Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
c) cách sử dụng: khác nhau
câu hợp lí:(1): gạch đầu dòng thứ nhất.
(2) gạch đầu dòng thứ nhất.
d)tất cả các dấu "?" đều thay bằng dấu "." nha.
Bạn ơi, phần C. Hoạt động luyện tập và D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng ý
Soạn bài tổng kết phần văn 1. Định nghĩa các thể loại (1) Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. (2) Truyện kể kịch: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: - Nhân vật bất hạnh như người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí…. - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ. - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch. - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, có tính cách như con người). Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. (3) Truyện ngụ ngôn: Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ đạc hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. (4) Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc để phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. (5) Truyện trung đại Việt Nam: Trong lịch sử văn học Việt Nam, thời trung đại ( thường được tính từ thế kỉ X đến cuối thể kỉ XIX), thể loại truyện văn xuôi chữ Hán đã ra đời, có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại. Ở đây vừa có loại truyện hư cấu (tưởng tượng nghệ thuật). Cốt truyện hầu hết còn đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. (6) Văn bản nhật dụng: là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy. Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản. 2. Văn bản truyện STT Nhan đề văn bản Nhân vật chính Tính cách và vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính 1 Con Rồng, cháu Tiên Lạc Long Quân, Âu Cơ Tổ tiên người Việt – ý nguyện đùm bọc thống nhất cộng đồng người Việt. 2 Bánh chưng, bánh giầy Lang Liêu Người sáng tạo bánh chưng, bánh giầy – thành tựu văn minh nông nghiệp, đề cao nghề nông. 3 Thánh Gióng Cậu bé làng Gióng Anh hùng cứu nước chống ngoại xâm – ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước. 4 Sơn Tinh, Thủy Tinh Sơn Tinh, Thủy Tinh Lũ lụt và cách chế ngự thiên tai – công lao dựng nước các vua Hùng. 5 Sự tích Hồ Gươm Lê Lợi Anh hùng giải phóng đất nước – tính chính nghĩa, nhân dân, khát vọng hòa bình. 6 Sọ Dừa Sọ Dừa Phẩm chất, tài năng đặc biệt dưới lốt vật – giá trị chân chính của con người, tình thương đối với người bất hạnh. 7 Thạch Sanh Thạch Sanh Dũng sĩ diệt ác cứu người – ước mơ, đạo đức, công lí, lí tưởng nhân đạo. 8 Em bé thông minh Em bé Người thông minh – đề cao sự thông minh và trí không dân gian. 9 Cây bút thần Mã Lương Người có tài năng kì lạ - đề cao công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật. 10 Ông lão đánh cá và con cá vàng Bà vợ Kẻ tham lam bội bạc – ca ngợi lòng biết ơn, lên án kẻ bội bạc. 11 Ếch ngồi đáy giếng Con Ếch Kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang – người ta cần cố gắng mở rộng hiểu biết, tránh kiêu ngạo. 11 Thầy bói xem voi Năm ông thầy bói Những kẻ nhìn sự việc lệch lạc, một phía – phải xem xét sự việc toàn diện. 12 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Thành viên trong tập thể không thể sống tách biệt – cần gắn bó để tồn tại. 13 Treo biển Người chủ cửa hàng bán cá Người thiếu chủ kiến – cần suy xét kĩ khi nghe ý kiến người khác. 14 Con hổ có nghĩa Con hổ Loài vật có nghĩa – đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. 15 Mẹ hiền dạy con Bà mẹ thầy Mạnh Tử Gương sáng về tình thương con và cách dạy con – môi trường sống, đạo đức và chí học hành. 16 Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng Thái y họ Phạm Lương y như từ mẫu - lòng thương yêu và quyết cứu sống người bệnh, không sợ quyền uy. 17 Bài học đường đời đầu tiên Dế Mè Trẻ tuổi, cường tráng nhưng kiêu căng, xốc nổi – cần suy nghĩ chín chắn trước khi hành động. 18 Bức tranh của em gái tôi Mèo và người anh Người em nhân hậu, người anh hạn chế về tính cách – cần nhìn rõ và sửa khuyết điểm. 19 Buổi học cuối cùng Thầy Ha-men Người thầy yêu nước – qua tình yêu tiếng nói dân tộc. 3. Phương thức biểu đạt. Về phương thức biểu đạt, truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại có phương thức giống nhau: kết hợp tự sự với miêu tả, đôi khi biểu cảm hoặc nghị luận. 4. Văn bản thể hiện truyền thống yêu nước, truyền thống nhân ái. STT Văn bản thể hiện truyền thống yêu nước Văn bản thể hiện lòng nhân ái của dân tộc ta 1 Sông nước Cà Mau 2 Bức tranh của em gái tôi 3 Đêm nay Bác không ngủ Đêm nay Bác không ngủ 4 Lượm 5 Cây tre Việt Nam 6 Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử
Chúc bạn học tốt
Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
Trả lời:
Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:
- Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.
- Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.
Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
Trả lời:
* Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
- Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.
- Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.
* Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Trả lời:
* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.
- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
- Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.
- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”
* Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Trả lời:
Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:
- Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.
- Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.
- Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...
- Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”
Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.
Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy
Trả lời:
Những câu văn có hình ảnh so sánh:
- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
- Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.
- ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...
- “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"
Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Trả lời:
Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
Theo em, điều tuyệt vời nhất mà thầy giáo Ha-men đã làm được trong buổi học cuối cùng là gì?
Soạn bài phương pháp tả cảnh
I. Phương pháp viết văn tả cảnh
1. Văn bản thứ nhất miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác. Nhân vật có thể hình thật rắn chắc, sức lực mạnh mẽ (pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn), vận dụng hết sức lực thể chất (hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa) mới có thể dựa con thuyền vượt thác.
- Qua đó, ta có thể hình dung khúc sông có nhiều dòng thác cực kì hung hãn: nước từ trên cao đổ xuống giũa hai vách đá dựng đứng; sức nước chảy mạnh, nhanh như muốn kéo lùi con thuyền.
2. Văn bản thứ hai tả quanh cảnh dòng sông tuôn chảy ra biển: sức chảy mạnh, đàn cá đông đúc trên mặt sông đến rừng cây đước bạt ngàn nhiều màu xanh hai bên bờ sông.
- Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy bằng cách lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu của những đối tượng miêu tả: dòng sông, mặt nước, bờ sông.
3. Văn bản thứ ba tả lũy tre làng.
- Tóm tắt các ý của mỗi phần:
(1) Giới thiệu chung về lũy tre làng.
(2) Ba lớp lũy tre.
- Lũy tre ngoài cùng:
+ Tre gai chằng chịt, đan chéo nhau, có gai nhọn.
+ Không đốn, dày đặc, làm bức tường tre bảo vệ làng.
- Lũy tre giữa và lũy tre trong:
+ tre vườn thẳng tắp, óng chuốt, đầy sức sống.
+ Thay lá xanh mướt.
+ Thân cứng cỏi, tán mềm mại.
(3) Hình ảnh măng tre lên chồi và nêu cảm tưởng.
- Nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn:
+ Từ ngoài vào trong.
+ Từ khái quát đến cụ thể.
II. Luyện tập phương pháp viết văn bản tả cảnh và bố cục của bài tả cảnh.
1. Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.
a. Quan sát và lựa chọn những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu:
(1) Học sinh bắt đầu làm bài.
- Học sinh làm bài.
+ Các bạn tìm hiểu đề, lập dàn ý và triển khai bài làm.
+ Những bạn làm bài.
+ Những bạn chưa làm được hoặc chưa làm đủ ý: nét mặt, dáng ngồi, bàn tay cầm bút…
- Cô giáo:
+ Đi vòng quanh lớp vài lần.
+ Ngồi trước lớp, nhìn bao quát.
+ Thái độ, cách nhìn đối với vài học sinh.
- Không khí lớp học:
+ Lớp học im lặng, thỉnh thoảng vẫn có tiếng rầm rì.
+ Nghe rõ tiếng bút trên giấy, tiếng sột soạt xếp thêm giấy mới.
(2) Tiết làm bài kết thúc:
- Các bạn làm xong bài: gác bút, dò lại bài.
- Các bạn làm chưa xong, vội làm cho kịp.
- Vài bạn tranh thủ hỏi người bên cạnh.
- Chuông reo: thu bài.
b. Có thể miêu tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn trên theo thứ tự thời gian.
c. Viết phần mở bài.
“Sau gần bốn tiết được nghe cô giảng lí thuyết làm văn, sáng nay lớp em thực hành viết Tập làm văn. Dù được thông báo trước, nét mặt ai nấy đều có vẻ căng thẳng, chờ đợi, kể cả những học sinh vào loaj giỏi Văn nhất lớp. Do đó, lớp học nhao lên khi cô vừa ghi xong đề bài lên bảng. Vài tiếng reo phấn khởi xen lẫn những tiếng thất vọng. Cô gõ thước xuống bàn, yêu cầu trật tự và nhắc lại cách kẻ ô trên tờ giấy làm bài. Lớp học im lặng dần, hơn bốn mươi cái đầu cúi xuống trên trang giấy trắng: chúng em bắt đầu làm bài…”.
