Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán nhiều thay đổi:
- Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 6 quận, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
- Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo, với những chính sách bóc lột và chế độ cai trị thâm hiểm.
* Giống nhau:
- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. Bộ máy nhà nước được tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Còn đơn giản, sơ khai nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
* Khác nhau:
Nội dung |
Nhà nước Văn Lang |
Nhà nước Âu Lạc |
Kinh đô |
Bạch Hạc (Phú Thọ). |
Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). |
Quân đội |
Chưa có. |
Bộ binh, thủy binh, trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm, nỏ. |
Thành quách |
Chưa có. |
Thành Cổ Loa. |
Quyền lực của vua |
Chưa cao. |
Cao hơn, tập trung hơn. |
Phân hóa xã hội |
Chưa có sự phân hóa sâu sắc. |
Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn. |
⟹ Nhà nước Âu Lạc có sự tiến bộ hơn nhà nước Văn Lang về nhiều mặt.
Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu, nghèo cũng chưa thật sâu sắc.
Cùng với sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp giàu, nghèo và sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn (làng, xóm) và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.
Sự chuyển biến kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
- Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa người nghèo và người giàu nảy sinh và ngày càng tăng.
- Nghề nông trồng lúa nước phải đối mặt với lũ lụt, hạn hán.
→ Cần có người chỉ huy ra tập hợp nhân dân làm thủy lợi, bảo vệ mùa màng.
⇒ Nhà nước Văn Lang ra đời.
- Giống nhau :
+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.
+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
- Khác nhau :
+ Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp và ở cư dân Phù Nam thì nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.
+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.
Sau nhiều thế kỉ phát triển, đất nước cuối thời Hùng Vương và đầu thời Âu Lạc đã có những tiến bộ đáng kể. Trong nông nghiệp, lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn. Lúa gạo, khoai, đậu, rau, cù... ngày một nhiều hơn. Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển.
Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyền., đều tiến bộ. Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển. Giáo, mác, mũi tên đồng, rìu đồng, cuốc sắt, rìu sắt được sản xuất ngày càng nhiều.
Dân số tăng lên. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân cũng sâu sắc hơn.
viết có dấu đi nhé
viết có dấu đi dọc k hiểu gì hết