K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2022

                                     Sợ hết hồn

 Sau trận đấu quyền Anh, huấn luyện viên an ủi cậu học trò bại trận:

Em đừng buồn. Thi đấu thì cũng phải có lúc thắng có lúc thua chứ. Dù sao, ở hiệp ba em cũng đã làm cho đối phương sợ hết hồn.

Cậu học trò ngạc nhiên:

- Hiệp ba em đánh tốt lắm ạ?

- Không. Vừa vào hiệp đấu được mấy giây, bị trúng đòn, em đã ngã lăn ra sàn đấu. Võ sĩ kia sợ hết hồn vì anh ta tưởng đã đấm chết em.

4 tháng 4 2022

1.

2.

3?

4.

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏiTrận bóng dưới lòng đường 1. Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi. Vũ chuyền bóng cho Long. Long như chỉ đợi có vậy, dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi cua...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi

Trận bóng dưới lòng đường

 1. Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi. Vũ chuyền bóng cho Long. Long như chỉ đợi có vậy, dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng "kít... ít" làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Bác đi xe nổi nóng làm cả bọn chạy toán loạn.

 2. Nhưng chỉ được một lát, bọn trẻ hết sợ, lại hò nhau xuống lòng đường. Lần này, Quang quyết định chơi bóng bổng. Còn cách khung thành chừng năm mét, em co chân sút rất mạnh. Quả bóng vút lên nhưng lại đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ. Bác quát to :

 - Chỗ này là chỗ chơi bóng à ?

     Đám học trò sợ hãi bỏ chạy.

 3. Từ một gốc cây, Quang lén nhìn sang. Bác đứng tuổi xuýt xoa, hỏi han ông cụ. Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi vừa dìu ông cụ lên xe, vừa bực bội : 

- Thật là quá quắt !

     Quang sợ tái cả người. Cậu bống thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo :

 - Ông ơi... cụ ơi... ! Cháu xin lỗi cụ.

 - Cánh phải : phía bên phải

 - Cầu thủ : Người chơi bóng.

 - Khung thành : Khung có căng lưới ở cuối sân bóng, nếu để đối phương đưa bóng vào là thua.

 - Đối phương : Phía đối địch trong trận đấu.

 - Húi cua : (tóc) cắt rất cao và ngắn.

Những cậu bé trong truyện đang chơi trò gì ?

A. Đánh bóng bàn trên vỉa hè

B. Đánh bóng chuyền dưới lòng đường

C. Đá bóng dưới lòng đường

2
30 tháng 11 2018

Các bạn chơi trò đá bóng dưới lòng đường.

1 tháng 11 2021

B nhé bạn!

Xin chào các bạn mình là Quỳnh Anh học lớp 3E trường Thực Nghiệm. Hôm nay, mình sẽ giải đáp 1 số câu hỏi và kể về một trận thi đâu thể thao. Bây giờ mình sẽ kể về trận thi đấu thể thao cho các bạn xem nhé.Vào buổi chiều, ở trường Thực Nghiệm của em, trận chung kết đá bóng giữa lớp 3E và 3H đã diễn ra thật hào hứng, sôi nổi. Mỗi lớp cử 13 bạn tham gia và 2 bạn thủ môn, đó là...
Đọc tiếp

Xin chào các bạn mình là Quỳnh Anh học lớp 3E trường Thực Nghiệm. Hôm nay, mình sẽ giải đáp 1 số câu hỏi và kể về một trận thi đâu thể thao. Bây giờ mình sẽ kể về trận thi đấu thể thao cho các bạn xem nhé.

