K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2019

và Liên Xô nữaaaa

19 tháng 9 2019

Bài học từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu

Thứ Hai, 06/11/2017, 15:59:58

NDĐT - Những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và Đông Âu đã từng bước rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Đó là “một chấn động chính trị khủng khiếp nhất thế kỷ XX” theo cách nói của Tổng thống Nga V.Putin trong Thông điệp Liên bang năm 2005.

Xét trên phương diện lực lượng, đây là tổn thất to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. Thành trì của chủ nghĩa xã hội (CNXH) đã sụp đổ, chỗ dựa vững chắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã không còn, các nước XHCN còn lại đứng trước thử thách khốc liệt do hệ quả của sự tổn thất đó để lại. Song, khi thời gian đã qua đi, những nguyên nhân về sự sụp đổ của mô hình CNXH Xô viết đã được tổng kết, các nước XHCN còn lại trên thế giới cũng từng bước vượt qua được khủng hoảng, tìm ra những con đường mới để tiếp tục kiên định đi tới lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Sự kiện Liên Xô và Đông Âu tan vỡ có lẽ cũng cần được nhìn nhận dưới một góc độ ngày càng đầy đủ hơn, không chỉ là một tổn thất, mà còn là một sự kiện mang lại những bài học quý báu cho các nước XHCN. Sự phủ định biện chứng một mô hình sai lầm, nhiều khiếm khuyết là cần thiết cho sự phát triển trong tương lai của CNXH. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự kiện lịch sử đau đớn ngoài ý muốn của những người cộng sản chân chính đã có ý nghĩa to lớn đối với các nước XHCN, trong đó có Việt Nam để tiếp tục đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Từ sự sụp đổ và tan rã của CNXH ở Liên Xô, chúng ta có thể rút ra được những bài học bổ ích sau đây:

Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.

Đảng lãnh đạo bằng đường lối, có đường lối lãnh đạo đúng đắn nhưng đường lối đó chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi quần chúng nhân dân hiện thực hóa trong đời sống xã hội. Do vậy, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản phải trung thành với lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo các nguyên lý cách mạng để đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Để lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước có hiệu quả, Đảng cầm quyền, bộ máy chính quyền phải gắn bó mật thiết với nhân dân, được lòng dân, nắm chắc dân và quy tụ được sức mạnh của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi Đảng và chính quyền bị tha hóa biến chất, xa dân và sách nhiễu dân, mối quan hệ với nhân dân bị rạn vỡ cũng đồng nghĩa với Đảng sẽ mất quần chúng, nhà nước và chế độ sẽ đánh mất cơ sở xã hội chính trị thì tất yếu bị lật đổ.

Đảng luôn luôn phải giữ vai trò cầm quyền, có nghĩa là Đảng Cộng sản phải thể hiện quyền lực chính trị, quyền lãnh đạo về chính trị và không bao giờ chia sẻ quyền lực đó cho bất kỳ lực lượng nào khác. Đảng mất là mất hết, vì Đảng lãnh đạo toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân sự cán bộ… Lãnh đạo Nhà nước thực hiện tốt chức năng, cụ thể hóa đường lối của Đảng, quản lý tốt xã hội, kiến tạo xã hội mới, định ra chính sách xã hội đúng đắn đáp ứng lợi ích chính đáng của nhân dân, thực sự dân chủ, lắng nghe và tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đảng và bộ máy chính quyền là “xương sống” của chế độ nên phải vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự vì nhân dân, thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý điều hành xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân thì mới bảo đảm cho sự tồn tại của chế độ xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng về chính trị. Kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng và cơ quan Nhà nước những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa về chính trị tư tưởng và đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm. Thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ vì đó là gốc của mọi công việc, không để mất cảnh giác để các thế lực thù địch cài cắm các phần tử cơ hội, phần tử chống đối phản bội chui sâu, leo cao trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.

Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Sự ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Khi kinh tế lâm vào khủng hoảng suy thoái, đất nước dễ lâm vào mất ổn định chính trị, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lôi kéo, kích động nhân dân chống lại Đảng và chính quyền, làm chuyển hóa chế độ xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Cần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, bảo đảm đúng định hướng phát triển của quốc gia, không để cho bất kỳ một thế lực nào điều khiển và thao túng nền kinh tế. Cần duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý và ổn định, phát huy tốt năng lực nội sinh, tạo được nhiều việc làm để tăng thu nhập của người dân, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, tạo cơ sở vật chất để đất nước ổn định và phát triển bền vững. Mở rộng hội nhập quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa, đặc biệt là hợp tác về kinh tế là xu thế khách quan mà các nước XHCN phải tham gia, nếu không thì khó có thể tồn tại và phát triển được. Vấn đề đặt ra là các nước XHCN mở rộng hội nhập quốc tế để tận dụng được những thành tựu khoa học cộng nghệ, tận dụng được nguồn lực tài chính của các nước phát triển làm cho sản xuất của đất nước ngày càng lớn mạnh đủ sức canh tranh, lợi ích quốc gia - dân tộc và cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ngày càng được củng cố.

Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Công tác tư tưởng, lý luận phải trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong điều kiện Đảng cầm quyền, trước hết phải quan tâm thường xuyên đến công tác giáo dục lý luận chính trị cho các đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là những người nắm vững bản chất các nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì mới trở thành những người tiên phong. Nhận thức sâu sắc nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên xô và Đông Âu, với những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Giáo dục mục tiêu, lý tưởng của Đảng, quán triệt kịp thời những nghị quyết đến cán bộ, đảng viên. Tuyên truyền, vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN. Củng cố niềm tin có cơ sở khoa học của cán bộ, đảng viên, của nhân dân vào con đường đi lên CNXH trong giai đoạn hiện nay. Cần huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong tiến hành công tác chính trị tư tưởng, đặc biệt là phải phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ chuyên trách từ Trung ương đến cơ sở.

Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Việc nắm chắc và chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là quân đội nhân dân và công an nhân dân vững mạnh, thực sự trung thành và tin cậy về chính trị là một nguyên tắc chiến lược của đảng cầm quyền, liên quan trực tiếp đến sự sống còn của quốc gia dân tộc và chế độ. Đảng cầm quyền phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và rèn luyện bản chất giai cấp công nhân của lực lượng vũ trang, luôn trung thành với Đảng, với nhân dân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bản lĩnh chính trị, quyết tâm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ quân đội và công an, sẵn sàng nhận và thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong các tình huống không để bất ngờ xảy ra. Đảng luôn luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang, nhất là quân đội và công an; đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội và công an vừa hồng, vừa chuyên... Sự vững mạnh của lực lượng vũ trang không chỉ là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, mà còn là đội quân lao động sản xuất, đội quân công tác, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước. Đây là lực lượng nòng cốt để cùng toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chủ động xử lý kịp thời và đập tan âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá con đường đi lên CNXH.

Trên đây là những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, trong điều kiện hiện nay kẻ thù sử dụng nhiều thủ đoạn rất thâm độc để tiếp tục tiến công nhằm xóa bỏ chế độ XHCN của các nước còn lại. Theo đó, việc nghiên cứu nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu vận dụng vào thực tiễn xây dựng CNXH ở mỗi nước hiện nay là rất cần thiết.

30 tháng 12 2021

Gợi ý câu b)

Việt Nam cần phải làm… 

Thí sính cần bày tỏ suy nghĩ của bản thân về một trong những biện pháp cụ thể trên một hoặc một số lĩnh vực (chẳng hạn như giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ..., nhằm thúc đẩy việc học tập, nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện đại,trong sự nghiệp xây dựmg và bảo vệ đất nước Việt Nam, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá). Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.

 

30 tháng 12 2021

Đáp án câu a) cho bn nào cần nhaa
Đáp án:
 Trải qua nửa thế ki, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đạt được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu trên tất cả các lĩnh vực: 

- Lĩnh vực khoa học cơ bản như Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học. 

