà... em tình nguyện hi sinh bản thân!"

"Cha ơi, tới bây h ,con cũng ko biết ‘số phận của con người đã được định sẵn’ hay ‘tự bản thân mình có thể cố gắng’...Cha hãy cho con biết đi! Con không biết họ có đạt được mục tiêu hay ko? Tuy nhiên với quyết tâm đạt tới mục tiêu của mình, qua trận đấu này, con nhận thấy những người này thật sự rất mạnh... Cha ơi! Bây h con đã có mục tiêu... đó là trở thành... người mạnh mẽ ko sợ điều gì...

Cha à, những con chim tung cánh hôm nay... chúng... thật hạnh phúc..."



Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời,nhưng hót hay nhất thế gian.Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gia dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất, có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính Thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại... Ít ra là truyền thuyết nói như vậy. 

Ai cũng từng mơ ước,giá như ta có được đôi cánh, để thỏa sức tự do, bay nhảy...ko bị kìm nén, ko bị ràng buộc... Tôi cũng ước rằng... Neji... cậu ấy... có được đôi cánh như thế... đôi cánh đủ to, đủ khỏe... và bay thật xa...

13 tháng 3 2018

Tả chiếc bàn học

Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta. Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không? Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to.

Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nổi lên thật giống với những dải lụa. Ngoài ra, bạn bàn của tớ còn được đánh véc ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn gọc, kéo thẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên Không những thế, bạn còn giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chính vì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhầm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữa là nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiện, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy bàn là tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học một cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vườn và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn!

Trải qua đã gần bốn năm rồi, bàn và ghế - người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước.

Tả cái thước kẻ của em

Bài làm 1

Đầu năm học mới, mẹ mua cho em rất nhiều đồ dùng học tập, trong đó em thích nhất là cây thước nhựa màu trắng thật đẹp.

Cây thước dài gần hai gang tay của em, còn bề rộng khoảng ba phân, thước được làm bằng nhựa trắng trong rất cứng cáp. Nổi bật trên cây thước là dòng chữ ghi hiệu thước: Kim Nguyên màu xanh càng làm tăng thêm vẻ đẹp cho cây thước. Thước còn được chia từng xen – ti -mét rất chính xác giúp em đo độ dài dễ dàng. Có thước tiện lợi biết bao! Cùng với cây bút chì thân quen thước giúp em gạch hàng ngay ngắn, vẽ mĩ thuật, đóng khung,…Nhờ có thước nên các bài làm, bài tập của em trông rất ngay hàng thẳng lối và thường được cô giáo khen. Vì thế mỗi khi sử dụng xong em đều cẩn thận cất thước vào trong cặp ở ngăn đựng dụng cụ học tập và em không bao giờ vẽ bậy, bôi bẩn hay làm thước bị trầy xước. Thỉnh thoảng nhìn lại thước vẫn mới như ngày nào em cảm thấy tự hào vì tính cẩn thận của mình.

Em rất thích cây thước này , hằng ngày thước cùng em đến lớp nghe cô giáo giảng bài, cùng em học tập. Em tự nhủ sẽ giữ gìn thước cẩn thận để có thể dùng vào năm học sau.

Bài làm 2

Vào đầu năm học mới mẹ mua cho em rất nhiều đồ dùng học tập mới. Sách, vở, cặp, bút…và nhiều đồ dùng quý giá, em rất thích chúng , trong đó có em thích nhất là chiếc thước kẻ mẹ tặng.

Chiếc thước kẻ dài 30cm, được làm nguyên liệu từ nhựa mi-ca . Nó có màu trong suốt còn rất mới và long lanh. Chiếc thước kẻ này giúp đỡ em rất nhiều trong môn toán . Được nhà sản xuất in phun khoảng cách đo rất rõ nét màu đen đậm và hằn không bị mờ theo năm tháng. Đó là điều mà em rất thích và yêu quý chiếc thước kẻ này.

Mặc dù trông nó rất giản dị không lòe loẹt như những chiếc thước của các bạn nhưng ai cầm vào cũng đều khen đẹp và cũng thích mượn nó khi học toán. Đó là điều em cảm thấy vui và phấn khởi khi moi người mượn nó. Lúc đó em luôn thầm cảm ơn mẹ thật tuyệt vời khi đã tìm được cho em một người bạn đồng hành hữu ích trong học tập.

Em rất yêu quý nó. Và sẽ giữ gìn cẩn thận chiếc thước kẻ xinh xăn mà mẹ tặng cho.

Bài làm 3

Hôm qua em đi nhà sách với mẹ và mua rất nhiều đồ dùng cho học tập. Nào là sách, vở, bút, thước, phấn, bảng…nhưng em vẫn thích ngắm nghía chiếc thước mà mẹ chọn nhất. Đây là chiếc thước em thấy đẹp nhất từ trước đến giờ.

Chiếc thước có màu xanh nước biển rất dịu nhẹ, nhìn rất thích mắt. Trên chiếc thước có hình một dòng sông đang chảy uốn lượn, quanh co, có một chiếc thuyền bé tý và một người chèo lái nó. Em tưởng tưởng như chiếc thước chứa cả một thiên nhiên rất đẹp, tuyệt vời. Giống như con sông quê hương em vậy.

Chiếc thước dài 30cm, có từng con số để khi em nhìn vào sẽ biết được độ dài như thế nào. Chiếc thước dẹt, khi kẻ nhìn rất rõ những đường nét. Nó được đánh số thứ tự từ 1 đến 30. Em không phải ngồi đếm xem nó có bao nhiêu ô vì nó đã có sẵn con số như thế rồi.