Vào buổi chiều, ở trường Thực Nghiệm của em, trận chung kết đá bóng giữa lớp 3E và 3H đã diễn ra thật hào hứng, sôi nổi. Mỗi lớp cử 13 bạn tham gia và 2 bạn thủ môn, đó là Hà Phúc và Bảo Châu. Đúng 14h30 tất cả các lớp đã tập trung đông đủ ở sân trường. Trận đấu bắt đầu trong sự hồi hộp, chờ đợi của cả hai lớp. Cả hai lớp cổ vũ rất sôi nổi, tiếng hò reo vang lên, rộn ràng cả sân trường. Trận đấu rất căng thẳng , 2 bên giành bóng nhau đá qua đá lại. Cứ mỗi khi có một bàn thắng, cổ động viên lại đứng dậy vỗ tay nhiệt tình. Không may bạn Hà Phúc lớp em bị thương, nên cho bạn Bảo Châu vào thay thế. Kết quả cuối cùng là 3 - 1, lớp em đã giành được chiếc cúp vô địch. Em rất thích trận đấu này.

Đây chính là bài văn kể về trận thi đấu thể thao của mình. Xin chào tất cả các bạn.

6
24 tháng 2 2021

hay quá

18 tháng 7 2021

Rất hay nhé!

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT...
Đọc tiếp

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...

Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.

    Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 đã gây rắc rối cho nhiều thí sinh và đọc báo thấy nói điểm thấp “thê thảm”, tôi quyết định tự mình làm thử. Tôi là người Australia, có bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne nên làm xong chỉ mất 30 phút. Tuy thế, chưa chắc tôi đã được điểm tuyệt đối.

    Ai từng trải qua chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng biết nó khá nặng về ngữ pháp. Nhưng đề thi năm nay không đầy ắp câu trắc nghiệm ngữ pháp khô khan. Vấn đề ở đây là các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ vựng, kiểu chọn từ gần đồng nghĩa nhất với từ gạch dưới trong câu sau.

    Người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    Vài câu hỏi có 2 phương án trả lời đủ đồng nghĩa với từ gạch dưới mà tôi phân vân không biết chọn đáp án nào. Một số câu hỏi khác khiến tôi tự nhủ: Không biết học sinh cấp ba ở Australia có chắc chắn biết cụm từ “disseminate knowledge" (phổ biến kiến thức) hay “broach a subject" (động đến vấn đề nhạy cảm) là gì không.

    Câu hỏi đặt ra: Phần lớn người bản ngữ còn chưa chắc rõ những từ này thì người trẻ Việt Nam sắp vào đại học biết để làm gì?

    Một trong những thách thức ngành giáo dục đang phải đối mặt trong năm học 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

    Trả lời báo chí ngày 4/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả".

    Ở Việt Nam, người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói những điều này rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    HIỂU CHẾT LIỀN'

    Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 năm nay (chắc như đề thi mấy năm trước) chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, không yêu cầu thí sinh viết nguyên câu, không cần bày tỏ ý kiến hay tóm tắt lại thông tin, và tất nhiên không có phần nào liên quan giao tiếp.

    Nếu mục đích là kiểm tra KIẾN THỨC VỀ tiếng Anh (bao gồm một số điểm khá nâng cao) thì đề thi này tuyệt vời. Thế nhưng, nếu mục đích là kiểm tra KHẢ NĂNG DÙNG tiếng Anh thì giá trị của nó hầu như rất ít.

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hòa nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hóa.

    Có nhiều thí sinh bị rớt môn tiếng Anh là chuyện không hề nhỏ. Nhưng vấn đề lớn hơn là ngay cả đối với những thí sinh vượt ải, thậm chí điểm cao chót vót, thì khi vào đại học vẫn chưa chắc có thể sử dụng tiếng Anh thành thục.

    Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ, vừa đáng cười vừa đáng buồn, về tiếng Anh kém cỏi của những học sinh tôi đã dạy (một số đã thi tốt nghiệp cấp ba với điểm tiếng Anh kha khá).

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hoà nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hoá.

