K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2018

bài thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng chứ ko phải thầy giáo nha !

hai bài văn này đều nói về tấm lòng y đức của người hành nghề thầy thuốc.

10 tháng 10 2018

Nội dung y đức trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng và truyện về Tuệ Tĩnh:

- Thầy thuốc cứu giúp bệnh không mong được trả ơn.

- Người bệnh nào nặng thì cần ưu tiên chữa trị trước.

- Dù nguy hiểm tới tính mạng nhưng vẫn đặt nhiệm vụ cứu người bệnh lên trên hết.

24 tháng 6 2017

Đáp án D

29 tháng 11 2017

So sánh giữa hai bậc danh y ta thấy Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh có rất nhiều điểm giống nhau:

  • Cả hai người đều sống ở thời đại nhà Trần.
  • Đều là những y đức nổi tiếng được mọi người trọng vọng.
  • Đều yêu thương và chăm sóc những người bệnh nghèo khổ.
  • Không phân biệt người bệnh giàu hay nghèo, bản lĩnh trước uy quyền.

Khác nhau: Các mâu thuẫn và tình huống ở truyện nói về Thái y lệnh gay gắt và căng thẳng hơn.

  • Nhà quý tộc cho mời Tuệ Tĩnh nhưng người ta khiêng thằng bé gãy chân con nhà nông dân đến. Tuệ Tĩnh chủ động trong lựa chọn.
  • Thái y lệnh đi ngay khi hay tin người đàn bà màu chảy như xối, vừa lúc đó có lệnh vào cung chữa cho quý nhân bị sốt. Thái y lệnh từ chối uy quyền, chấp nhận chịu tội. Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh là hai tấm gương lớn về y đức về tấm lòng cao cả của người thầy thuốc
29 tháng 11 2017

So sánh giữa hai bậc danh y ta thấy Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh có rất nhiều điểm giống nhau:

  • Cả hai người đều sống ở thời đại nhà Trần.
  • Đều là những y đức nổi tiếng được mọi người trọng vọng.
  • Đều yêu thương và chăm sóc những người bệnh nghèo khổ.
  • Không phân biệt người bệnh giàu hay nghèo, bản lĩnh trước uy quyền.

Khác nhau: Các mâu thuẫn và tình huống ở truyện nói về Thái y lệnh gay gắt và căng thẳng hơn.

  • Nhà quý tộc cho mời Tuệ Tĩnh nhưng người ta khiêng thằng bé gãy chân con nhà nông dân đến. Tuệ Tĩnh chủ động trong lựa chọn.
  • Thái y lệnh đi ngay khi hay tin người đàn bà màu chảy như xối, vừa lúc đó có lệnh vào cung chữa cho quý nhân bị sốt. Thái y lệnh từ chối uy quyền, chấp nhận chịu tội. Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh là hai tấm gương lớn về y đức về tấm lòng cao cả của người thầy thuốc
10 tháng 4 2020

Bài làm

Tổ tiên tôi có nghề y gia truyền nổi tiếng từ lâu đời. Vì thế, vào đời hoàng đế Trần Anh Tông trị vì đất nước, tôi được bổ nhiệm giữ chức Thái y lệnh trông coi việc chữa bệnh trong cung.

Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng nhiều vinh hoa phú quý, nhưng tôi vẫn nhớ lời răn dạy của cha tôi: Bân à, con nên ghi nhớ phương châm hành nghề của gia tộc họ Phạm ta: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vì thế, ngoài bổn phận phụng sự Trần Anh Tông hoàng đế, tôi còn mở thêm y viện tại nhà đế khám chữa bệnh cho dân.