- Công cụ sản xuất mới đặc biệt là máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động. 

- Nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều.. 

- Vật liệu mới như chất polime (chất dẻo)

- Cuộc “ cách mạng xanh" trong nông nghiệp. 

- Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ 

- Những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên

14 tháng 11 2019

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.

- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.

- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

#Hok tốt

haha rãnh trai hay gái ib chẳng được

8 tháng 9 2019

đang Fa đây mà

14 tháng 1 2021

     Chăm sóc bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

  
cho ý kiến về bài văn mình vừa làm mọi người cho ý kiến k hay chỗ nào mk sửa"trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" là thông điệp mà mọi người luôn nhắc đến trong các hội nghị về quyền của trẻ em nhằn nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu trong cong tác chăm sóc,bảo vệ,giáo dục trẻ em,nhất là đối vs trẻ em nghèo trẻ em có hoàn cảnh đắc biệt khó khăn.Những việc làm thiết thực và cụ...
Đọc tiếp

cho ý kiến về bài văn mình vừa làm mọi người cho ý kiến k hay chỗ nào mk sửa
"trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" là thông điệp mà mọi người luôn nhắc đến trong các hội nghị về quyền của trẻ em nhằn nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu trong cong tác chăm sóc,bảo vệ,giáo dục trẻ em,nhất là đối vs trẻ em nghèo trẻ em có hoàn cảnh đắc biệt khó khăn.Những việc làm thiết thực và cụ thể dành cho trẻ sẽ là sự động viên ,tạo môi trường để trẻ phát triển toàn diện.
Như bác hồ đã viết : "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".Câu nói này của bác đã khẳng định rằng trẻ em sẽ là người quyết định tương lai, vị trí của mỗi dân tộc trên đấu trường quốc tế.Điều này đồng nghĩa vs việc tương lai của mỗi dân tộc và toàn thể nhân loại sẽ phụ thuộc vào sự chăm sóc giáo dục của gia đình,nhà trường và toàn thể xã hội đối vs trẻ em.Hiện nay vấn đề bảo vệ,chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm. Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.Còn ở nước ta việc bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đc tăng cường.Công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em đã được chú trọng hơn trc,đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm. Việc huy động, sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiện đáng kể.Số trường đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ngày càng tăng; số trẻ hoàn thành phổ cập trung học cơ sở tăng cao. Thành tích là như thế nhưng nước ta vẫn có những tiêu cực không tránh khỏi.Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực, bị lạm dụng sức lao động có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em phạm tội, trẻ em lang thang, bị tai nạn, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn là những vấn đề xã hội bức xúc. Trẻ em suy dinh dưỡng còn ở mức cao. Các điểm vui chơi và các hình thức giải trí phù hợp với trẻ em còn thiếu.Tình trạng học sinh bỏ học còn khá phổ biến ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiện sống và cơ hội phát triển của trẻ em ở các vùng khó khăn, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ so với trẻ em ở vùng thành phố còn có khoảng cách khá xa. Nguồn lực trong xã hội dành cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu. Huy động cộng đồng vào chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, nhất là ở nông thôn còn yếu.để khác phục tình trạng này đảng và nhà nước cần thực những biện pháp cơ bản sau: Nhà nước phải đầu tư kinh phí thoả đáng cho một số hoạt động chính của công tác trẻ em,công tác trẻ em phải được tổ chức thành phong trào quần chúng sâu rộng và thường xuyên.tăng cường kiểm tra hướng dẫn thực hiện pháp luận,chính sách về bảo vệ chăm sóc tẻ em ở địa phương đặc biệt là ở cấp cơ sở.Chú trọng việc chăm sóc sức khỏe,đảm bảo dinh dưỡng cho tẻ em,tỉ lệ trẻ em đc tiêm chủng phải đạt cơ bản 100%.Còn đối vs gia đình và nhà trường việc chăm sóc trẻ quan trọng hơn cả vì chính họ là người tiếp vs trẻ nhiều nhất, họ hiểu đc mong muốn cá nhân của trẻ để từ đó công tác chăm sóc sẽ tốt hơn.Ngay từ lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm đến các mặt sau đây của trẻ: Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc rèn luyện các giác quan, phát triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục lòng thương yêu đối với sự vật và con người xung quanh mình.Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường.cụ thể:Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới,…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.Tóm lại, việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công