    Ở một trường đại học tôi dạy môn tiếng Anh giao tiếp năm thứ hai, sinh viên được yêu cầu nộp bài viết về những yếu tố chính của một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục khán giả. Đọc xong 4, 5 bài, tôi gần như bị chóng mặt. Tiếng Anh viết của sinh viên thì không tự nhiên, đến độ mất ý nghĩa. Suy nghĩ lại một chút, tôi mới nhận ra tại sao: Phần lớn sinh viên đã viết bài bằng tiếng Việt và nhờ Google dịch giúp vì không có khả năng viết bài đơn giản bằng ngôn ngữ họ đang học. 

    Ở một trường đại học khác, tôi dạy khóa trang bị những kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho sinh viên khi vào đại học. Mặc dù sinh viên tham dự đã đậu bài kiểm tra 4 kỹ năng, trong 20 phút đầu, tôi có cảm giác nhiều bạn theo không kịp những điều mình nói bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng và thông thường nhất có thể.

    Sinh viên thì nhiệt tình, ham học nhưng không khí vẫn nghẹt thở. Rõ ràng là, mặc dù cũng có thể họ đã luyện nghe khá nhiều, có lẽ gần như chưa bao giờ nghe một người bản ngữ nói tiếng Anh một cách bình thường. Tôi thử đổi sang tiếng Việt: “Các bạn hiểu chết liền đúng không?” Cả lớp cười to. Nhờ vậy, không khí trong lớp mới bớt căng thẳng chút.

    SỢ SAI, SỢ "QUÊ", SỢ HỎI

    Cách học tiếng Anh không thực tế dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, gây ra nhiều hệ quả khác nhau. Và mọi vấn đề này đều xuất phát từ những nỗi sợ cố hữu của người Việt: sợ sai, sợ “quê” và sợ hỏi.

    Thứ nhất là tâm lý sợ sai. Đã nhiều lần bắt chuyện với người Việt bằng tiếng Anh, có khi là người thông minh đã học tiếng Anh nhiều năm, tôi để ý thấy khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt thường biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Đối với tôi, nỗi “sợ người nước ngoài” này đặc biệt khó hiểu: Khi qua Việt Nam, đại đa số người bản ngữ  không quan tâm người Việt nói sai ngữ pháp hay phát âm chưa chuẩn, mà chủ yếu để ý đến nội dung chính người nói muốn truyền đạt. Bất kỳ ai tự học một ngoại ngữ khác thì đủ “bầm mình” để hiểu rõ việc nói tiếng nước ngoài khó như thế nào.

    Nếu tự ý thức chút nữa, họ càng phải hiểu tầm quan trọng của việc “nói sai”: Trong lớp là nơi thầy cô có thể sửa lỗi, “ngoài đường" là nơi mình phát hiện ra cách nói tiếng Anh nào dễ hiểu, thực dụng và dễ sử dụng nhất.

    Khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Vấn đề tiếp theo là cái có thể gọi là rối loạn lo âu khi phải đối đầu sự mập mờ, có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng nghe. Người Việt thường được khuyến khích hiểu bài học thông qua việc vận dụng các quy tắc ngữ pháp và tra từ điển. Kết quả là khi họ lâm vào tình trạng chỉ hiểu sơ sơ những gì một người bản ngữ nói - tức là ở tình thế rất bình thường khi đang học một sinh ngữ - thì đã cảm thấy hết sức khó chịu.

    Nguyên nhân là phong cách dạy lỗi thời. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh và khó nghe hiểu được, đúng ra người học phải bình tĩnh lại, thử nghe ra những từ khóa cần thiết để hiểu ý chính của người nói và, trong trường hợp vẫn “hiểu chết liền" thì hỏi lại: “Could you say that again?” (Làm ơn nhắc lại được không?)

    Điều đáng nói là hệ thống dạy ngôn ngữ ở Việt Nam thì đã và đang âm thầm làm điều ngược lại: Nó vẫn khiến cho học trò quá rụt rè trong việc hỏi lại những gì họ chưa hiểu, thậm chí khi họ thực sự tò mò muốn biết.

