K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2023

- Điểm giống nhau:

+ Cả ông Hai trong "Làng" và khổ thơ cuối trong "Bếp lửa" đều thể hiện tình yêu, lòng trung thành với quê hương đất nước của mình.

+ Cả hai đều biết rằng quê hương là nơi sinh ra, lớn lên và có những ký ức, kỷ niệm đẹp với nó.

+ Cả hai đều cảm thấy đau buồn và nhớ nhung khi phải xa quê hương, nhớ về những người thân, bạn bè, những nơi quen thuộc đã từng trải qua.

- Điểm khác nhau:

+ Trong "Làng", ông Hai là một người già rất tự hào về cái làng yêu quý của mình nhớ buộc phải rời xa quê hương vì lệnh tản cư của Bác Hồ.

+ Trong "Bếp lửa", khổ thơ cuối được viết bởi một người lính trẻ, đang trong quân ngũ và xa người bà của mình. Nhưng dù trẻ tuổi, anh ta đã hiểu được tình yêu với quê hương và sẵn sàng hy sinh cho nó.

Nhận xét: Ngoài ra, cách thể hiện tình yêu quê hương của ông Hai và khổ thơ cuối bài "Bếp lửa" cũng có sự khác biệt. Trong "Làng", ông Hai thường nhắc đến những kỷ niệm, những nơi quen thuộc trong làng, còn khổ thơ cuối thể hiện tình yêu với quê hương bằng cách nhìn nhận sự đẹp đẽ của nó và sẵn sàng hy sinh cho nó.

 
8 tháng 12 2017

không  biết 

8 tháng 12 2017

mk mới học lp 6 nên chưa biết đâu

1)Kể tên một số văn bản khác cũng ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.(Như "Truyện Kiều",vv.)2)Tại sao có thể nói văn bản "Chị em Thúy Kiều" mang giá trị nhân đạo sâu sắc?3)(Bếp lửa) So sánh sự việc đã xảy ra ở làng và lời bà dặn cháu có phương châm hội thoại nào bị vi phạm? Chi tiết này bộc lộ điều gì về người bà?4)Kể tên một số bài thơ cùng chủ đề với bài "Đồng...
Đọc tiếp

1)Kể tên một số văn bản khác cũng ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.(Như "Truyện Kiều",vv.)

2)Tại sao có thể nói văn bản "Chị em Thúy Kiều" mang giá trị nhân đạo sâu sắc?

3)(Bếp lửa) So sánh sự việc đã xảy ra ở làng và lời bà dặn cháu có phương châm hội thoại nào bị vi phạm? Chi tiết này bộc lộ điều gì về người bà?

4)Kể tên một số bài thơ cùng chủ đề với bài "Đồng chi"-Chính Hữu.

5)(Bến quê)Liệt kê ra chuỗi tình huống nghịch lí,ngẫu nhiên trùng hợp xuyên suốt mạch truyện.Những chi tiết ấy phản ánh điều gì?

6)(Sang thu)Tại sao nhà thơ chọn hương ổi trong muôn ngàn hương vị quê hương để miêu tả?Khổ thơ đầu cho ta biết cảnh sắc thiên nhiên ở vùng miền nào nước ta?

7)(Làng) Cuộc trò chuyện của ông Hai và đứa con út có chi tiết:ông hỏi con có thích về làng chợ Dầu và ủng hộ ai,khi nghe con trải lời "Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh" ông giàn giụa nước mắt.Chi tiết này thể hiện vẻ đẹp gì của ông Hai?

8)(Chiếc lược ngà)Khi kể về cuộc chia tay của ông Sáu và bé Thu,tại sao nhân vật "tôi" lại "bỗng cảm thấy khó thở"?

9)Tại sao trong "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" tác giả lại hỉ nói đến đối tượng người trẻ mà không nói đối tượng nào khác?

10)(Bắc Sơn)Diễn biến nội tâm nhân vật Thơm phản ánh điều gì?Những xung đột nào xảy ra trong hồi bốn?

1
20 tháng 3 2020

1. Bánh trôi nước.

2. Vì văn bản ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

3. Phương châm về lượng.

-> Tần tảo, hi sinh, luôn nghĩ cho người khác.

-> Yêu nhà, yêu nước.

4. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

22 tháng 2 2023

- Là sự yêu làng, yêu nước của ông.

- Trong tình huống ông Hai hay tin làng mình theo giặc và ở tình huống ông Hai nghe tin đính chính lại làng mình không theo giặc.

- Qua những chi tiết như:

+ Suy nghĩ của ông Hai: "Chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư,..."

+ Không nói năng với vợ, trằn trọc một đêm suy nghĩ về làng.

+ Vui mừng quyết định giết heo ăn mừng.

(Bạn tìm chi tiết hơn trong SGK nhé).

- Nghệ thuật: độc thoại nội tâm.

Đặc sắc ở chỗ: thể hiện rõ, chân thực nhất tâm lý và suy nghĩ của một người dân yêu làng yêu nước.

 

6 tháng 9 2019

Hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài “Nói với con” của Y Phương.

9 tháng 12 2017

- Nét nổi bật trong tính cách ông Hai:

    + Ông là người hay khoe làng, tự hào về làng chợ Dầu

    + Khi nghe tin làng Việt gian theo tây, ông đau đớn, tủi nhục, ám ảnh nặng nề

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật:

    + Nhà văn đặt nhân vật vào tình huống thử thách gay cấn để bộc lộ tâm trạng, sự tủi nhục và nỗi ám ảnh của ông Hai

    + Ngôn ngữ nhân vật giàu tính khẩu ngữ, sinh động, thể hiện cá tính từng người

12 tháng 3 2017

●   Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ thực chất là tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng mình.

●   Ông mặc cảm với mọi người, hễ thấy ai trò chuyện cũng nghĩ họ đang nói về mình, về làng chợ Dầu. Với tâm trạng như vậy ông Hai không có đủ tự tin, dũng khí để nói chuyện với bất kì ai khác.

●   Nói chuyện với thằng con Út vì nó là một đứa con mà ông rất thương, cũng chỉ là một đứa nhỏ hồn nhiên. Quan trọng là ông cần một người lắng nghe ông lúc này. Với sự hồn nhiên của đứa trẻ, nó sẽ không có những suy nghĩ sâu xa, không có những lời nói mỉa mai.

●   Qua những lời trò chuyện ấy, ta thấy được trong những lúc đau xót bế tắc, bị ngờ oan thì trong thẳm sâu tấm lòng của người nông dân ấy vẫn hướng về cụ Hồ, hướng về kháng chiến. Tình yêu làng, yêu quê hương trong trái tim người nông dân ấy đã hoà quyện với tình yêu cách mạng, tình yêu cụ Hồ, yêu kháng chiến, yêu Tổ quốc.