Tiền của trong nhà tôi phần lớn được dùng vào việc mua thuốc và thóc gạo để chữa bệnh cứu người. Y viện của tôi gồm đủ các hạng người. Từ kẻ giàu có đến kẻ cơ khổ. Tôi không phân biệt họ giàu hay nghèo, chỉ phân biệt nặng hay nhẹ để ưu tiên chữa trước, ưu tiên thuốc tốt. Có nhiều kẻ cơ hàn nghèo khó đến mức cơm không đủ ăn, chẳng có tiền mà chữa bệnh tôi cho họ ở nhà mình, cấp cho họ cơm cháo và chữa trị không lấy tiền.

Đối với những bệnh nhân máu mủ tanh tưởi hoặc bị cả những chứng bệnh lây truyền, nhiều thầy thuốc khác né tránh, từ chối. Tôi nghĩ: Nếu ai cũng né tránh kọ thì ai sẽ chữa cho họ?, và thế là tôi nhận chữa trị cho tất cả mọi người. Vì thế, bệnh nhân đến nhà tôi chữa bệnh rất khá đông, các giường bệnh lúc nào cũng chật người.

Một số người cho rằng tôi dại, số khác lại nghĩ tôi gàn dở. Mặc những lời gièm pha, tôi chỉ cặm cụi chữa bệnh cứu người.

Rồi liền mấy năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, bệnh nhân quá nhiều, những nhà dưỡng bệnh cũ không đủ, tôi phải dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở có khi có tới hơn ngàn người.

Một hôm, tôi đang nghỉ thì có tiếng gõ cửa gấp. Tôi bảo người nhà ra mời vào. Trông thấy tôi, người đó quỳ sụp lạy và cầu xin:

-     Thưa đại nhân, vợ con bệnh quá nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét. Cúi xin đại nhân sinh phúc cứu giúp! Gia đình con xin đội ơn ngài!

Tôi bảo người đó đứng lên rồi sửa soạn đi ngay. Vừa ra đến cửa thì gặp sứ giả do nhà vua sai tởi, truyền rằng:

-      Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, Anh Tông hoàng đế lệnh cho ngài đến khám.

Tôi thưa:

-      Nhờ đại nhân tâu lại với Chúa thượng, bệnh đó không nguy kịch, có thể chữa sau. Nay mệnh sống của vợ người đàn ông này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đên vương phủ.

Quan Trung sứ tức giận nói:

-       Phận làm tôi sao ông dám trái lệnh chúa thượng? Ông định cứu tính mạng người ta mà không định cứu tính mạng

mình chăng?

Tôi biết làm như vậy là khi quân phạm thượng, có thể sẽ rước họa vào thân. Nhưng tính mạng người đàn bà kia kể như trứng đang ở dưới chân voi, tôi không thể suy tính thiệt hơn. Là thầy thuốc tôi không thể bỏ mặc, thấy người sắp chết mà không cứu.

Tôi đành đáp:

-       Bẩm đại nhân, tôi biết thế là đắc tội với Chúa thượng, nhưng cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông - vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông vào Chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.

Nói rồi, tôi quả quyết đi cứu người đàn bà kia. Thật may, tôi đến vừa kịp.

Sau khi người đàn bà qua cơn nguy hiểm, tôi dặn dò người nhà cách chăm sóc, thuốc thang cho người bệnh rồi lập tức tới vương phủ yết kiến. Trông thấy tôi, hoàng đế Anh Tông quở trách:

-      Sao khanh dám coi thường lệnh Trẫm đến vậy? Khanh có biết thế là mắc tội chết không?

Tôi quỳ lạy:

-      Muôn tâu Chúa thượng, hạ thần có tội, xin Chúa thượng giáng tội. Nhưng hạ thần cũng vì bổn phận của người thầy thuốc thương xót kẻ sắp chết vì bệnh tật nguy kịch mà đành làm trái lệnh Chúa thượng, cúi xin Người anh minh khoan dung kẻ có tội như hạ thần đây. Được như thê thì hạ thần vô cùng cảm kích và đội ơn sâu, mà mong báo đáp Chúa thượng suốt đời.