Chiếc thước là người bạn đồng hành của bút, vì thước và bút luôn đi liền với nhau, hỗ trợ cho nhau.

Ở trên chiếc thước người ta có dán một miếng giấy nhỏ xinh, trang trí họa tiết và chừa một chỗ trống để em có thể viết họ và tên, lớp vào đó. Bởi vậy từ khi có chiếc thước em không sợ bị thất lạc nữa vì đã có tên em ở trên đó.

Các bạn ai cũng khen chiếc thước của em đẹp, vừa màu sắc dịu mắt, vừa trang trí bối cảnh thiên nhiên hiền hòa. Các bạn ai cũng muốn mượn chiếc thước này để kẻ lên những đường nét thẳng tắp ở trên quyển vở trắng tinh.

Em luôn giữ cho chiếc thước không bị dính mực ở trên, nếu có bị dính em sẽ nhanh tay lau sạch. Vì để lâu nó sẽ bám chặt không thể rửa được.

Mỗi khi em không dùng đến thước, em thường cất nó vào hộp bút xinh xinh, để cho nó nghỉ ngơi, khi có việc em sẽ dùng.

Chiếc thước là đồ dùng học tập, là người bạn thân thiết của em mỗi lần đến trường. Em sẽ giữ gìn nó cẩn thận.

Bài làm 4

Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em, bạn Lý đã tặng em ruột chiếc bút máy Hồng Hà và một cái thước kẻ. Lý là bạn thân của em, học cùng lớp cùng tổ.

Chiếc bút máy Hồng Hà trông đã đẹp, nhưng cái thước kẻ lại đẹp hơn. Bạn Lý khi đưa tặng phẩm cho em đã nói: “Đây là chiếc đũa thần bằng bạch ngọc nó sẽ gọi điểm 10 về cho Hoa, đếm không xuể…”

Cái thước kẻ dài 20cm, mỗi cạnh 0,7cm, được chế tạo bằng một thứ nhựa cứng trong suốt. Đúng là vuông thành sắc cạnh, không bao giờ có thể bị biến dạng, bị uốn cong. Hai mặt trên dưới đều có in chìm màu đen các chữ số 1, 2, 3, 18, 19, 20 và các vạch ngắn, dài để phân biệt độ dài mi-li-mét và xen-ti-mét.

Em vẫn dùng thước kẻ để kẻ lề, để gạch chân các tiểu mục, để gạch ngang trang ở phần cuối mỗi bài học về Tập đọc, về Từ ngữ, về Chính tả, về Toán! Trong những giờ học vẽ, cùng với hộp màu, cái bút chì, chiếc tẩy thì cái thước kẻ đúng là “chiếc đũa thần” như bạn Lý đã nói. Nhờ nó, mà em được những đường thẳng tăm tắp trên mỗi trang vở. Nhờ nó mà các hình vẽ trong vở được chính xác hơn đẹp hơn. Cô giáo bảo vẽ mỗi cánh bướm trang trí dài 3cm, nhờ thước kẻ, em vẽ được ngay. Cô bảo vẽ hình chữ nhật chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm, em đã dùng thước kẻ vẽ vừa đúng vừa đẹp.

Cái thước làm em hiểu rõ hơn nghĩa hai chữ “mực thước” là gì, đồng thời nó giúp em hình thành đức tính cẩn thận, chu đáo. Nhờ có cái thước mà em không dùng bút để gạch những đường cong queo vào vở, vào sách nữa.

Cái thước dài 20cm nên không để vào hộp bút như bút chì, bút máy. Nhưng nó vẫn nằm cạnh hộp bút để trong ngăn phụ của chiếc cặp. Ngày ngày nó vẫn đến trường cùng em. Nộ là công cụ đắc lực để giúp em học tập tốt

Mỗi một dụng cụ học tập như một ngón tay trên đôi bàn tay của người học sinh. Ngắm cái thước kẻ đã giúp em tính chính xác, tính cẩn thận. Nó đã gọi về cho em nhiều điểm 10 rồi đấy.

Tả chiếc cặp sách

Bài làm 1

“Mai ơi! Chị được mẹ mua cho cho chiếc cặp mới này”.

Đó là tiếng khoe khoang của chị tôi. Vừa nghe tiếng gọi, tôi chạy xuống nhà ngay cùng chị xách cặp lên. Hai chị em vừa xách cặp lên mùi thơm của vải mới đã bay vào mũi tôi. Không phải chỉ thơm mùi vải mới mà chiếc cặp được thiết kế rất hay. chiếc cặp hình chữ nhật, bốn góc lượn tròn. Tôi để ý thấy chiều dài của cặp là ba ba cm và rộng hai lăm cm. Toàn cặp được phủ màu vàng cam ấm áp như nắng mùa thu và viền đỏ au. Trên nắp cặp hình chú chó bông đang chổng mông lên trên, trông rất ngộ nghĩnh và có khoá nhựa đẻ chị thuận lợi mang cặp đến trường. Đằng sau cặp có hai quai đeo và một quai xách. "Rặp" tiếng khoá phát ra khi tôi và chị mở cặp. Bên trong cặp có bốn ngăn. gồm ba ngăn chính và một ngăn phụ. Ngăn phụ có khoá nho nhỏ để mở ra đóng vào. chiếc khoá như đầu tàu nhỏ. Chị bảo: "Ba ngăn chính chị sẽ đựng sách vở, còn ngăn phụ thì chị để hộp bút". Có chiếc cặp này chắc chắn chị sẽ để sách vở được nhiều hơn mà mang đến trường không bị cồng kềnh. Nhìn nét mặt tươi rói của chị, tôi nghĩ chị rất vui vì có chiếc cặp này.

