Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a,\(\left(3x-4\right)\left(x-1\right)^3=0\)
\(=>\orbr{\begin{cases}3x-4=0\\x-1=0\end{cases}}\)
\(=>\orbr{\begin{cases}x=\frac{4}{3}\\x=1\end{cases}}\)
b,\(\left(x+1\right)+\left(x+2\right)+...+\left(x+100\right)=7450\)
\(=>x.100+\left(1+2+3+...+100\right)=7450\)
\(=>100x+5050=7450\)
\(=>100x=2400\)
\(=>x=24\)
tham khảo :
Tìm hiểu văn bản
- Tác giả: Hồ Thanh Trang.
- Tác phẩm: Báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, 9/2020.
Nội dung
Trái Đất với "vị thần hộ mệnh" nước là hành tinh mang sự sống của muôn loài. Tuy nhiên con người đang dần phá hoại Trái Đất, khiến nó bị tổn hại nhiều. Điều này là nguy cơ lớn đối với muôn loài và chính con người.
Nghệ thuật
Văn bản đa phương tiện luận điểm rõ ràng, số liệu xác thực, hình ảnh hấp dẫn...
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng những thông tin chủ yếu của văn bản.
Trả lời câu 1 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
- Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời.
- Nước chiếm 3/4 bề mặt Trái đất. Nhờ có nước sự sống trên Trái đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, từ vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.
- Trái Đất là nơi cư ngụ của muôn loài. Tất cả mọi dạng tồn tại của sự sống đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn.
- Con người là đỉnh cao kỳ diệu của sự sống trên trái đất. Con người là động vật bậc cao có tình cảm, ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. Tuy nhiên, cũng chính con người đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến Trái Đất bằng hành động khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi.
- Tình trạng của Trái Đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương. Câu hỏi Trái Đất có thể chịu đựng được đến bao giờ là câu hỏi nhân loại không thể làm ngơ.
Câu 2. Bức tranh minh họa làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?
Trả lời câu 2 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
- Bức tranh minh họa làm nổi bật những ý đã triển khai ở phần chữ, vốn được thâu tóm bằng đề mục “Trái Đất – nơi cư ngụ của muôn loài”.
- Trong tranh xuất hiện nhiều loài sinh vật sống trên mặt đất và dưới nước. Dù có nhiều chi tiết tả thực một số loài động – thực vật nhưng bức tranh chủ yếu mang tính cách điệu, biểu trưng, giúp người đọc có được sự hình dung bao quát về không gian tồn tại của vạn vật trên hành tinh chúng ta.
Câu 3. Vấn đề chính được đề cập trong phần 2 ("Vị thần hộ mệnh" của sự sống trên Trái Đất) là gì? Việc nói về vấn đề đó liên quan như thế nào đối với hướng triển khai của những nội dung khác ở các phần kế tiếp?
Trả lời câu 3 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2, tác giả nói về sự hiện diện của nước trên Trái Đất. Đây là phần có ý nghĩa quan trọng trong việc làm nổi bật mạch thông tin chính của văn bản:
+ Vừa làm sáng tỏ nhan đề văn bản (nếu muốn khẳng định Trái Đất là cái nôi của sự sống thì không thể bỏ qua việc chứng minh Trái Đất có tài nguyên nước dồi dào).
+ Vừa xác định hướng triển khai các phần kế tiếp (nói về tính đa dạng của sự sống nhờ có nước và nói về con người với tư cách là “đỉnh cao kì diệu của sự sống”)
- Như vậy, nếu thiếu phần 2, mối liên kết chặt chẽ giữa các phần và các yếu tố cấu tạo của văn bản sẽ bị phá vỡ.
Câu 4. Văn bản đã nói được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất chưa? Em có thể bổ sung điều gì xung quanh vấn đề này?
