Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:
Văn miêu tả | Văn biểu cảm |
---|---|
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: miêu tả
Mục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung được về nó. |
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.
Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết. |
Câu 2: Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm:
Văn tự | Văn biểu cảm |
---|---|
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: tự sự
Mục đích: Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc. |
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.
Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết. |
Câu 3: Tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
- Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.
- Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.
- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiết yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Tất cả những bà ta đã học: "Hoa hải đường", "Về An Giang", "Hoa học trò", "Cây sấu Hà Nội"… đều là những ví dụ cụ thể.
Câu 4: Tham khảo dàn ý "cảm nghĩ về mùa xuân" sau:
a. Mở bài: Trong một năm có 4 mùa, mỗi mùa có một đặc điểm riêng (kể một vài đặc điểm riêng biệt) nhưng em yêu nhất là mùa xuân vì đó là sự khởi đầu mới cho một năm, hoa, lá đâm chồi nảy lộc, ...
b. Thân bài:
- Biểu cảm về mùa xuân:
+ Thiên nhiên:
++) Không khí ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc
++) Hoa đào khoe sắc, chim én chao liệng
++) Nắng uân hây hẩy, nông nàn.
++) Hoạt động đặc trưng của con người.
+ Đón tết Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân.
- Kỉ niệm với mùa xuân: sum vầy bên gia đình, ....
c. Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về mùa xuân
Câu 5:
- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy, ...
- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả => tính trữ tình.
Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Có hai loại : từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Hiện tượng từ đồng nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất với những biểu hiện phong phú, sinh động trong thực tế.
Câu 2 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Câu 3 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ | Từ đồng nghĩa | Từ trái nghĩa |
bé (chỉ kích thước, khối lượng) | nhỏ | to, lớn, vĩ đại |
thắng | được | thua, thất bại |
chăm chỉ | siêng năng, cần cù | lười biếng |
Câu 4 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa :
+ Từ nhiều nghĩa : các nghĩa của từ tương đồng, có mối quan hệ với nhau.
+ Từ đồng âm : các nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Câu 5 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Thành ngữ có giá trị tương đương từ, về cơ bản có thể làm những chức vụ cú pháp giống như từ (chủ ngữ, vị ngữ trong câu, phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…)
Câu 6 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Bách chiến bách thắng : Trăm trận trăm thắng.
- Bán tín bán nghi : nửa tin nửa ngờ.
- Kim chi ngọc diệp : lá ngọc cành vàng.
- Khẩu Phật tâm xà : miệng nam mô bụng bồ dao găm.
Câu 7 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Thay thế từ in đậm bằng từ ngữ tương đương :
- đồng không mông quạnh.
- còn nước còn tát.
- con dại cái mang.
- giàu nứt đố đổ vách.
Câu 8 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
Câu 9 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
- Ví dụ về các lối chơi chữ :
+ Dùng từ đồng âm : Hổ mang bò lên núi → hai nghĩa : Con hổ mang con bò lên núi / Con hổ mang đang bò lên núi.
+ Chơi chữ dùng lối nói gần âm :
Con cá đâu anh ngồi câu đó
Biết có không mà công khó anh ơi.
(Ca dao)
+ Chơi chữ dùng cách điệp âm : Bà Ba béo, bả bán bánh bèo, bán bánh bò bông ben bãi biển Bắc Bộ. bả bứt bông bụt bỏ bậy bỏ bạ, buôn bán bê bối, bịp bợm, bị bắt bỏ bót ba bốn bữa (câu chuyện dân gian).
+ Chơi chữ dùng lối nói lái : Mang theo một cái phong bì – Trong đựng cái gì đựng cái đầu tiên (“đầu tiên” : tiền đâu).
+ Chơi chữ dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa :
Con cò chết rủ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra bò vào
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần vác mõ đi rao.
⇒ Sử dụng các từ cùng chỉ
Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Có hai loại : từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Hiện tượng từ đồng nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất với những biểu hiện phong phú, sinh động trong thực tế.