Bài làm 2

"Ôi đẹp quá, cảm ơn mẹ!" Em đã nói với mẹ như vậy khi mẹ chuẩn bị cho em một chiếc cặp để em mang đến lớp vào năm học này.

Chiếc cặp xinh xắn này to phải đến hai quyển sách tiếng Việt lớp 1 của em em chập lại. Quan sát chiếc cặp em thấy là nó có nhiều màu đỏ nhất. Nắp cặp được trang trí hình mèo con Tom và chuột Jery, nhân vật hoạt hình mà em thích nhất. Quai cặp của em xanh nhạt êm như được lót bông, làm em cảm thấy đỡ nặng rất nhiều mỗi khi cần mang nhiều sách vở. cách mở cặp thế nào nhỉ? Em hỏi thì mẹ bảo: "Con xem này, chỉ cần lật cái hình bán nguyệt này lên, là con mở được". à, thì ra là thế! Xem ra cũng dễ mở đấy. Biết cách mở ròi, em mở cặp ra. ồ! cặp được lót cao su, mềm và mịn hơn giả da ở ngoài nhiều. Cặp có ba ngăn. Hai ngăn to một ngăn em đựng sách vở, ngăn kia em đựng giấy kiển tra và hộp bút. Còn ngăn nhỏ nhất em đựng đồ dùng kĩ thuật, nhẹ lắm. Em ưu tiên ngăn nhỏ nhất mà.

Chiếc cặp em đang đeo dường như đã trở thành người bạn tốt của em. Em sẽ giữ gìn nó được nguyên vẹn để có thể ở với em mãi mãi.

Bài làm 3

Mỗi đồ vật đều có một công dụng và hữu ích riêng. Em bút chì giúp em chữa bài tập sai. Anh bút mực giúp em viết những dòng chữ nắn nót. Giúp em đựng hết sách vở thật gọn gàng là chị cắp sách.

Chiếc cặp của em được làm bằng vải cứng pha nilông. Dáng cặp như một hình chữ nhật nằm, rộng gần bằng hai quyển sách giáo khoa ghép lại. Chiếc cặp trông thật bắt mắt khi khoác lên mình bộ áo màu hồng pha lẫn với màu trắng. Nổi bật nhất trên nắp cặp là một cô búp bê, tay cầm bông hoa tươi thắm, bên cạnh là chú mèo trông rất đáng yêu.

Quai cặp làm bằng vải sợi nilông, bên trong có một cái đệm mút rất êm để em đeo cặp dễ dàng hơn. Giúp em mở được cặp là chiếc khóa cặp. Khóa cặp làm bằng sắt có mạ một lớp nhôm bên ngoài rất chắc chắn. Mỗi khi cần mở cặp chỉ cần ấn nhẹ vào hai bên.

Mở chiếc cặp ra em thấy cặp có tới năm ngăn. Có hai ngăn to và hai ngăn nhỏ. Ngăn to đầu tiên em để sách giáo khoa. Ngăn to thứ hai em đựng vở và hộp bút. Ngăn nhỏ bên trong có ngăn khóa kéo trông thật bí mật nằm gọn gàng trong hai ngăn to thì em đựng một ít giấy kiểm tra và giấy vẽ. Hai ngăn nhỏ bên ngoài trông như hai chiếc tai xinh xinh thì một ngăn em để ô, còn một ngăn em đựng nước uống.

Trước đây, bây giờ, và sau này, chiếc cặp sẽ mãi lưu giữ cho em những ấn tượng, những kỷ niệm vui buồn ở thời Tiểu học này. Chiếc cặp sẽ mãi là người bạn đồng hành thân thiết giúp em đi những bước đi đầu tiên.

Bài làm 4

Sách vở, đồ dùng học tập, giấy,… đều là những người bạn ngày ngày cùng em tới trường. Nhưng trong đó em thích nhất chiếc cặp sách mà mẹ tặng em nhân dịp vào năm học mới.
Chiếc cặp hình chữ nhật, chiều dài 30cm, chiều rộng 20cm. Chiếc cặp được làm bằng vải ni-lông tổng hợp có màu đỏ. Bao quanh chiếc cặp được viền bằng ni-lông màu xanh da trời. Mặt trước của chiếc cặp có hình chú chuột Mickey ngộ nghĩnh đang sách cặp tới trường. Cặp có hai ổ khoá hình chữ nhật xinh xinh được mạ vàng bóng loáng. Mỗi khi mở, đóng, ổ khoá lại phát ra tiếng kêu:” cách, cách” nghe rất vui tai. Quai xách nho nhỏ, cong cong như chiếc cầu. Hai quai đeo làm bằng vải dù rất chắc chắn, rất vừa với tay em. Cặp của em có ba ngăn rộng rãi. Ngăn đầu tiên em đựng sách vở. Ngăn thứ hai em đựng đồ dùng học tập. Ngăn thứ ba em đựng giấy, báo, truyện. Nhờ có chiếc cặp mà sách vở của em không bị quăn mép, đồ dùng không thất lạc.

Em rất yêu quí chiếc cặp của mình. Em sẽ coi nó như người bạn thân thiết nhất và sẽ giữ gìn nó cẩn thận.

Bài làm 5

Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm!

Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cám ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Bốn.

Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một dứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngôi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.

Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm băng hệ thống lò xo, gắn giấu vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác. Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có.

Mải nghĩ về chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.

Bài làm 6

Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quấy đồ dùng thiếu nhi. Từ buôi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.

Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rười, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hò phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. “Tách! Tách!” Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghẹ thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vái nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thử nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, ê ke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiếm tra in sẵn…

Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi soa mềm để giữ cặp được bền.

Bài làm 7

Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học luôn mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.

Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc, chị học ở tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kỳ II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã, sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng. Tất cả đều dồn vào cặp. Nước mưa thấm vào làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ nhà lồng thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, để nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.

Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp!

Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tông hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lảm xen-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xen-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khóa móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhô lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mê ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tàng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.

Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.

Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.

Bài làm 8

Nhân ngày khai trường, ông em sửa cái túi xách của mẹ em thành cái cặp hai ngăn có quai đeo cho em đi học. Ông em bảo chiếc cặp này vừa gọn, vừa bền, không như những chiếc cặp làm băng vải mủ trông bề ngoài rất đẹp nhưng chỉ vài tháng sau đã rách nát, rơi cả sách bút ra ngoài nên không dùng lâu được.

Ghiếc cặp của em bằng vải da giả, màu tím, nắp màu đen. Ông em đã đo cắt để đựng vừa chiếc bảng con, sách vở, thước bút cần mang đến lớp hàng ngày. Ngoài ra, ông còn làm một ngăn phụ dùng để đựng những giấy tờ rời làm bài kiểm tra và các loại giấy màu và kéo, keo làm thủ công. Để cho chắc và đẹp, xung quanh các mép cặp, ông viền thêm nẹp bằng vải nhựa màu hồng, chỗ gần sát cái cặp có thêm nẹp bằng vải nỉ màu xanh rêu. Góc phải phía dưới được may đính vào một chiếc thuyền buồm màu đỏ trông rất xinh.

Chiếc cặp của em có nhiều điểm khác so với những chiếc cặp bán ở các cửa hàng. Ông em hồi trẻ là một thợ may giỏi nên ông đă làm ra chiếc cặp đặc biệt cho em. Tuy là chiếc cặp cũ được sửa lại nhưng nó gọn và bền. Em hứa với ông sẽ học thật tốt như lời ông dặn khi trao chiếc cặp cho em.

Bài làm 9

Kỉ niệm về những giờ phút đầu có chiếc cặp in đậm mãi trong em. Đó là ngày tựu trường năm học mới. Chiếc cặp mà bố em gửi bằng đường bưu điện từ Thành phố Hồ Chí Minh về cho em đúng vào dịp khai trường. Chao ôi! Một chiếc cặp mà em hằng ao ước bấy lâu nay.

Đó là một chiếc cặp giả da màu đen huyền như màu tóc của thiếu nữ đang độ thanh xuân. Chiếc cặp to bằng cuốn sổ ghi điểm của cô em. Nó vừa có quai đeo vào hai vai, lại vừa có cả quai xách như của Loan của Phượng ngồi cạnh em. Mặt cặp không trơn bóng như bao chiếc cặp làm bằng vải mủ mà nó nham nhám hình ngói lợp. Phía trước mặt cặp là một ngăn làm bằng tấm mi ca trong có dây kéo. Ngăn này em dùng để tấm vải mưa. Bên ngoài cặp là bức tranh lụa in hình cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương. Trên cầu, vài cô nữ sinh áo trắng với chiếc nón bài thơ đang lững thững qua cầu. Xung quanh cặp được viền bằng một đường chỉ khâu màu hồng nhạt vừa có tác dụng làm cho các mép cặp chắc cứng vừa tạo ra một đường nét trang trí sắc sảo. Phía giữa hai quai cặp là một dây kéo nối hai mặt cặp lại với nhau. Mỗi lần mở cặp, em chỉ việc cầm núm khóa kéo một đường thì hai mặt cặp mở ra, đồng thời nó phát ra một âm thanh là lạ như âm thanh của tiếng lụa xé. Phía trong có hai ngăn được lót bằng thứ vải mỏng như vải dù màu nâu sẫm. Ngăn lớn em đựng sách giáo khoa và các quyển vở học trong ngày. Còn ngăn kia, em đựng các đồ dùng học tập và bọc giấy kiểm tra được in sẵn. Tất cả đều được xếp gọn gàng, ngăn nắp, thứ tự chẳng bao giờ bị mất mát, hư hỏng như trước đây đựng vào cái túi vải.

Vậy là ngay từ đầu năm học lớp Bốn này, em đã có một chiếc cặp sách mới như của Loan, của Phượng rồi! Chiếc cặp mới sẽ cùng em dự ngày vui của ngày hội khai trường.

P/S : đây là 1 số bai văn mẫu , bn tham khảo nhé ^^

HOK TỐT NHAKK !

13 tháng 3 2018

"Ôi đẹp quá, cảm ơn mẹ!" Em đã nói với mẹ như vậy khi mẹ chuẩn bị cho em một chiếc cặp để em mang đến lớp vào năm học này.Chiếc cặp xinh xắn này to phải đến hai quyển sách tiếng Việt lớp 1 của em em chập lại. Quan sát chiếc cặp em thấy là nó có nhiều màu đỏ nhất. Nắp cặp được trang trí hình mèo con Tom và chuột Jery, nhân vật hoạt hình mà em thích nhất. Quai cặp của em xanh nhạt êm như được lót bông, làm em cảm thấy đỡ nặng rất nhiều mỗi khi cần mang nhiều sách vở. cách mở cặp thế nào nhỉ? Em hỏi thì mẹ bảo: "Con xem này, chỉ cần lật cái hình bán nguyệt này lên, là con mở được". à, thì ra là thế! Xem ra cũng dễ mở đấy. Biết cách mở ròi, em mở cặp ra. ồ! cặp được lót cao su, mềm và mịn hơn giả da ở ngoài nhiều. Cặp có ba ngăn. Hai ngăn to một ngăn em đựng sách vở, ngăn kia em đựng giấy kiển tra và hộp bút. Còn ngăn nhỏ nhất em đựng đồ dùng kĩ thuật, nhẹ lắm. Em ưu tiên ngăn nhỏ nhất mà.Chiếc cặp em đang đeo dường như đã trở thành người bạn tốt của em. Em sẽ giữ gìn nó được nguyên vẹn để có thể ở với em mãi mãi.