- Phần kết bài:
“Một hồi chuông dài reo lên. Lần lượt từng dãy bàn nộp bài cho cô theo hiệu lệnh, vài bạn còn lom khom vội vã viết thêm mấy chữ cuối. Chúng em xếp gọn giấy, bút thơ phào nhẹ nhõm… Có vài người túm tụm hỏi nhau về bài vừa viết, có người giở vội sách ra xem lại câu dẫn chứng… Rồi chỉ vài phút, chúng em quên ngay bài kiểm tra vừa qua để thú vụ với gói xôi, miếng bánh, cái kẹo và nụ cười thỏa thuê trong suốt hai mươi phút ra chơi”.
2. Tả cảnh sân trường ra chơi.
- Trong phần thân bài, cảnh được miêu tả vừa theo thứ tự thời gian, cừa theo không gian, tức là miêu tả các hoạt động ở từng khu vực theo diễn tiến thời gian. Có thể trong quá trình hoạt động, ta kết hợp miêu tả cảnh thiên nhiên (sắc nắng, cây cối sân trường) với miêu tả hoạt động con người để bài văn thêm sinh động, cụ thể.
- Một đoạn văn miêu tả một cảnh của sân trường trong giờ ra chơi.
a. Cảnh căn tin:
“Sau tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi, tiếng ồn ào rền vang đều khắp khung trường như tiếng ve đồng ca mùa hè vậy! Thế rồi những dáng áo trắng, khăn đỏ túa ra từ những cầu thang… Lao nhanh nhất là những bước chân chạy về hướng căn tin. Có lẽ sáng nay các bạn ấy chưa kịp ăn sáng. Và quầy căn tin thì vô cùng hấp dẫn với đủ các loại: bánh bao, bánh ướt, bánh mì, xôi gấc, lại có cả phở, bún riêu, cháo lòng… Những bước chân chậm hơn, đi có vẻ từ tốn hơn là của các bạn sà vào quầy mua me, cóc, mận hoặc kem, nước ngọt… Thì ra cái bao tử cứ thúc bách người ta mạnh mẽ thế!”.
b. Cảnh sân trường.
“Người những nhóm học sinh đang chơi đá cầu, chơi cầu lông, rải rác trên những bang đá là những đôi bạn đang thủ thỉ trò chuyện, co bạn đang ôn tập học bài, cũng có bạn đang mơ mộng thả hồn theo đám mây thấp thoáng trên tán lá bang kia.
Em ngồi bên gốc cây phượng già bắt đầu trổ hoa, đang nhâm nhi miếng kẹo và nhìn ngắm cảnh trường và ước gì mình được sống mãi với tuổi thơ…”.
3. Dàn ý bài văn Biển đẹp
- Mở bài: cảnh biển đẹp
- Thân bài: Vẻ đẹp và màu sắc của biển ở nhiều thời điểm khác nhau:
+ Buổi sáng sớm.
+ Buổi chiều: chiều lạnh, nắng tắt sớm, chiều nắng tàn mát dịu.
+ Buổi trưa.
+ Ngày mưa rào.
+ Ngày nắng.
- Kết bài: Nhận xét và cảm nghĩ về cảnh sắc thay đổi của biển.
bạn link vào
http://hoctotnguvan.net/soan-bai-phuong-phap-ta-canh-22-949.html
chúc bạn học tốt
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1.a)
(1) Ôi thôi, chú mày ơi (!) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
(2) Con có nhận ra con không (?)
(3) Cá ơi, giúp tôi với (!) Thương tôi với (!)
(4) Giời chớm hè (.) Cây cối um tùm (.) Cả làng thơm (.)
b) (1) Dấu chấm được đặt cuối câu cầu khiến.
(2) Dấu chấm than và dấu chấm hỏi được đặt trong ngoặc để ý chỉ tỏ vẻ nghi ngờ, châm biến.
c) (1) Cách sử dụng dấu câu 1 là hợp lí: Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
(2) Cách sử dụng dấu câu ở câu 1 hợp lí: '' Đệ nhất kì quan Phong Nha'' nằm trong.... con đường.
d) Vì câu 1 và câu 2 không phải là câu hỏi nên đặt dấu chấm hỏi là sai. Còn câu 3 là câu kết thúc nên đặt dấu chấm hỏi là sai.
Sửa lại: Câu 1, 2, 3 đều là dấu chấm.
h) (1). ?; (2). !; (3).; (4) ! ; (5).
xong phần 1, phần 2 tự làm còn phần 3 nếu mún mk soạn cho thì nói với mk