    Vấn đề thứ ba thấy rất rõ ràng khi xem qua đề thi tiếng Anh THPT năm nay là người Việt học tiếng Anh không chú tâm đầy đủ ngữ cảnh liên quan. Khi tôi được đào tạo dạy tiếng Anh cho người không phải bản ngữ, giáo viên hay nhắc các thầy cô tương lai về kết quả của một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ học: Để nhớ lâu một từ mới, một học trò với trí nhớ trung bình cần “gặp” lại nó khoảng 7 lần trong 7 tình huống khác nhau.

    Còn phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến ở trường Việt Nam thì khác hẳn. Học trò vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế nào giúp họ hiểu và nhớ. Kết quả của cách dạy và học này là bài thi phần lớn câu hỏi hoàn toàn thiếu ngữ cảnh.

    CÔNG CỤ GIAO TIẾP HAY NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN

    Muốn phê phán thì phải có giải pháp khắc phục. Tới đây chắc sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra: Một chương trình học Anh ngữ cấp 2, cấp 3 chất lượng cao thì ra sao? Một đề thi chất lượng cần kiểm tra cái gì và nên kiểm tra bằng cách nào?

    Ngoài việc dạy và luyện cả 4 kỹ năng, cái cần được nhấn mạnh là học và hiểu qua bối cảnh, đồng thời khích lệ học trò DÙNG tiếng Anh một cách thiết thực, hiệu quả.

    Dạy ngữ pháp hay từ vựng không có gì sai - dù gì vẫn có những điểm khi học một ngôn ngữ mới, học sinh vẫn phải học thuộc lòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng phải công nhận là đại đa số học sinh sẽ không "tiêu hóa" được bài, nếu không có câu chuyện hay thông tin hấp dẫn đi kèm, hoặc không có trò chơi hay thử thách đủ để thu hút và giữ sự chú ý từ người học.

    Khi học viết thì phải khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của chính mình. Khi học nói phải kích thích học sinh mô tả thế giới xung quanh, những trải nghiệm của chính lứa tuổi teen. Khi học đọc thì phải cho học sinh mang lên lớp tài liệu giàu ý nghĩa được chính các em chọn lọc, chứ không phải bài đọc nghiêm nghị có giá trị giáo huấn nặng nề.

    Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    Tôi không có ý khuyên giáo viên gạt bỏ tất cả giáo trình qua một bên. Thế nhưng, đó phải là giáo trình tiếng Anh và thiết bị lớp học “thế hệ mới", cùng với giáo viên tiếng Anh - không cần thiết là người nói tiếng Anh hoàn hảo - được đào tạo trên tinh thần tận dụng nguồn tài liệu khổng lồ hữu ích trên Internet.

    Đề thi tiếng Anh cần được thiết kế lại để có 4 phần riêng kiểm tra cả 4 kỹ năng, đi cùng với chương trình được mở rộng nói đại khái ở trên. Chuyện quan trọng không kém là cần thay đổi triệt để tiêu chí ra đề và chấm bài thi.

    Nếu bài thi thuộc “thế hệ cũ" (như đề thi tiếng Anh THPT 2018) đòi hỏi trình độ hiểu biết về tiểu tiết cao đến mất ý nghĩa thực tế, tiêu chí mới cần xoáy sâu vào giao tiếp thành công, tiếp thụ thông tin hiệu quả hay giãi bày ý kiến mạch lạc, rõ ràng.

    Nói tiếng Anh giọng Việt Nam hơi đặc sệt một chút cũng được, miễn là người nghe hiểu được ý. Viết cũng vậy: Email có sai ngữ pháp hay vụng về chút cũng ít khi thành vấn đề trên thực tế, vì vậy nó không nên bị quan trọng hoá khi ra đề hay chấm điểm.