1 tháng 5 2018

Sapa hấp dẫn du khách không chỉ vì cảnh sắc tuyệt đẹp, với những dải mây trắng vấn vít quanh những đỉnh núi màu lam, những rừng cây sa mộc xanh ngắt, những vườn hoa rực rỡ sắc màu, những thác nước tung bọt trắng xoá… mà còn vì sự đa dạng của các cộng đồng dân tộc. Sapa có gần 40.000 dân với 6 dân tộc (Mông, Dao, Tày, Giáy, Xà Pó và Kinh). Mỗi dân tộc có trang phục, lối sống, tập tục, phương thức canh tác…, cùng những bản sắc văn hóa riêng biệt, phong phú và bí ẩn. Nhưng trong bài viết hôm nay, Du lịch Sapa sẽ chỉ đề cập đến cảnh sắc tuyệt đẹp của Sapa 4 mùa. Bạn đọc đã sẵn sàng thưởng thức và cảm nhận Sapa qua từng phút giao mùa?

Cũng như bao mùa xuân đến trên vùng phố núi, Sa pa có rất nhiều nét đẹp riêng với tiết trời ấm áp khoảng 15-18 độ C. Hòa cùng không khí tiết xuân được tô điểm với nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc.

Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, mận hậu, mận tam hoa hay hoa lay dơn, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian. 
Dưới tiết trời vẫn còn se se lạnh ngoài miền Bắc thì mùa xuân ở Sapa là cái lạnh căm căm, sẽ khiến bạn cảm thấy lạnh buốt chân tay. Nhưng điều đó không thể ngăn cản Sapa vươn mình khoe sắc. Núi rừng Sapa khoác lên mình một màn sương mờ ảo với vô số sắc hoa rực rỡ.

Sapa mùa hè là mùa lúa xanh, trời mát lạnh, ban đêm khô, buổi sáng nhiều mây. Thời điểm này thật hợp lý cho bạn tránh đi cái nóng oi bức của mùa hè Hà Nội, HCM… Đến Sapa mùa hè này để cảm nhận thời tiết mát mẻ ban ngày và cái se se lạnh về đêm, mây bồng bềnh vào sáng.

Sapa vào mùa hè không có mây mù bao phủ nhiều nên là khoảng thời gian lý tưởng cho bạn khám phá tất cả các điểm thăm quan Sapa. Bạn có thể thuê xe máy để khám phá các bản làng và các điểm thăm quan du lịch Sapa như núi Hàm Rồng để ngắm hoa; bản Cát Cát và Lao Chải – Tả Van để ngắm cánh đồng lúa xanh với ruộng bậc thang; Thác Bạc – Thác Tình Yêu – Cổng Trời để toé nước giải mát mùa hè cực đã…

Ngoài ra, Sapa mùa hè rất nhiều hoa quả như đào rọ Pháp, mận Tả Van, mận Bắc Hà, ổi Lao Chải, dâu da đất, lê Sapa… để bạn thoải mái thưởng thức.

Một điều thật sự không phải ai cũng nhận ra đó là đến Sapa mùa hè, các bạn gái rất dễ bị cháy nắng. Bạn bị ra mồ hôi là rất ít dù nắng trên Sapa có thế nào đi nữa, dù phải đi bộ nhiều. Nhưng chính vì thế mà bạn chủ quan với làn da của mình. Nắng Sapa là nắng đá vôi rất dễ làm cháy da, các bạn gái nhớ mang theo kem chống nắng, mặc áo dài tay và dùng nón hoặc ô để tránh nắng nhé.

Thu Sapa động lòng người với sắc vàng trải rộng khắp các thửa ruộng bậc thang báo hiệu một mùa lúa chín. Đến Sa Pa mùa này, du khách không chỉ được sống trong tiết trời mát mẻ, dễ chịu, được ngắm cảnh sắc đẹp đến mê hồn với những dòng sông mây cuồn cuộn trôi…, mà còn được khám phá nét đẹp, sự độc đáo của trang phục, cũng như tìm hiểu phong tục tập quán của bà con các dân tộc nơi đây.

Sớm thu, trời vẫn chưa quang mây, sương mù vẫn còn vương vẫn chưa muốn rời, cứ quấn quýt những nếp nhà đơn sơ trông như một bức tranh thủy mặc. 

Khác hẳn với khí trời khi vào trưa, những tia nắng nhạt màu mật ong nhảy nhót qua những kẽ lá khiến cho lòng người cũng cảm thấy vui hơn, phấn chấn hơn. Lúc này những làn mây mù tan dần để lộ một khoảng không gian rộng lớn và bạn có thể thỏa thích phóng tầm mắt ra xa, thậm chí đến tận đỉnh núi cao nhất Đông Dương

Khi chiều buông, nắng tắt dần sau núi và hơi sương bắt đầu lảng bảng nhẹ nhàng lúc này thị trấn chẳng khác nào tiết thu êm đềm thư thả. Chiều thu, Sapa mang một vẻ đẹp tĩnh lặng, u buồn, lãng mạn và thơ mộng khiến cho lòng người phải thổn thức.