Câu 2 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Câu 3 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ | Từ đồng nghĩa | Từ trái nghĩa |
bé (chỉ kích thước, khối lượng) | nhỏ | to, lớn, vĩ đại |
thắng | được | thua, thất bại |
chăm chỉ | siêng năng, cần cù | lười biếng |
Câu 4 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa :
+ Từ nhiều nghĩa : các nghĩa của từ tương đồng, có mối quan hệ với nhau.
+ Từ đồng âm : các nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Câu 5 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Thành ngữ có giá trị tương đương từ, về cơ bản có thể làm những chức vụ cú pháp giống như từ (chủ ngữ, vị ngữ trong câu, phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…)
Câu 6 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Bách chiến bách thắng : Trăm trận trăm thắng.
- Bán tín bán nghi : nửa tin nửa ngờ.
- Kim chi ngọc diệp : lá ngọc cành vàng.
- Khẩu Phật tâm xà : miệng nam mô bụng bồ dao găm.
Câu 7 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Thay thế từ in đậm bằng từ ngữ tương đương :
- đồng không mông quạnh.
- còn nước còn tát.
- con dại cái mang.
- giàu nứt đố đổ vách.
Câu 8 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
Câu 9 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
- Ví dụ về các lối chơi chữ :
+ Dùng từ đồng âm : Hổ mang bò lên núi → hai nghĩa : Con hổ mang con bò lên núi / Con hổ mang đang bò lên núi.
+ Chơi chữ dùng lối nói gần âm :
Con cá đâu anh ngồi câu đó
Biết có không mà công khó anh ơi.
(Ca dao)
+ Chơi chữ dùng cách điệp âm : Bà Ba béo, bả bán bánh bèo, bán bánh bò bông ben bãi biển Bắc Bộ. bả bứt bông bụt bỏ bậy bỏ bạ, buôn bán bê bối, bịp bợm, bị bắt bỏ bót ba bốn bữa (câu chuyện dân gian).
+ Chơi chữ dùng lối nói lái : Mang theo một cái phong bì – Trong đựng cái gì đựng cái đầu tiên (“đầu tiên” : tiền đâu).
+ Chơi chữ dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa :
Con cò chết rủ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra bò vào
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần vác mõ đi rao.
⇒ Sử dụng các từ cùng chỉ
I. VỀ TÁC GIẢ
Đặng Thai Mai (1902-1984) là một nhà văn, đồng thời là nhà nghiên cứu văn học lớn. Những bài phê bình, những công trình nghiên cứu của ông có giá trị lớn về học thuật, mang đến cho bạn đọc những nhận thức sâu sắc về tác gia, tác phẩm văn học, về ngôn ngữ dân tộc,...
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau:
- Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát.
- Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:
+ Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;
+ Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có" đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.
2. Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: "nói thế có nghĩa là nói rằng..." gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt ("hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"), vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử".
3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiếp và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.
Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.
Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt.
Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...
Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:
Con lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn xao,có sóng biển đu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến cho bạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.
4. Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:
- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).
- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.
- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.
- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.
5.* Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật: Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.
Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu. Ví dụ: "Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi". Hoặc: "Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói...". Cách mở rộng câu như vậy giúp tác giả không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.
2. Cách đọc
Cũng giống như văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đoạn trích này được tổ chức rất chặt chẽ, lô gích với hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng vừa sinh động vừa khoa học. Ngoài các yêu cầu chung khi đọc kiểu bài nghị luận (đã trình bày ở bài trước), cần chú ý đến tổ chức ngôn ngữ riêng, giọng điệu và cách hành văn riêng của từng tác giả, tác phẩm. Cụ thể, trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, hệ thống lập luận được trình bày theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ thực tiễn đến lí luận, trong đó có cả lí luận về tiếng, về vần, về thanh, từ từ vựng đến ngữ pháp, ngữ âm,...
Nếu như trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cấu trúc trùng điệp của văn bản có gây ít nhiều khó khăn cho việc đọc nhưng lại có thể giúp bạn đọc nắm bắt được nhịp điệu một cách nhanh chóng thì trong văn bản này, đặc điểm đó lại không được thể hiện một cách rõ ràng (dẫu tác giả có sử dụng biện pháp lặp cấu trúc). Yêu cầu chung với các văn bản nghị luận vẫn là tập đọc trước nhiều lần để nắm bắt được tư tưởng, nhất là mạch văn của tác giả, từ đó có sự điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp.
