Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phân tích khổ thơ trích trong mùa xuân nho nhỏ
Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nổi trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.
Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.
Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:
Ta nhập vào hòa ca
Mội nốt trầm xao xuyến
Tác giá không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.
Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Đầu đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" là như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. Tác giả không mơ ước xa xôi: Một mùa xuân nho nhỏ
Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng của tác giả luôn hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến: Lặng lẽ dăng cho đời
Ý thức của tác giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn là lòng nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khỉ tóc bạc
Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng ầm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giá sẽ sống và cống hiến. Còn sống là còn cống hiến. Lời thơ nhỏ nhẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không thay dổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.
Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của tác giả, được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta phải làm sao để với lương tâm ta, ta không hổ thẹn là người đã chối bỏ trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện được là một “mùa xuân nho nhỏ”.
a. Phương thức biểu đạt: nghị luận
Nội dung: Nếp sống giản dị của Bác Hồ có nguồn gốc, giống như sự giản dị của những danh nho xưa, là một thú di dưỡng tinh thần.
b. Vì "Cái đẹp bắt nguồn từ sự giản dị", khi vẫn nuôi dưỡng được tâm hồn, vẫn cảm thấy sự thoải mái, tự do thì sự gản dị vươn tới tầm cái đẹp, không khoa trương, cầu kì.
c. Viết đoạn văn, học sinh có thể tự do bày tỏ ý kiến của mình. Tham khảo quan niệm thế nào là cuộc sống đẹp sau đây:
- Là biết sống vì người khác, biết yêu thương, sẻ chia với người khác.
- Biết nghĩ đến bản thân mình, hoàn thiện bản thân mình.
- Sống có lí tưởng, ước mơ, khát vọng.
- Có ý chí, nghị lực.
a. PTBĐ: Nghị luận
Nội dung: về nếp sống giản dị của Bác Hồ.
b. Nếp sống giản dị của Bác là quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống vì nó giúp đem đến sự thanh cao cho cả tâm hồn và thể xác. Khi con người biết sống giản dị thì sẽ không bị những vật chất bề ngoài ràng buộc, có tâm sức làm những điều quan trọng và mình cho là có ích cho đời. Khi giúp đỡ và trở nên có ích trong cuộc đời này, con người sẽ thấy tâm hồn được thanh thản, nhẹ nhõm, sảng khoái. Từ đó mà càng thêm vui tươi, yêu đời và có nhiều năng lượng. Như vậy, sống giản dị là quan điểm thẩm mĩ về cuộc sống, là lối sống tích cực.
c. Quan niệm về cuộc sống đẹp: Sống đẹp là sống có ích, không vì những tư lợi hay lợi ích vật chất mà làm cải biến hay suy chuyển những tư tưởng, mục đích của bản thân. Sống đẹp là lối sống tích cực, không bi quan, bi lụy, sầu muộn, sống an nhiên tự tại giữa dòng đời bon chen xô bồ. Sống đẹp là không chỉ nghĩ đến sự tiến bộ của bản thân mà còn có thể giúp đỡ được nhiều người. (dẫn chứng + phân tích)
Bạn tham khảo dàn ý sau đây nha
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lí tưởng sống của giới trẻ hiện nay (học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình tùy thuộc vào khả năng của từng người).
2. Thân bài
a. Giải thích
Lí tưởng sống: những suy nghĩ, hành động tích cực của con người, hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả.
Lí tưởng sống ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ đặc biệt là các bạn thanh niên hiện nay.
b. Phân tích
• Biểu hiện của người có lí tưởng sống
Biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình.
Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn.
Biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn.
• Lợi ích của lí tưởng sống
Mang đến cho con người những thành quả sau bao nỗ lực, cố gắng.
Giúp chúng ta tôi luyện những phẩm chất quý giá: chăm chỉ, cần cù, lạc quan.
Khiến chúng ta được người khác yêu thương, tin tưởng và học tập theo.
c. Chứng minh
Học sinh lấy dẫn chứng về những người trẻ sống có lí tượng nổi bật, tiêu biểu mà được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm hoặc có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn → những người này đáng bị phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại tầm quan trọng của lí tưởng sống đối với giới trẻ đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
* Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân qua 4 câu thơ với vẻ đẹp nổi bật về ngoại hình. Còn tác giả dành tới 12 câu thơ để miêu tả Kiều. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Vân trước rồi mới miêu tả Kiều, thủ pháp đòn bẩy nhằm làm nổi bật vẻ đẹp nàng Kiều.
* Vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên qua 3 yếu tố: sắc. tài, tình
- Ngoại hình: đó là vẻ đẹp mặn mà đằm thắm, tràn đầy sức sống, đạt đến mức độ hoàn hảo, lý tưởng, khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen
- Trí tuệ, tài năng: Nàng thông minh, sắc sảo, tư chất hơn người, vẻ đẹp toàn diện cả cầm, kì, thi , họa. Nổi bật là tài đánh đàn.
- Tâm hồn: trong trắng, thanh cao và cũng rất tinh tế, đa sầu, đa cảm.
* Nhận xét:
- Nàng Kiều là người có vẻ đẹp lí tưởng vượt xa so với chuẩn mực thẩm mĩ thời trung đại.
- Vẻ đẹp này cũng dự báo về một cuộc đời bất hạnh, gặp nhiều sóng gió của nàng Kiều.
* Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân qua 4 câu thơ với vẻ đẹp nổi bật về ngoại hình. Còn tác giả dành tới 12 câu thơ để miêu tả Kiều. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Vân trước rồi mới miêu tả Kiều, thủ pháp đòn bẩy nhằm làm nổi bật vẻ đẹp nàng Kiều.
* Vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên qua 3 yếu tố: sắc. tài, tình
- Ngoại hình: đó là vẻ đẹp mặn mà đằm thắm, tràn đầy sức sống, đạt đến mức độ hoàn hảo, lý tưởng, khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen
- Trí tuệ, tài năng: Nàng thông minh, sắc sảo, tư chất hơn người, vẻ đẹp toàn diện cả cầm, kì, thi , họa. Nổi bật là tài đánh đàn.
- Tâm hồn: trong trắng, thanh cao và cũng rất tinh tế, đa sầu, đa cảm.
* Nhận xét:
- Nàng Kiều là người có vẻ đẹp lí tưởng vượt xa so với chuẩn mực thẩm mĩ thời trung đại.
- Vẻ đẹp này cũng dự báo về một cuộc đời bất hạnh, gặp nhiều sóng gió của nàng Kiều.
Cuộc sống hiện nay con người đã dần không còn có ý thức có trách nhiệm với cuộc sống với mọi người trong xã hội. đứng trước hoàn cảnh đó lực chọn cách sống như thế nào là một vấn đề khá khó khăn . Trước vấn đề ấy thì nhà thơ Tố Hữu đã đặt ra một câu hỏi “ôi sống đẹp là gì hỡi bạn” đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Vấn đề sống đẹp là một vấn đề mà nhà thơ Tố Hữu đưa ra ra là vấn đề chúng ta cần phải nhận thức và nhìn nhận một cách đúng đắn nhất.
Trước tiên câu thơ của Tố Hữu được viết dưới dạng câu hỏi . Đó là một điều đặc biệt. Có lẽ tác giả vẫn chưa tìm được câu trả lời hoặc tác giả đã có câu trả lời cho mình nhưng ông muốn đặt ra để tất cả chúng ta càn phải suy nghĩ một cách sâu sắc nhất. Sống đẹp chính là câu hỏi tất yếu của con người từ khi thiết lập văn hóa. Văn hóa đi đôi với sống đẹp có văn hóa thì có sống đẹp. Trước tiên chúng ta cần phải hiểu sống đẹp là như thế nào? Đó chính là sống tốt giúp đỡ mọi người một cách thoải mái không yêu cầu được đáp trả. Đó là một lối sống biết yêu thương và quý trọng con người một cách tự nhiên không câu nệ. Nó không phải là những gì to lớn hay sâu sa đâu nó cũng không phải những lời lẽ lí lẽ được ghi chép lại trong sách vở mà chính là những hành động thực tế những hành động giúp đỡ người khác dù là nhỏ nhất của bạn trong cuộc sống hàng ngày. Sống đẹp là sống có ích có lý tưởng sống có trách nhiệm sống hết mình vì lý tưởng cao đẹp có mục tiêu cụ thể rõ ràng trong sáng đẹp, đó còn là lối sống biết cống hiến, biết hòa nhập với cộng đồng. Sẽ thật ích kỉ nếu “chỉ nhận riêng mình” mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chia