Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1/* Giống nhau:
- Đều là văn tự sự , là truyện kí hiện đại ( đều được sáng tác thời kì 1930-1945)
- Đều lấy đề tài con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả,đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập
- Đều chan chứa tinh thần yêu thương nhân đạo ( yêu thương , trân trọng những tình cảm , những phẩm chất tốt đẹp của con người , tố cáo những gì tàn ác xấu xa )
- Đều có lối viết chân thực , gần gũi đời sống , rất sinh động (bút pháp hiện thực )
* Khác nhau:
-"Trong lòng mẹ" thuộc thể loại hồi kí . "Tức nước vỡ bờ" thuộc thể loại tiểu thuyết còn "Lão Hạc" thuộc thể loại truyện ngắn.
- Khác nhau về nội dung , đặc sắc nghệ thuật
- Giống nhau: Cả ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta đều thể hiện một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường. Tư tưởng yêu nước là gốc của sắc thái biểu cảm được thể hiện qua văn bản.
- Khác nhau: Trong bài chiếu, Lí Thái Tổ tỏ ra có một thái độ khá thận trọng, chân thành khi đưa ra ý kiến với "các khanh". Trong bài hịch, giọng điệu Trần Quốc Tuấn vừa sôi sục căm thù giặc, vừa nghiêm khắc, vừa ân cần đối với các tướng lĩnh. Còn trong bài cáo, tác giả thay mặt Lê Lợi hùng tráng tuyên bố chủ quyền...
Tham khảo nha em:
Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta – Ngữ văn lớp 8.
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ra đời sau Nam quốc sơn hà mấy trăm năm và quả thực là sự kế thừa và phát triển hoàn thiện ý thức về độc lập chủ quyền, ý thức về quốc gia dân tộc.
Nam quốc sơn hà tương truyền là bài thơ thần của nhà thơ, vị tướng quân Lý Thường Kiệt. Bài thơ tứ tuyệt này có thể coi là một trong những bài thơ sớm nhất đề cao tinh thần dân tộc. Lúc ấy khái niệm quốc gia, chủ quyền độc lập còn đơn giản chứ chưa được hiểu sâu sắc và toàn diện như sau này. Tuy nhiên khi bài thơ khẳng định:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Thì ý thức dân tộc đã được tiến một bước dài rồi. Thời trung đại, phong kiến Trung Hoa lớn mạnh vô cùng. Người Trung Quốc tự cho rằng họ là tinh hoa của vũ trụ. Chỉ có vua của Trung Hoa mới được xếp vào hạng “đế”, hàng “Thiên tử” có thể thay trời hành đạo. Còn tất cả các nước khác xung quanh chỉ là hàng “man di, mọi rợ” và cùng lắm phong cho vua các nước chư hầu một chữ “vương” thôi. Trong con mắt của phong kiến Trung Hoa, nước ta lúc ấy cũng được coi là một nước chư hầu. Thế nhưng câu thơ trong Nam quốc sơn hà lại khẳng định vô cùng đanh thép. Nước Nam ta cũng có “hoàng đế” cũng xứng danh “Thiên tử” bởi:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Rành rành định phận ở sách trời)
Chúng ta có lãnh thổ riêng. Ranh giới Bắc – Nam phân định rõ ràng “tại thiên thư”. Và như vậy người Đại Việt có quyền tự hào và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ngàn đời.
Từ Nam quốc sơn hà đến Bình Ngô đại cáo (đoạn trích Nước Đại Việt ta) là một sự phát triển hoàn thiện khái niệm quốc gia dân tộc. Nhà văn Nguyễn Trãi viết:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi lúc này không phải là tranh luận về hai chữ đế, vương, không phải là cái khái niệm mơ hồ về ranh giới lãnh thổ mà là ở truyền thống văn hiến lâu đời. Văn hiến nghĩa là ca ngợi tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần mà chúng ta đã làm được trong lịch sử.