Hoàng đế Anh Tông nghe xong, ngài mừng rỡ nói:

-       Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp, lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.

Lời khen của nhà vua khiến tôi vô cùng cảm động và sung sướng. Tôi sung sướng không phải vì được một bậc quân vương khen là giỏi và nhân đức, mà tôi mừng vì xã tắc có một vị hoàng đế anh minh, khoan từ nhân thứ như ngài trị vì. Đó thật là phúc cho trăm họ.

Từ đấy, tôi lại dốc vào phụng sự hoàng đế Anh Tông và chữa bệnh cứu người

Bạn tham khảo qua các link sau nhé :

https://loigiaihay.com/ke-sang-tao-truyen-thay-thuoc-gioi-cot-nhat-o-tam-long-c33a13269.html

https://h7.net/hoi-dap/ngu-van-6/ke-lai-truyen-thay-thuoc-gioi-cot-nhat-o-tam-long-bang-loi-cua-em-faq233638.html

https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-sang-tao-truyen-thay-thuoc-gioi-cot-nhat-o-tam-long-40080n.aspx

Học tốt

2 tháng 1 2018

So sánh giữa hai bậc danh y ta thấy Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh có rất nhiều điểm giống nhau:

  • Cả hai người đều sống ở thời đại nhà Trần.
  • Đều là những y đức nổi tiếng được mọi người trọng vọng.
  • Đều yêu thương và chăm sóc những người bệnh nghèo khổ.
  • Không phân biệt người bệnh giàu hay nghèo, bản lĩnh trước uy quyền.

Khác nhau: Các mâu thuẫn và tình huống ở truyện nói về Thái y lệnh gay gắt và căng thẳng hơn.

  • Nhà quý tộc cho mời Tuệ Tĩnh nhưng người ta khiêng thằng bé gãy chân con nhà nông dân đến. Tuệ Tĩnh chủ động trong lựa chọn.
  • Thái y lệnh đi ngay khi hay tin người đàn bà màu chảy như xối, vừa lúc đó có lệnh vào cung chữa cho quý nhân bị sốt. Thái y lệnh từ chối uy quyền, chấp nhận chịu tội. Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh là hai tấm gương lớn về y đức về tấm lòng cao cả của người thầy thuốc
14 tháng 12 2016

Tổ tiên tôi có nghề y gia truyền nổi tiếng từ lâu đời. Vì thế, vào đời hoàng đế Trần Anh Tông trị vì đất nước, tôi được bổ nhiệm giữ chức Thái y lệnh trông coi việc chữa bệnh trong cung.

Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng nhiều vinh hoa phú quý, nhưng tôi vẫn nhớ lời răn dạy của cha tôi: Bân à, con nên ghi nhớ phương châm hành nghề của gia tộc họ Phạm ta: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vì thế, ngoài bổn phận phụng sự Trần Anh Tông hoàng đế, tôi còn mở thêm y viện tại nhà đế khám chữa bệnh cho dân.

Tiền của trong nhà tôi phần lớn được dùng vào việc mua thuốc và thóc gạo để chữa bệnh cứu người. Y viện của tôi gồm đủ các hạng người. Từ kẻ giàu có đến kẻ cơ khổ. Tôi không phân biệt họ giàu hay nghèo, chỉ phân biệt nặng hay nhẹ để ưu tiên chữa trước, ưu tiên thuốc tốt. Có nhiều kẻ cơ hàn nghèo khó đến mức cơm không đủ ăn, chẳng có tiền mà chữa bệnh tôi cho họ ở nhà mình, cấp cho họ cơm cháo và chữa trị không lấy tiền.

Đối với những bệnh nhân máu mủ tanh tưởi hoặc bị cả những chứng bệnh lây truyền, nhiều thầy thuốc khác né tránh, từ chối. Tôi nghĩ: Nếu ai cũng né tránh kọ thì ai sẽ chữa cho họ?, và thế là tôi nhận chữa trị cho tất cả mọi người. Vì thế, bệnh nhân đến nhà tôi chữa bệnh rất khá đông, các giường bệnh lúc nào cũng chật người.

Một số người cho rằng tôi dại, số khác lại nghĩ tôi gàn dở. Mặc những lời gièm pha, tôi chỉ cặm cụi chữa bệnh cứu người.

Rồi liền mấy năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, bệnh nhân quá nhiều, những nhà dưỡng bệnh cũ không đủ, tôi phải dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở có khi có tới hơn ngàn người.

Một hôm, tôi đang nghỉ thì có tiếng gõ cửa gấp. Tôi bảo người nhà ra mời vào. Trông thấy tôi, người đó quỳ sụp lạy và cầu xin:

- Thưa đại nhân, vợ con bệnh quá nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét. Cúi xin đại nhân sinh phúc cứu giúp! Gia đình con xin đội ơn ngài!

Tôi bảo người đó đứng lên rồi sửa soạn đi ngay. Vừa ra đến cửa thì gặp sứ giả do nhà vua sai tởi, truyền rằng:

- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, Anh Tông hoàng đê lệnh cho ngài đến khám.

Tôi thưa:

- Nhờ đại nhân tâu lại với Chúa thượng, bệnh đó không nguy kịch, có thể chữa sau. Nay mệnh sống của vợ người đàn ông này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đên vương phủ.

Quan Trung sứ tức giận nói:

 

- Phận làm tôi sao ông dám trái lệnh chúa thượng? Ông định cứu tính mạng người ta mà không định cứu tính mạng

mình chăng?

Tôi biết làm như vậy là khi quân phạm thượng, có thể sẽ rước họa vào thân. Nhưng tính mạng người đàn bà kia kể như trứng đang ở dưới chân voi, tôi không thể suy tính thiệt hơn. Là thầy thuốc tôi không thể bỏ mặc, thấy người sắp chết mà không cứu.

Tôi đành đáp:

- Bẩm đại nhân, tôi biết thế là đắc tội với Chúa thượng, nhưng cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông - vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông vào Chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.

Nói rồi, tôi quả quyết đi cứu người đàn bà kia. Thật may, tôi đến vừa kịp.

Sau khi người đàn bà qua cơn nguy hiểm, tôi dặn dò người nhà cách chăm sóc, thuốc ***** người bệnh rồi lập tức tới vương phủ yết kiến. Trông thấy tôi, hoàng đế Anh Tông quở trách:

- Sao khanh dám coi thường lệnh Trẫm đến vậy? Khanh có biết thế là mắc tội chết không?

Tôi quỳ lạy:

 

- Muôn tâu Chúa thượng, hạ thần có tội, xin Chúa thượng giáng tội. Nhưng hạ thần cũng vì bổn phận của người thầy thuốc thương xót kẻ sắp chết vì bệnh tật nguy kịch mà đành làm trái lệnh Chúa thượng, cúi xin Người anh minh khoan dung kẻ có tội như hạ thần đây. Được như thê thì hạ thần vô cùng cảm kích và đội ơn sâu, mà mong báo đáp Chúa thượng suốt đời.

Hoàng đế Anh Tông nghe xong, ngài mừng rỡ nói:

- Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp, lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.

Lời khen của nhà vua khiến tôi vô cùng cảm động và sung sướng. Tôi sung sướng không phải vì được một bậc quân vương khen là giỏi và nhân đức, mà tôi mừng vì xã tắc có một vị hoàng đế anh minh, khoan từ nhân thứ như ngài trị vì. Đó thật là phúc cho trăm họ.

Từ đấy, tôi lại dốc vào phụng sự hoàng đế Anh Tông và chữa bệnh cứu người.

15 tháng 12 2016

lập dàn bài mà

29 tháng 11 2017
  • Truyện ngợi ca vị Thái y lệnh, không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
  • Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.