    Việc phần lớn thí sinh trượt tiếng Anh THPT năm nay không hề có nghĩa là tiếng Anh trung bình của giới trẻ VN không có tiến bộ. Khảo sát so sánh trình độ tiếng Anh của các nước khác chỉ rõ Việt Nam đứng giữa danh sách và có xu hướng đi lên.

    Việt Nam vẫn xếp sau Singapore và Philippines - nơi tiếng Anh là một trong số ngôn ngữ chính thức hay được công nhận là ngôn ngữ giảng dạy, nhưng vẫn trội hơn Nhật Bản. Lớp học tiếng Anh ở Nhật hay Hàn Quốc ép học sinh học gạo và tập trung vào những kiến thức về ngôn ngữ bị tách rời, chủ yếu vì chúng dễ kiểm tra, và đặc biệt thích hợp với tư tưởng bằng cấp.

    Việt Nam có thể học từ ai nếu muốn tiến lên tiếp? Singapore cho học sinh thực hành nói bằng cách học diễn, kể chuyện. Đề thi tiếng Anh cấp ba bao gồm phần viết, nói và nghe; học sinh thi nói phải mô tả hình.

    Ở Philippines, tiếng Anh không chỉ được coi là môn học mà là phương tiện truyền thông hàng ngày. Điều làm học sinh thấy thích thú là trọng tâm của lớp học. Ngoài giờ lên lớp, còn có chương trình tiếng Anh do chính người Philippines nói tiếng Anh lưu loát sản xuất và dẫn.

    Mục đích của chương trình học nên là kỹ năng thực tế giúp học sinh giao tiếp với người nước ngoài, tự giới thiệu sơ qua về bản thân, tìm hiểu người nghe một chút, giao tiếp với họ một cách có hiệu quả. Hay nói một cách cụ thể hơn, để giúp người Việt sắp vào đời không ngại, không muốn chạy trốn, không sợ sai hay mất mặt khi có người nước ngoài đứng trước mặt và bắt chuyện.

    Đương nhiên, vẫn sẽ có những người Việt cần đến kỹ năng tiếng Anh “hàn lâm" và phức tạp hơn. Nhưng chuyện đó không có nghĩa phải lấy từ ngữ “siêu cao cấp" làm trọng tâm của chương trình Anh Ngữ cấp ba. Mục đích rõ ràng, ngay cả của việc học đại học đối với đại đa số sinh viên ngày nay, là có bằng và đủ kiến thức để kiếm được một việc làm sau tốt nghiệp.

    Khi vào đại học, sinh viên giỏi muốn học thật cao sẽ cặm cụi đọc hiểu, thảo luận tài liệu tiếng Anh liên quan chuyên môn của họ, trình bày sự kiện phức tạp và ý kiến tinh tế trong bài viết hay thuyết trình tiếng Anh. Nhưng, để đạt đến trình độ học vấn tiếng Anh cao như vậy, chắc chắn người học không thể bỏ qua cái nền cơ bản: Khả năng dùng tiếng Anh cho những mục đích hàng ngày, như nghe hai người bản ngữ nói chuyện về thời tiết hay bày tỏ quan điểm của mình về iPhone đời mới nhất.

    Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam cần phải thay đổi trước tiên định hướng cốt lõi của việc dạy và học tiếng Anh: Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    2

    dài vậy trời

    17 tháng 11 2021

    đọc mỏi mắt quá

    29 tháng 12 2019

    Ăn, thua, hòa, thẳng, được.

    Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:Hội vật1. Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về như nước chảy. Ai ai cũng náo nức muốn xem mặt , xem tài ông Cản Ngũ. Người ta chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao gần đấy xem cho rõ. 2. Ngay nhịp trống đầu, đầu Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ...
    Đọc tiếp

    Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

    Hội vật

    1. Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về như nước chảy. Ai ai cũng náo nức muốn xem mặt , xem tài ông Cản Ngũ. Người ta chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao gần đấy xem cho rõ. 