Ấn tượng đầu tiên về một mùa đông Sapa là sương mù. Đã hơn 9 giờ sáng. Vậy mà sương vẫn giăng khắp nơi, như một tấm voan mỏng màu xám nhạt, mù mịt trên con đường phía trước, lẩn khuất bên cạnh những hàng thông gai ven đường, lãng đãng trên những khoảng ruộng bậc thang, chờn vờn trên những đỉnh núi…

Đi Sapa mùa đông, du khách khó có thể chiêm ngưỡng ruộng bậc thang rực rỡ trong nắng. Mây và sương dày đặc phủ lên tất thảy một vẻ bàng bạc, mơ hồ. Ngay những thửa ruộng bậc thang cũng chìm trong chiếc chăn mây bàng bạc. Thế đấy, nhưng Sapa mùa đông lại quyến rũ bao người bởi thị trân này có những điều rất riêng.

Vẫn biết Sapa quanh năm là thành phố sương mù. Nhưng vào mùa đông, sương ở Sapa dày đặc hơn, khiến cảnh vật mờ ảo, đầy vẻ bí ẩn. Sapa mùa đông, sương mù mờ mịt suốt cả ngày. Chốc chốc trời lại đổ mưa bụi lơ phơ. Gió, mưa, sương, mây quyện vào nhau, cuốn riết lấy người và cảnh vật. Một thoáng nắng lên bất chợt lúc ngang chiều mang lại niềm thích thú lạ kì. Thị trấn nhỏ tạm rũ chiếc khăn sương, khoe mình thơ mộng trong làn nắng ửng.

Chợt nắng đấy, rồi từ đâu sương mù đã ùn ùn kéo đến. Sapa hư ảo như một bức tranh thuỷ mặc làm say đắm lòng người. Sương giăng khắp nơi, như một tấm voan mỏng màu xám nhạt. Sương lẩn khuất bên những hàng thông gai ven đường, lãng đãng trên những khoảnh ruộng bậc thang, khiến những bóng áo chàm lúc mờ lúc tỏ. Sương vấn vít trên những đỉnh núi xa…

1 tháng 5 2018

  Ai đã từng nghe những lời ca thiết tha, trong sáng qua bài hát “Em đi giữa biển bàng” chắc chưa quên “Em đi giữa biển vàng/ Nghe mênh mông trên đồng lúa hát/ Hương lúa chín thoang thoảng bay...”. Hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát có lẽ là hình ảnh đẹp nhất nơi vùng quê thanh bình, yên ả.

      Ngày hè, ông mặt trời tỉnh giấc sớm, chiếu những tia nắng mai xuống mặt đất. Dưới nắng, muôn giọt sương đêm đang đọng trên bông lúa lấp lánh như những viên kim cương. Chắc tối qua cơn mưa rào đem chúng tới. Từ xa nhìn lại, cánh đồng lúa mênh mông như một tấm thảm vàng ươm phấp phới, vô cùng mềm mại. Vẻ mềm mại có được nhờ chị gió cứ bay qua lướt lại, làm muôn cây lúa ngả nghiêng.

      Mặt trời lên cao hẳn. Lúc này, những cây lúa có dịp vươn mình khoe bông lúa trĩu nặng. Cây lúa cao chừng nửa mét, mọc chụm thành từng khóm. Nhìn từ xa, chẳng ai có thể biết độ cao của chúng, muôn cây lúa mọc liền với nhau như thảm cỏ. Bông lúa chi chít những hạt, hạt nối tiếp nhau cong cong trĩu xuống. Ngày còn non, cánh đồng lúa xanh mướt một màu. Ấy thế mà chẳng bao lâu, lúa ra đòng trổ bông. Thật diệu kì!

      Tôi biết, sự diệu kì ấy có được nhờ bàn tay của những bác nông dân cần cù, lam lũ. Cuối ngày, các bác ra thăm đồng ruộng của mình, trên môi nở nụ cười tươi nét tươi của nắng, của lúa. Chắc các bác hi vọng một mùa bội thu đây mà. Bỗng, trời bắt đầu đổ mưa. Cơn mưa rào bất chợt. Mưa ào ào, xối xả. Mưa dội thẳng dòng nước xuống cánh đồng. Các bác nông dân vội tìm cách thoát nước cho đồng ruộng. Những bông lúa ngả nghiêng theo gió, âm thầm hứng chịu muôn hạt mưa rơi xuống. Chúng chẳng khác nào những người chủ của mình, hiên ngang chống chọi với mưa gió, với khắc nghiệt của thời tiết để đem tới những hạt lúa chắc nịch.

      Mưa tan. Mặt trời dần chạy về cánh cửa Tây của mình để khép lại ngày dài. Vòm trời được dệt một màu cam rực. Tôi bỗng nhiên nghĩ về bức tranh sơn dầu với hai nửa gam màu nóng, màu cam của vòm trời, màu vàng của cánh đồng. Bức tranh ấy đẹp lắm. Vẻ đẹp kết tụ từ mưa nắng của đất trời, từ mồ hôi, nhọc nhằn của những người nông dân.

1 tháng 1 2018

CHỊ GÁI

Gia đình em có bốn người: bố mẹ và hai chị em em. Em rất yêu bố và mẹ nhưng không hiểu sao, chị Bích Hà lại gần gũi với em hơn cả. Em vừa yêu lại vừa ngại chị.