  • KB:Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung mà nhân loại tiến bộ luôn kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai. Vì vậy, quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội.
  • mong mọi người giúp đỡ
45
7 tháng 10 2017

Bài hay quá luôn ! Bạn làm thế là ổn r đó ^^

7 tháng 10 2017

hay nha

13 tháng 1 2019

Chọn đáp án: A.

16 tháng 5 2021

Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người được sinh ra, lớn lên và tồn tại trên mặt đất này. Nhất là trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia, thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" để thoái thác trách nhiệm đó.Học tập là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận dụng, sáng tạo, tìm tòi. Nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con người, tôn giáo, tâm linh. Sự học nào chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn bức tường lớp học mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài. Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội mà họ đang sống, khi bé thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống hay, học nhân cách đẹp. Không ai có thể tồn tại nếu từ bỏ sự học.Ta nói "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" tức là ta đã khẳng định rằng sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như một con đường không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đang ở đâu trên con đường này qua những dấu chân mà ta đã để lại.Ta không thể đến được cái đích ấy bởi đó là một cái đích xa vời vợi với những tinh hoa tri thức của nhân loại về xã hội, thiên nhiên, con người, vũ trụ,... được tích lũy qua hàng vạn năm và cái đích đó, mỗi ngày một xa hơn với một khối lượng tri thức khổng lồ được tìm ra trong mỗi một ngày trôi qua. Và nhất là, dù ta đã thấy được cái đích ấy thì ta vẫn không bao giờ có thể bước qua được nó, bởi những gì mà nhân loại, mà con người biết đến trong vũ trụ này chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông với những điều chưa biết. Vì thế, đó là một con đường mà không bao giờ đến được cái đích.Thế nhưng, nhiều người đã lầm tưởng rằng họ đã đến được cái đích ấy hay cho rằng, đi đến một điểm nào đó trên con đường ấy là đã đủ rồi. Nhưng những người đó nào biết rằng, mỗi phút giây họ dừng lại là hàng triệu người phát đã, đang và sẽ vượt lên trên họ. Đến một lúc nào đó, khi họ đã tụt lại ở quá xa với những người khác thì họ sẽ phải bị đào thải khỏi xã hội mà họ đang sống. Thế nên, đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ "Học, học nữa, học mãi", học kiến thức, học cái hay, cái đẹp,... để tồn tại, để chung sống và để phát triển."Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" và nếu ta ngừng đọc những trang vở đó thì cũng chính là tự "đào mồ chôn mình", nhất là trong một thế kỉ của tri thức như hiện nay. Vì thế, hãy cùng tôi và mọi người tiếp tục bước đi trên con đường mà đích đến là không hề tồn tại

banh

    
27 tháng 10 2017

Mâu thuẫn cơ bản trong truyện tôi và chúng ta thể hiện: mâu thuẫn giữa cái cũ vốn có lạc hậu, lỗi thời với cái mới hiệu quả, thiết thực

- Không thể tạo ra hiệu quả bằng thứ chủ nghĩa tập trung, vì cái chung (chúng ta) được tạo lập từ những cái tôi cụ thể

- Cuộc sống, nguồn lợi mỗi cá nhân cần được chú trọng, quan tâm một cách thiết thực

- Không thể giữ quy chế, nguyên tắc cũ đã lỗi thời, lạc hậu, mà cần thay đổi phương thức tổ chức để thúc đẩy sản xuất

- Vấn đề cấp thiết vở kịch đặt ra lúc bấy giờ có ý nghĩa thực tiễn lớn lao, trực tiếp ảnh hưởng, thay đổi tới sự đổi mới đi lên của đất nước