Quốc gia, dân tộc, chủ quyển… của Nguyễn Trãi còn là:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, lý, Trần hao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi hên xưng đế một phương
Chủ quyền dân tộc với tác giả phải là có lãnh thổ rạch ròi, có truyền thống, có phong tục, có những thói quen thẩm mỹ. Nhưng điều nổi bật nhất để khẳng định chủ quyền của quốc gia chính là lịch sử. Lịch sử sẽ là bằng chứng hùng hồn không thể nào chối cãi được. Ở trong câu văn của Nguyễn Trãi, ta thấy tác giả một lần nữa nhắc đến sự khác biệt đế, vương. So với Nam quốc sơn hà thì ở điểm này, Bình Ngô đại cáo có sự kế thừa. Dân tộc trong quan niệm của nhà văn còn phải có “anh hùng hào kiệt”. Đó mới là những con người tạo ra lịch sử, vừa là những bằng chứng hùng hồn về truyền thống của nước ta.
Có thể nói, ở đoạn trích Nước Đại Việt ta nói riêng và Bình Ngô đại cáo nói chung, có một sự chuyển biến lớn về tư tưởng. Ở đây, cái quan niệm về quốc gia dân tộc hoàn thiện hơn nhiều so với Nam quốc sơn hà. Trên cơ sở những gì đã có, nhà văn Nguyễn Trãi đã kế thừa trọn vẹn Nam quốc sơn hà để rồi từ đó tạo ra bản anh hùng ca bất hủ, bản “tuyên ngôn độc lập thứ hai” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của đồng bào ta.
*ĐẠI VIỆT TA:
đoạn văn bản "Nước Đại Việt ta" đã thể hiện một cách hùng hồn lòng yêu nước thông qua việc nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa yêu nước thương dân đồng thời bày tỏ niềm tự hào về quyền độc lập tự chủ của đất nước và truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên. Lòng yêu nước là những điều thật giản dị, tình cảm ấy nằm ngay trong những suy nghĩ, cảm xúc của mỗi chúng ta về nơi mình sinh ra, lớn lên. Và chính những tình cảm ấy sẽ trở thành động lực để chúng ta phân đấu học tập rèn luyện vì tương lai quê hương, đất nước mình.
*SÔNG NÚI NƯỚC NAM
Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
So sánh:
- Giống nhau: Đều mang tinh thần yêu nước sâu sắc, thái độ thẳng thắn, dứt khoát của người viết được thể hiện qua những câu văn hùng tráng.
- Khác nhau:
+ Chiếu dời đô: Thể hiện được ý chí, tinh thần độc lập tự cường của dân tộc, khát vọng phát triển của dân tộc đang lớn mạnh.
+ Hịch tướng sĩ: Tinh thần quyết chiến, quyết thắng lũ giặc bạo tàn.
+ Nước Đại Việt ta: Ý thức được sâu sắc, tự hào về đất nước độc lập, có chủ quyền.
Giống nhau: Cả 2 em đều không có tình yêu thương gia đình
Đơn độc, không có ai quan, chăm sóc
Khác nhau: Cô bé bán diêm:Em bé thật đáng thương! Chỉ có mẹ và bà thương yêu em, nhưng họ đều đã qua đời. Cha em có lẽ vì quá nghèo khổ nên đã đối xử với em tàn nhẫn. Người qua đường nhìn thấy thi thể em vào buổi sáng đầu năm với thái độ dửng dưng, vô cảm. Trong xã hội tư bản thiếu sự đồng cảm và tình thương yêu giữa người với người,
Trong lòng mẹ:Chihs vì tình thương mẹ nồng thắm nên Hồng mới có những cảm giác như vậy. Hồng mải mê ngắm nhìn gương mặt mẹ hiền hiện trước mắt mình, thấy khác hẳn khuôn mặt mà Hồng phải tưởng tượng qua lời kể của cô. “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má” “chứ không xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi”. Hồng lại nghĩ: “Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?”.
Tham khảo
* Giống : đều thuộc loại hình tự sự , đều có người kể chuyện ( người trần thuật) có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng một nhân vật hoặc gián tiếp ở ngôi thứ 3 thể hiện qua lời kể.
*Khác :- Truyện :+ Phần lớn dựa vào sự tưởng tượng,sáng tạo của tác ghi trên cơ sở quan sát , tìm hiểu đời sống và con người theo sự cảm nhận , đánh giá của tác giả .+ Có cốt truyện , nhân vật , người kể chuyện , lời kể.- Kí :+ Kể về những gì có thật , đã từng xảy ra.+ Thường không có cốt truyện , có khi còn không có cả nhân vật.