Chị Hà của em cao nhưng đầy đặn. Bố mẹ vẫn nói, khi đẻ ra chị to nhất nhà hộ sinh nên sau này nuôi rất dễ. Chị lớn như thổi vậy. Khuôn mặt trái xoan với các nét thanh thoát khiến chị em rất xinh. Nước da bánh mật của chị có lúc hồng hào, dễ mến. Chị rất hay cười và hay trả lời những câu hỏi của mọi người bằng nụ cười tươi tắn. Chị học giỏi những môn tự nhiên và học rất nhẹ nhàng, không vất vả như em. Mẹ bảo chị thông minh giống bố.

Đối với em, chị rất tận tình chỉ bảo và chăm sóc. Bài vở của em chị thường xuyên xem xét và giảng giải. Lạ là chị giảng em thấy dễ nghe và nhanh hiểu hơn. Gần chị em cảm thấy tự tin hơn, có chị ở bên em cảm thấy to tát hơn, khỏe mạnh hơn chẳng sợ ai bắt nạt. Em thầm cảm ơn bố mẹ đã sinh ra chị Bích Hà và bố mẹ lại sắp xếp cho em làm em gái của chị.

Năm ngoái chị đi học xa nhà. Nhà em im ắng hẳn đi, cửa nhà không có chị em cảm thấy rộng ra hẳn thế. Mỗi sáng ngủ dậy chỉ còn mỗi một mình em trong nhà, em rất buồn và nhớ chị, không muốn ngồi dậy nữa. Những ngày chị còn ở nhà, vào giờ này em đã nghe thấy tiếng bát đĩa được chị rửa dưới nhà và tiếng đàn chị tập cần mẫn. Tiếng đàn của chị mạnh mẽ và đầm ấm lắm. Chị đã có công lớn trong việc dạy em đánh đàn, nghĩ lại mà em thấy nhớ những ngày tháng đó quá. Sao hồi đó cứ “ghét” và oán chị nhi. Quả thật chị rất nghiêm khắc, không ngày nào chị không bắt em ngồi bên đàn một tiếng, chỉ trừ khi ốm. Chị khẳng định tập đàn là thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và coi như tập bài thể dục vậy. Quả thực nhìn dáng chị ngồi lắc lư bên cây đàn em thấy chị vừa thanh cao vừa thư thái. Bây giờ, mỗi khi buồn và nhớ chị, em lại ngồi bên chiếc đàn oóc-gan xinh xắn đánh những ca khúc chị đã dạy em. Em thích nhất là bài “Những ngọn nến” vì chị rất hay hát bài đó.

Hiện giờ chị Hà đang ở cách xa em hàng ngàn cây số nhưng hình ảnh của chị, giọng nói, tiếng cười của chị,… tất cả vẫn hiển hiện rõ nét quanh em. Đây là góc bàn chị vẫn ôm em ngồi xem vô tuyến, đây là bình nước sáng sáng chị vẫn tưới hoa, dây là chiếc gương hai chị em vẫn nghiêng ngó soi chung,! đây là chiếc ghế nhỏ chị ngồi cặm cụi nhặt rau, rửa bát,… Trong nhà, đồ vật nào cũng có dấu ấn của chị, cả nhà em luôn lo lắng và nhớ chị nhiều lắm. Khi vắng chị Hà em càng nhớ thương chị nhiều hơn. 

Em mong chị học thật giỏi và khóa học của chị kết thúc sớm để chị sớm về với gia đình. Trước mắt học kì II này em phải phấn đấu để đạt điểm cao. Có vậy em mới được sang chơi cùng chị trong dịp nghỉ hè này và cũng để vui lòng bố mẹ và chị Bích Hà của em.



 

1 tháng 1 2018

Gia đình em có bốn người: bố mẹ và hai chị em em. Em rất yêu bố và mẹ nhưng không hiểu sao, chị Bích Hà lại gần gũi với em hơn cả. Em vừa yêu lại vừa ngại chị.

Chị Hà của em cao nhưng đầy đặn. Bố mẹ vẫn nói, khi đẻ ra chị to nhất nhà hộ sinh nên sau này nuôi rất dễ. Chị lớn như thổi vậy. Khuôn mặt trái xoan với các nét thanh thoát khiến chị em rất xinh. Nước da bánh mật của chị có lúc hồng hào, dễ mến. Chị rất hay cười và hay trả lời những câu hỏi của mọi người bằng nụ cười tươi tắn. Chị học giỏi những môn tự nhiên và học rất nhẹ nhàng, không vất vả như em. Mẹ bảo chị thông minh giống bố.

Đối với em, chị rất tận tình chỉ bảo và chăm sóc. Bài vở của em chị thường xuyên xem xét và giảng giải. Lạ là chị giảng em thấy dễ nghe và nhanh hiểu hơn. Gần chị em cảm thấy tự tin hơn, có chị ở bên em cảm thấy to tát hơn, khỏe mạnh hơn chẳng sợ ai bắt nạt. Em thầm cảm ơn bố mẹ đã sinh ra chị Bích Hà và bố mẹ lại sắp xếp cho em làm em gái của chị.