sẻ để nhận về nhiều hơn những điều mình có là bản chất của cuộc đời này và đó là chất kết dính con người thành một cộng đồng vững mạnh. Những giọt máu nóng hổi cho đi có thể cứu lấy sự sống cho ít nhất một người. Một bàn tay tình nguyện vươn đến vùng cao có thể mang đến hạnh phúc cho rất nhiều người. Gần gũi hơn, trong cuộc sống hàng ngày, một lời động viên, an ủi bạn bè, hàng xóm có thể mang đến những động lực để họ vượt qua gian khó; một ánh mắt sẻ chia, một bàn tay nắm lấy có thể giúp người bạn trong phút sa ngã vượt qua cám dỗ, mặc cảm. Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ luôn đợi chờ sự góp sức, chung tay của mỗi chúng ta.Cuộc sống hiện nay con người đã dần không còn có ý thức có trách nhiệm với cuộc sống với mọi người trong xã hội. đứng trước hoàn cảnh đó lực chọn cách sống như thế nào là một vấn đề khá khó khăn . Trước vấn đề ấy thì nhà thơ Tố Hữu đã đặt ra một câu hỏi “ôi sống đẹp là gì hỡi bạn” đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Vấn đề sống đẹp là một vấn đề mà nhà thơ Tố Hữu đưa ra ra là vấn đề chúng ta cần phải nhận thức và nhìn nhận một cách đúng đắn nhất.
Trước tiên câu thơ của Tố Hữu được viết dưới dạng câu hỏi . Đó là một điều đặc biệt. Có lẽ tác giả vẫn chưa tìm được câu trả lời hoặc tác giả đã có câu trả lời cho mình nhưng ông muốn đặt ra để tất cả chúng ta càn phải suy nghĩ một cách sâu sắc nhất. Sống đẹp chính là câu hỏi tất yếu của con người từ khi thiết lập văn hóa. Văn hóa đi đôi với sống đẹp có văn hóa thì có sống đẹp. Trước tiên chúng ta cần phải hiểu sống đẹp là như thế nào? Đó chính là sống tốt giúp đỡ mọi người một cách thoải mái không yêu cầu được đáp trả. Đó là một lối sống biết yêu thương và quý trọng con người một cách tự nhiên không câu nệ. Nó không phải là những gì to lớn hay sâu sa đâu nó cũng không phải những lời lẽ lí lẽ được ghi chép lại trong sách vở mà chính là những hành động thực tế những hành động giúp đỡ người khác dù là nhỏ nhất của bạn trong cuộc sống hàng ngày. Sống đẹp là sống có ích có lý tưởng sống có trách nhiệm sống hết mình vì lý tưởng cao đẹp có mục tiêu cụ thể rõ ràng trong sáng đẹp, đó còn là lối sống biết cống hiến, biết hòa nhập với cộng đồng. Sẽ thật ích kỉ nếu “chỉ nhận riêng mình” mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chia sẻ để nhận về nhiều hơn những điều mình có là bản chất của cuộc đời này và đó là chất kết dính con người thành một cộng đồng vững mạnh. Những giọt máu nóng hổi cho đi có thể cứu lấy sự sống cho ít nhất một người. Một bàn tay tình nguyện vươn đến vùng cao có thể mang đến hạnh phúc cho rất nhiều người. Gần gũi hơn, trong cuộc sống hàng ngày, một lời động viên, an ủi bạn bè, hàng xóm có thể mang đến những động lực để họ vượt qua gian khó; một ánh mắt sẻ chia, một bàn tay nắm lấy có thể giúp người bạn trong phút sa ngã vượt qua cám dỗ, mặc cảm. Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ luôn đợi chờ sự góp sức, chung tay của mỗi chúng ta.
khó giải thích lắm bạn ơi
nói chung là sống đẹp là sống đẹp là 1 thứ ko thể giải thich = mồm . mồm thì nói hay nhưng chưa chắc đã làm được đâu bạn ơi :))
suy ra sống đẹp là ít nói , nhưng 1 khi mà nói là phải làm . 1 khi đã làm là có đứa chết :))