    2. Ngay nhịp trống đầu, đầu Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. Trái lại, ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ… Keo vật xem chừng chán ngắt.  

    3. Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt , mất đà chúi xuống. Quắm Đen nhanh như cắt, luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông. Người xem bốn phía xung quanh reo ồ cả lên. Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi, có khỏe bằng voi cũng phải ngã. 

    4. Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đứng như cây trồng giữa sới. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại, không sao bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa. 

    5. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy. 

    - Tứ xứ : bốn phương, khắp nơi. 

    - Sới vật : khoảng đất được quy định cho cuộc đấu vật 

    - Khôn lường : không thể đoán định trước 

    - Keo vật : một hiệp đấu vật 

    - Khố : mảnh vải dài, hẹp, quấn che phần dưới thân người.

    Hội vật thu hút khán giả ở nơi nào đến xem ?

    A. Khán giả địa phương

    B. Khán giả những vùng lân cận

    C. Tất cả mọi người ở bốn phương đổ đến xem

    3
    7 tháng 4 2017

    Lời giải:

    Hội vật thu hút tất cả mọi người ở bốn phương đổ đến xem

    9 tháng 4 2021

    Là C đấy

    TẬP 4 Những cảm giác hài lòng hay bất mãn thường bắt nguồn từ việc so sánh mình với người khác. Khi so sánh với những người thành công hơn, chúng ta thường cảm thấy như bị thua kém và mong muốn được như họ; còn khi so sánh với những người kém hơn, chúng ta lại cảm thấy khoan khoái, dễ chịu hay thấy mình “vẫn còn may mắn hơn người khác”. Điều đó tùy thuộc vào thái độ và quan...
    Đọc tiếp

    TẬP 4

     Những cảm giác hài lòng hay bất mãn thường bắt nguồn từ việc so sánh mình với người khác. Khi so sánh với những người thành công hơn, chúng ta thường cảm thấy như bị thua kém và mong muốn được như họ; còn khi so sánh với những người kém hơn, chúng ta lại cảm thấy khoan khoái, dễ chịu hay thấy mình “vẫn còn may mắn hơn người khác”. Điều đó tùy thuộc vào thái độ và quan điểm sống của từng người. Cho dù là so sánh với ai thì cuộc sống của bạn cũng sẽ chẳng thay đổi gì mấy, nhưng khi đó cảm nhận và khát vọng của bạn sẽ rất khác. 

    Trong một giai đoạn nào đó của cuộc sống, hãy so sánh và hướng mình tới những tấm gương tốt, gần gũi bạn nhất. Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng và thanh thản. Khi trưởng thành hơn thì những tấm gương trong bạn cũng sẽ thay đổi theo. Khi những người xung quanh, những hình ảnh cũ không còn đủ sức động viên bạn nữa thì một tấm gương, một con người hay hình ảnh mới thích hợp hơn sẽ là niềm tin giúp bạn vượt qua thử thách và tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc sống. 

    Joe là anh cả trong gia đình có 6 anh em. Năm nay, Joe đã 42 tuổi còn người em nhỏ nhất cũng đã 21 tuổi. Gia đình Joe không giàu có gì. Những người anh lớn trong gia đình đều lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn. Sau khi tốt nghiệp trung học, Joe và hai người em kế phải đi làm để nuôi các em nhỏ ăn học. Các em của Joe đều được vào đại học. Chính điều này đã làm cho những người anh lớn cảm thấy như bị thiệt thòi - trước kia vì số tiền trợ cấp quá ít ỏi, thậm chí còn không đủ sống, nên họ không có cơ hội học thêm. 

    Thực tế là nếu so sánh với các em, Joe và hai em kế của anh có thể cảm thấy ghen tỵ. Họ sẽ thắc mắc tại sao bọn chúng lại có được những cơ hội đó trong khi họ thì không? Nhưng nếu so sánh với các bạn đồng trang lứa khác - những người có hoàn cảnh tương tự - cả ba người anh đều nhận thấy rằng họ hơn hẳn các bạn mình. Tất cả họ đều đang có một gia đình hạnh phúc và hoàn toàn hài lòng với công việc hiện tại. 

