Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?
A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.
B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.
C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.
D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.
Bài 2: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
Bài 3: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?
A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi.
B. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi.
C. Chỉ có thể tích thay đổi.
D. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi.
Bài 4: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.
B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.
C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.
D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.
Bài 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?
A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi.
B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi.
C. Không khí và oxi nở nhiệt như nhau.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Bài 6: Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây.
A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi.
B. nhẹ đi, nở ra, nóng lên.
C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi.
D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra.
Bài 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
D. Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm.
Bài 8: Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của…….
A. chất khí, chất lỏng
B. chất khí, chất rắn
C. chất lỏng, chất rắn
D. chất rắn, chất lỏng
Bài 9: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?
A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.
B. Thể tích tăng.
C. Thể tích giảm.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Bài 10: Câu nào sau đây đúng
A. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng của khối khí tăng theo.
B. Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng của khối khí tăng.
C. Khi nhiệt độ tăng, khối lượng riêng của khối khí không thay đổi.
D. Khi nhiệt độ tăng, khối lượng riêng của khối khí không thay đổi nhưng trọng lượng riêng lại tăng.
Bài 1: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?
Đáp án D: Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.
=> Khi nhúng vào nước nóng nhiệt độ của khí trong bóng tăng lên, và theo sự nở vì nhiệt của các chất thì khí trong quả bóng sẽ nở ra và phồng trở lại
Bài 2: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
Đáp án A: Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
=> Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Bài 3: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?
Đáp án A: Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi.
=> Khối lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ. Thể tích phụ thuộc vào nhiệt độ ⇒ khối lượng riêng và trọng lượng riêng phụ thuộc nhiệt độ.
Bài 4: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
Đáp án D: Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.
=> Bánh xe đạp khi bơm căng nếu để ngoài trưa nắng, khí trong ruột xe sẽ nở ra ⇒ ruột bánh xe sẽ dễ bị nổ
Bài 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?
Đáp án C: Không khí và oxi nở nhiệt như nhau.
=> Áp dụng lý thuyết.
Bài 6: Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây.
Đáp án C: nóng lên, nở ra, nhẹ đi.
=> Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên nóng lên, nở ra, nhẹ đi và bay lên tạo thành mây.
Bài 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D: Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm.
=> Khi nung nóng chất khí, chất khí nóng lên và theo sự dãn nở vì nhiệt chất khí nở ra, thể tích cũng chất khí cũng tăng lên.
Bài 8: Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của…….
Đáp án C: chất lỏng, chất rắn
=> Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn ⇒ Khi giảm nhiệt độ, thể tích của chất rắn sẽ giảm ít hơn chất lỏng, thể tích của chất lỏng giảm ít hơn chất khí.
Bài 9: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?
Đáp án B: Thể tích tăng.
=> Khi đun nóng thì bình cũng sẽ nở ra vì nhiệt. Khí cũng nở và thể tích tăng lên
Bài 10: Câu nào sau đây đúng
Đáp án B: Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng của khối khí tăng.
=> Áp dụng lý thuyết.
Chúc bạn học tốt 🙆♀️❤
Trong các chất rắn, lỏng, khí, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt í nhất
Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất.
Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
Bài 1: Chọn câu phát biểu sai
A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.
B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.
D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
Bài 2: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 500C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?
A. Nhôm – Đồng – Sắt B. Nhôm – Sắt – Đồng
C. Sắt – Nhôm – Đồng D. Đồng – Nhôm – Sắt
Bài 3: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.
A. Không có gì thay đổi.
B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.
C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.
D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.
Bài 4: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì
A. khối lượng của vật giảm đi.
B. thể tích của vật giảm đi.
C. trọng lượng của vật giảm đi.
D. trọng lượng của vật tăng lên.
Bài 5: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?
A. Làm nóng nút. B. Làm nóng cổ lọ.
C. Làm lạnh cổ lọ. D. Làm lạnh đáy lọ.
Bài 6: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
Hoa mắt.
Bài 1: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?
Đáp án D: Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.
=> Khi nhúng vào nước nóng nhiệt độ của khí trong bóng tăng lên, và theo sự nở vì nhiệt của các chất thì khí trong quả bóng sẽ nở ra và phồng trở lại
Bài 2: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
Đáp án A: Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
=> Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Bài 3: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?
Đáp án A: Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi.
=> Khối lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ. Thể tích phụ thuộc vào nhiệt độ ⇒ khối lượng riêng và trọng lượng riêng phụ thuộc nhiệt độ.
Bài 4: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
Đáp án D: Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.
=> Bánh xe đạp khi bơm căng nếu để ngoài trưa nắng, khí trong ruột xe sẽ nở ra ⇒ ruột bánh xe sẽ dễ bị nổ
Bài 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?
Đáp án C: Không khí và oxi nở nhiệt như nhau.
=> Áp dụng lý thuyết.
Bài 6: Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây.
Đáp án C: nóng lên, nở ra, nhẹ đi.
=> Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên nóng lên, nở ra, nhẹ đi và bay lên tạo thành mây.
Bài 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D: Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm.
=> Khi nung nóng chất khí, chất khí nóng lên và theo sự dãn nở vì nhiệt chất khí nở ra, thể tích cũng chất khí cũng tăng lên.
Bài 8: Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của…….
Đáp án C: chất lỏng, chất rắn
=> Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn ⇒ Khi giảm nhiệt độ, thể tích của chất rắn sẽ giảm ít hơn chất lỏng, thể tích của chất lỏng giảm ít hơn chất khí.
Bài 9: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?
Đáp án B: Thể tích tăng.
=> Khi đun nóng thì bình cũng sẽ nở ra vì nhiệt. Khí cũng nở và thể tích tăng lên
Bài 10: Câu nào sau đây đúng
Đáp án B: Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng của khối khí tăng.
=> Áp dụng lý thuyết.
Chúc bạn học tốt 🙆♀️❤