3. Đọc bài Tiếng Việt giàu và đẹp (trích trong cuốn Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của Phạm Văn Đồng) và ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Có thể lấy các ví dụ kiểu như:
- Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ…
(Ca dao)
- … Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
(Ca dao)
- … Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh.
(Mai Văn Tạo)
- … Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(Vũ Bằng)
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Đặng Thai Mai sinh ngày 25/12/1902, mất ngày 25/9/1984 tại Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi. Ông có bút danh Thanh Tuyền. Quê ông là làng Lương Điền, tổng Bích Triều, hiện nay là xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Ông là người có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới
2. Tác phẩm
Văn bản này được trích từ phần đầu của bài nghiên cứu "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc" của Đặng Thai Mai - nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng nước ta. Đoạn trích tập trung nói về cái đẹp và cái hay của Tiếng Việt.
II. Trả lời câu hỏi
1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần sau :
- Phần mở đầu (đoạn 1, 2) : Nêu luận điểm khái quát
- Phần khai triển (còn lại) : Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý :
+ Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài
+ Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của Tiếng Việt
2. Nhận định " Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp lại có nhịp điệu : " nói thế có nghĩa là nói rằng ...." gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của Tiếng Việt ("hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"); vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử"
3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của Tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiến và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.
Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt đến người biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm tham cũng nhận ra rằng "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.
Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của Tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng.
Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật lên cái đẹp và cái hay của Tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hòa âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm con người và thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,....
4. Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật : tác giả đã kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ : nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện. Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu, giúp không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.
Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện qua câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Tiếng Việt truyền tải được nội dung, tâm tư tình cảm của người nói
- Tiếng Việt còn tạo ra nhịp điệu, nhạc tính khi thể hiện nội dung
Câu 1:
Xem lại khái niệm từ đồng nghĩa và các loại từ đồng nghĩa ở đây "Từ đồng nghĩa"
- Hiện tượng từ đồng nghĩa (nhiều từ cùng biểu thị một sự vật, họat động, tính chất) ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất trong những biểu hiện phong phú, sinh động, đa dạng, nhiều màu vẻ của nó trong thực tế khách quan.
Câu 2:
Xem lại khái niệm từ trái nghĩa ở đây "Từ trái nghĩa"
Câu 3:
bé: từ đồng nghĩa là "nhỏ", từ trái nghĩa là "to", "lớn",...
thắng: từ đồng nghĩa là "được", từ trái nghĩa là "thua", "thất bại"...
chăm chỉ: từ đồng nghĩa là "siêng năng", "cần cù",... từ trái nghĩa là" "lười biếng", "lười nhác",...
Câu 4:
Xem lại khái niệm từ đồng âm ở đây "Từ đồng âm"
- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa:
Trong từ nhiều nghĩa (một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hoạt động, tính chất; biểu thị nhiều khái niệm), các nghĩa của từ có mối quan hệ với nhau
Trong từ đồng âm, các từ vốn là những từ hoàn toàn khác nhau, không có mối quan hệ nào giữa chúng.
Câu 5:
Xem lại khái niệm thành ngữ ở đây "Thành ngữ"
- Thành ngữ có giá trị tương đương từ. Do đó, về cơ bản, nó có thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp giống như từ (làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu; làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ...).
Câu 6:
Bách chiến, bách thắng: Trăm trận trăm thắng
Bán tín bán nghi: Nửa tin nửa ngờ.
Kim chi ngọc diệp: Lá ngọc cành vàng.
Khẩu Phật tâm xà: Miệng nam mô bụng bồ dao găm.
Câu 7:Thay thế:
đồng rộng mênh mông và vắng lặng bằng đồng không mông quạnh.
phải cố gắng đến cùng bằng còn nước còn tát.
làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái bằng con dại cái mang.
giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì bằng giàu nứt đố đổ vách.
Câu 8:
Xem lại khái niệm điệp ngữ và các dạng điêp ngữ ở đây "Điệp ngữ"
Câu 9:
Xem lại bài chơi chữ ở đây "Chơi chữ"
Mơn nha