    Dĩ nhiên, Joe cũng sẽ chẳng lợi lộc gì khi tước đi cơ hội của các em. Nhưng anh vẫn cảm thấy buồn khi so sánh với chúng. Câu hỏi đặt ra là có nên so sánh như vậy không? Hoàn toàn không nên làm như vậy. Hai mươi năm sau, các em út của Joe đều trưởng thành, lập gia đình và ra sống riêng. Thay vì phải thất vọng khi so sánh với các em, nay Joe và hai người em kế của anh đã có thể tự hào về chúng cũng như về chính bản thân họ. 

    Khi quan sát một nhóm sinh viên tham gia trò chơi giải ô chữ, các nhà nghiên cứu đã so sánh mức độ hài lòng của những sinh viên giải nhanh các câu đố với những sinh viên hoàn tất chậm hơn và họ rút ra kết luận rằng những sinh viên giải quyết nhanh vấn đề so sánh mình với người giải quyết nhanh nhất và cảm thấy không hài lòng với chính mình. Còn những sinh viên làm chậm nhưng lại so sánh mình với những người chậm hơn thì cảm thấy khá hài lòng với bản thân, và dường như họ chẳng cần biết đến sự hiện diện của những con người giỏi giang kia. 

    1
    31 tháng 7 2018

    hay quá đi à bạn giống như một nhà văn đó

    II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình?Ở lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi...
    Đọc tiếp

    II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

    Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

    Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình?

    Ở lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai. Có mấy bạn trong lớp còn cá cược với nhau: Mọt Sách có nhớ hết tên và mặt các thành viên của lớp không? Một lần, cả lớp cùng tham gia kéo co tập thể. Vậy mà Mọt Sách nhất quyết không tham gia. Cậu bảo: “Tớ không thích. Mấy chuyện đấy chẳng giúp được gì!”. Đến khi Mọt Sách đi học bị đau bụng. Nhờ bạn cùng bàn phát hiện đưa lên phòng y tế kịp thời, cậu mới không phải vào bệnh viện. Cũng từ đấy, Mọt Sách thay đổi hẳn: quan tâm đến bạn bè nhiều hơn. Ai cũng yêu quý Mọt Sách, và tất nhiên không thể thiếu Yến rồi! (Theo Hoài Trang)

    Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

    - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

    - Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

    Điền các từ ngữ được nhân hóa trong đoạn văn sau vào ô trống cho phù hợp: (M2-1,0 điểm)

     

       Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

    1
    26 tháng 2 2019

    - Học sinh điền các từ ngữ nhân hoá thích hợp vào ô:

    Đọc truyện và trả lời các câu hỏi sau:                                                Ai có lỗi ? Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !" Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng. Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti...
    Đọc tiếp

    Đọc truyện và trả lời các câu hỏi sau:

                                                    Ai có lỗi ? 

    Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !" Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.

     Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói :"Cậu cố ý đấy nhé !"

     Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại  nói thêm : "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."

     Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.

     Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.

     - Ấy đừng ! - Cô-rét-ti cười hiền hậu

    - Ta lại thân nhau như trước đi !

     Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :

     - Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?

     - Không bao giờ! không bao giờ ! - Tôi trả lời.

     Về nhà, tôi kể chuyện cho bố mẹ nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn”.

     - Kiêu căng : cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác.

     - Hối hận : buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình.

     - Can đảm : không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm.

     - Ngây: đờ người ra, không biết nói gì, làm gì.

    Cô- rét- ti làm gì khiến cho En-ri- cô nổi giận ?