Trả lời câu 4 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
- Bổ sung sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất:
+ động vật – thực vật
+ loài sống trên cạn – loài sống trên không – loài sốn dưới nước
+ màu sắc – hình dáng – khả năng thích nghi – trí thông minh, …
Câu 5. Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu thêm bằng chứng để khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất.
Trả lời câu 5 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Khi Soạn bài Trái đất - cái nôi của sự sống em đã tìm thêm được những bằng chứng khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất:
- Khi khẳng định, con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống, tác giả đã xuất phát từ góc nhìn chủ quan của con người nói về chính mình.
- Điều khiến con người được xem là đỉnh cao kì diệu là:
+ Con người là động vật bậc cao, có não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực….
+ Bằng bàn tay lao động sáng tạo, con người đã cải tạo lại bộ mặt của Trái Đất, khiến cho nó “người” hơn, thân thiện hơn.
- Tuy nhiên sự sống trên Trái Đất sẽ kì diệu hơn nếu con người không khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu.
Câu 6. Làm rõ lí do xuất hiện của câu hỏi "Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?" trong đoạn cuối của văn bản. Câu hỏi đó gợi lên trong em những suy nghĩ gì?
Trả lời câu 6 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần cuối của văn bản chứa đựng nỗi lo âu về tình trạng Trái Đất hiện nay.
+ Trước hết, người viết nói tới một số thảm họa do hành động “vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người” gây ra cho hành tinh này.
+ Tiếp theo, câu hỏi “Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?” xoáy sâu vào tình trạng Trái Đất hầu như đã huy động hết khả năng chịu đựng của mình trước những gì đã và đang diễn ra. Rõ ràng, “sức khỏe” của Trái Đất đang “có vấn đề”. Điều đó cũng có nghĩa là “ngôi nhà chung” mà chúng ta cư ngụ đang đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mọi người phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, không được khoanh tay đứng nhìn.
Câu 7. Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách đọc một văn bản thông tin?
Trả lời câu 7 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
- Kinh nghiệm về cách đọc một văn bản thông tin:
+ Cần xác định đúng thông tin cơ bản của văn bản thông tin dựa vào nhan đề và phần sa-pô (nếu có)
+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai văn bản thông tin mà tác giả đã chọn.
+ Đánh giá tính chính xác và tính mới của văn bản, thông qua hệ thống ý, số liệu, hình ảnh, … đã được tác giả sử dụng.
Viết kết nối với đọc
Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề: Để hành tinh xanh mãi xanh….
Bài viết tham khảo
Soi ngược vào những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ của đất nước trong thơ ca, chúng ta mới thấy mảnh đất chúng ta đang sinh sống hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi những hậu quả của ô nhiễm môi trường: mùa thu se se lạnh của Hà Nội bị thay thế bởi cái nóng oi bức mà dai dẳng của mùa hạ, mực nước biển dâng cao gây lũ lụt làm thiệt hại cả về người và của, một số sinh vật tuyệt chủng vì mất nơi sinh sống, không ít người tử vong vì ô nhiễm nguồn nước và không khí,… Thật đáng buồn khi người đầu độc nhân loại và các sinh vật khác trên hành tinh lại được coi là bộ phận sở hữu những phát minh vĩ đại làm thay đổi nền văn minh trên Trái đất. Vì vậy, để hành tinh xanh mãi xanh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi công dân trên hành tinh xanh này. Chúng ta phải cùng nhau chung tay thì mới có thể tạo ra tác động đủ lớn giúp đẩy lùi và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân và các sinh vật khác.
Biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:"cái lặng im........như bị gió chặt ra từng khúc"giúp cái lặng im vốn vô hình trở nên rất cụ thể,hữu hình,thấm thía,đáng sợ.
-Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa:"gió giống như những lát chổi lớn.......lung tung"diễn tả chính xác độ mạnh của gió đêm,đồng thới giúp gió vốn vô hình trở nên rất cụ thể ,hữu tình.
78\(\sqrt{2}\)\(\approx\)110,3