Năm ngoái chị đi học xa nhà. Nhà em im ắng hẳn đi, cửa nhà không có chị em cảm thấy rộng ra hẳn thế. Mỗi sáng ngủ dậy chỉ còn mỗi một mình em trong nhà, em rất buồn và nhớ chị, không muốn ngồi dậy nữa. Những ngày chị còn ở nhà, vào giờ này em đã nghe thấy tiếng bát đĩa được chị rửa dưới nhà và tiếng đàn chị tập cần mẫn. Tiếng đàn của chị mạnh mẽ và đầm ấm lắm. Chị đã có công lớn trong việc dạy em đánh đàn, nghĩ lại mà em thấy nhớ những ngày tháng đó quá. Sao hồi đó cứ “ghét” và oán chị nhi. Quả thật chị rất nghiêm khắc, không ngày nào chị không bắt em ngồi bên đàn một tiếng, chỉ trừ khi ốm. Chị khẳng định tập đàn là thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và coi như tập bài thể dục vậy. Quả thực nhìn dáng chị ngồi lắc lư bên cây đàn em thấy chị vừa thanh cao vừa thư thái. Bây giờ, mỗi khi buồn và nhớ chị, em lại ngồi bên chiếc đàn oóc-gan xinh xắn đánh những ca khúc chị đã dạy em. Em thích nhất là bài “Những ngọn nến” vì chị rất hay hát bài đó.

Hiện giờ chị Hà đang ở cách xa em hàng ngàn cây số nhưng hình ảnh của chị, giọng nói, tiếng cười của chị,… tất cả vẫn hiển hiện rõ nét quanh em. Đây là góc bàn chị vẫn ôm em ngồi xem vô tuyến, đây là bình nước sáng sáng chị vẫn tưới hoa, dây là chiếc gương hai chị em vẫn nghiêng ngó soi chung,! đây là chiếc ghế nhỏ chị ngồi cặm cụi nhặt rau, rửa bát,… Trong nhà, đồ vật nào cũng có dấu ấn của chị, cả nhà em luôn lo lắng và nhớ chị nhiều lắm. Khi vắng chị Hà em càng nhớ thương chị nhiều hơn. 

Em mong chị học thật giỏi và khóa học của chị kết thúc sớm để chị sớm về với gia đình. Trước mắt học kì II này em phải phấn đấu để đạt điểm cao. Có vậy em mới được sang chơi cùng chị trong dịp nghỉ hè này và cũng để vui lòng bố mẹ và chị Bích Hà của em.


 

30 tháng 4 2020

tả văn thì thôi chịu

30 tháng 4 2020

Dương Thị Minh Ngọc là một con đĩ mà em thất thích, bởi cái tính hãm lồn của nó đã khiến con chó thèm địt. Đó là lí do em thích. HẾT

30 tháng 1 2019
"Trong tất cả các cầu thủ bóng đá em thích nhất là bác em. Bác tên là Huy.  Bác năm nay 29 tuổi. Thân hình bác cân đối. Đôi mắt bác đen láy. Khuôn mặt bác nhìn có vẻ hơi sợ nhưng bác rất hiền từ. Bác có đôi tay, đôi chân chắc và khỏe. Chỉ bằng một tay mà bác đã nâng được em lên. Vì bác hay đá những trận bóng dưới ánh nắng mặt trời nên làn da bác rất đen. Bác chăm sóc hàm răng của mình rất trắng.  Cứ sáng ra bác lại chạy đi chạy lại quanh sân khởi động xong bác lại chạy ra quãng đồng. Có hôm bác chạy qua nhà em, đúng lúc đó, em vừa đi ra ngoài tập thể dục thì em gặp bác và em với bác đều chạy và tâm sự với nhau. Bác chạy rất nhanh có hôm em không đuổi kịp bác. Em rất mệt nhưng bác đã cõng em về. Cứ trận nào bác đá thì em lại bật tivi lên xem. Em rất thích bác. Và em có ước mơ trở thành một cầu thủ bóng đá".Tuyển thủ U22 Việt Nam ngộ nghĩnh trong bài văn tả của người cháu - Bongdaplus.vn
30 tháng 1 2019

BÓNG ĐÁ VN ĐANG TRÊN ĐÀ PHÁT TRIỂN SỰ PHÁT TRIỂN ĐÓ NHỜ VÀO NHỮNG CHIẾN LƯỢC KẾ SÁCH SÁNG TẠO CỦA CÁC HUẤN LUYỆN VIÊN NHƯNG SỰ THÀNH CÔNG ĐÓ CŨNG DỰA VÀO TINH THẦN ĐOÀN KẾT BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG CỦA CÁC CẦU THỦ ĐỘI TUYỂN VIỆT NAM.TRONG SỐ CÁC CẦU THỦ ĐÓ EM YÊU THÍCH NHẤT LÀ CẦU THỦ QUANG HẢI.

QUANG HẢI LÀ MỘT CẦU THỦ CÂU LẠC BỘ HÀ NỘI . TUY CHIỀU CAO KHIÊM TỐN NHƯNG ĐẦU ÓC CỦA ANH LẠI KHÔNG KHIÊM TỐN TRONG NHỮNG TRẬN ĐẤU ANH LUÔN LÀ NGƯỜI CÓ NHỮNG ĐƯỜNG KIẾN TẠO ĐẸP CHO ĐỒNG ĐỘI GHI BÀN HAY PHA GHI BÀN ĐẸP MẮT Ở TRẬN CHUNG KẾT U23 CHÂU Á GIÚP VIỆT NAM GIÀNH NGÔI VỊ Á QUÂN..............................................................................................

QUANG HẢI ĐÚNG LÀ MỘT CẦU THỦ TIỀM NĂNG VỚI TIỀM NĂNG NÀY CHẮC CHẮN ANH SẼ GIÚP BÓNG ĐÁ VIỆT NAM TIẾN XA HƠN RA ĐẤU TRƯỜNG QUỐC TẾ.

MK CHỈ TÓM TẮT ĐC NHƯ VẬY THÔI 

CHÚC HOK TỐT NHA BN

K MK NHA