    A. Cô-rét-ti nói xấu En-ri-cô

    B. Cô-rét-ti vẽ lên vở En-ri-cô

    C. Cô-rét-ti chạm vào khuỷu tay En-ri-cô khiến nguệch ra một đường xấu trên vở

    2
    10 tháng 10 2019

    Cô- rét- ti đã chạm vào khuỷu tay En-ri-cô làm nguệch ra một đường xấu trên vở, khiến cho En-ri- cô nổi giận

    18 tháng 3 2022

    đáp án c nhé 

    nếu sai mong bạn thông cảm 

    Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi: Đôi bạn 1. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Ngày ấy, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. Mĩ thua, Thành lại về thị xã.    Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống...
    Đọc tiếp

    Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

     Đôi bạn 

    1. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Ngày ấy, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. Mĩ thua, Thành lại về thị xã.

        Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà ở quê. Mỗi sáng mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện sáng lấp lánh như ngôi sao sa. 

    2. Chỗ vui nhất là công viên. Ở đây, bên cạnh vườn hoa có cầu trượt, đu quay, có cả một cái hồ lớn. Mến rất thích chơi ở ven hồ. Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng của Mến nhưng không trồng sen. Nhìn mặt hồ sóng gợn lăn tăn, hai đứa lại nhắc chuyện hồi nào bơi thuyền thúng ra giữa đầm hái hoa. Đang mải chuyện, bỗng các em nghe tiếng kêu thất thanh :

     - Cứu với ! 

    Thành chưa kịp hiểu chuyện gì thì đã thấy Mến lao xuống nước. Giữa hồ, một cậu bé đang vùng vẫy tuyệt vọng. Trên bờ, mấy chú bé ướt lướt thướt hốt hoảng kêu la. Mến bơi rất nhanh, chỉ một loáng, em đã đến bên câu bé, khéo léo túm được tóc cậu, đưa vào bờ. 

    3. Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo : - Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại. 

    - Sao sa (sao băng): những vật thể cháy sáng trên nền trời ban đêm, làm ta tưởng tượng như những ngôi sao rơi. 

    - Công viên: vườn rộng có cây, hoa,… làm nơi giải trí cho mọi người. 

    – Tuyệt vọng: mất hết hi vọng, không còn gì để mong đợi.

    Ngày nhỏ, Thành và Mến kết bạn ở đâu ?

    A. Ở quê Mến

    B. Ở thị xã

    C. Ở công viên

    1
    19 tháng 2 2019

    Lời giải:

    Hai bạn kết bạn với nhau ở quê Mến.

    II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình?Ở lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi...
    Đọc tiếp

    II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

    Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

    Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình?

    Ở lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai. Có mấy bạn trong lớp còn cá cược với nhau: Mọt Sách có nhớ hết tên và mặt các thành viên của lớp không? Một lần, cả lớp cùng tham gia kéo co tập thể. Vậy mà Mọt Sách nhất quyết không tham gia. Cậu bảo: “Tớ không thích. Mấy chuyện đấy chẳng giúp được gì!”. Đến khi Mọt Sách đi học bị đau bụng. Nhờ bạn cùng bàn phát hiện đưa lên phòng y tế kịp thời, cậu mới không phải vào bệnh viện. Cũng từ đấy, Mọt Sách thay đổi hẳn: quan tâm đến bạn bè nhiều hơn. Ai cũng yêu quý Mọt Sách, và tất nhiên không thể thiếu Yến rồi! (Theo Hoài Trang)

    Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

    - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

    - Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

    Vì sao Bình bị cả lớp gọi là “mọt sách”? (0,5 điểm)

    A. Vì cậu suốt ngày đi chơi, không chịu học hành.

    B. Vì cậu suốt ngày ngồi một mình trong lớp, không nói chuyện với ai.

    C. Vì cậu không thích tham gia trò chơi kéo co cùng cả lớp.

    D. Vì cậu suốt ngày đọc sách, không chơi với các bạn trong lớp.

    1
    14 tháng 2 2017

    Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm