Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Khoa học tự nhiên, hay Tự nhiên học, là một nhánh của khoa học, có mục đích nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các hiện tượng và quy luật tự nhiên, dựa trên những dấu hiệu được kiểm chứng chắc chắn. Trong khoa học tự nhiên, giả thuyết được sử dụng rộng rãi để xây dựng những lý thuyết khoa học.
+ Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống con người. KHTN có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống con người, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Khoa học tự nhiên: Bao gồm các lĩnh vực như sinh học, hóa học, vật lý, khoa học trái đất và thiên văn học. + Khoa học xã hội: Bao gồm các lĩnh vực như kinh tế, khoa học chính trị, luật pháp, địa lý, giáo dục, lịch sử, ngôn ngữ học và nhân học.
3. Sự khác biệt chính giữa sinh vật sống và sinh vật không sống là sự sống. Những sinh vật sống có sự sống do đó chúng sống trong khi những vật không sống không có sự sống. Do đó họ không còn sống. Hơn nữa, sinh vật sống có tế bào sống trong khi sinh vật không sống không có tế bào.
- Vật sống (sinh vật):
+ Ví dụ:
+ Đặc điểm: Lớn lên, lấy thức ăn, sinh sản.
- Vật không sống:
+ Ví dụ:
+ Đặc điểm: Không lấy thức ăn, không lớn lên.
HT
@ Kawasumi Rin
1/ Vai trò của nấm:
giải độc và bảo vệ tế bào gan
thải những chất độc hại khỏi cơ thể
làm thuốc
phân hủy xác chết động thực vật
Phòng ngừa:
vệ sinh cá nhân tốt
mặc quần áo sạch
không nên sử dùng đồ chung
tắm bằng nước sạch
2/ Đặc điểm thực vật có mạch:có các mô mạch ới chức năng tuần hoàn các tài nguyên trong cây có kích thước lớn
Đặc điểm thực vật không có mạch:không có rễ,thận và lá,tùy cấu trúc có mô mạch hay không
Để làm thực vật đa dạng và phong phú cần:
+Ngăn chặn việc phá rừng,đốt rừng
+Không nên khai thác bừa bãi
+Cấm buôn bán các loài thực vật quý hiếm
3/Đặc điểm của động vật không xương sống:hình thức sinh sản hữu tính,không có xương trong,có thể có bộ xương ngoài bằng kitin
Đặc điểm của động vật xương sống:hô hấp bằng mang hoặc phổi,có bộ xương trong,có hệ thần kinh,sinh sản hữu tính,có xương sống chảy dọc cơ thể
Để làm cho động vật đa dạng và phong phú cần:
chăm sóc các loài động vật
không săn bắn bữa bãi và buôn bán trái phép
không nên sử dụng mìn, pháo khi đánh bắt thủy hải sản
Câu 2 :
-Một số động vật nguyên sinh gây bệnh cho con người: Trùng kiết lị, trùng sốt rét, amip, trùng roi ( gây bệnh ngủ li bì ),.......
-biện pháp phòng tránh :
+Ngoài điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay đổi thói quen ngủ nghỉ như sau:Hạn chế đồ uống có cồn.Tránh các chất kích thích như caffeine và nicotine trước giờ ngủ
+Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất
Câu 3 :
- Khóa lưỡng phân là gì
Khóa lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật
Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách.
Ký sinh trùng sốt rét (danh pháp khoa học: Plasmodium) là một chi sinh vật đơn bào ký sinh bắt buộc trên cơ thể sinh vật để tồn tại và phát triển. Chi Plasmodium được Ettore Marchiafava và Angelo Celli miêu tả năm 1885. Hiện tại người ta biết trên 200 loài của chi này và các loài mới vẫn tiếp tục được miêu tả[1][2].
Trong số trên 200 loài đã biết của chi Plasmodium thì ít nhất 11 loài ký sinh trên người. Các loài khác ký sinh trên các động vật khác, bao gồm khỉ,động vật gặm nhấm, chim và bò sát. Các sinh vật ký sinh này luôn luôn có 2 vật chủ trong vòng đời của chúng: một vật chủ muỗi và một vật chủ là động vật có xương sống.
Ở ngoài cơ thể, Plasmodium cần những phương pháp nuôi cấy đặc biệt hoặc giữ ở nhiệt độ lạnh để sống còn. Khi vào cơ thể người, ký sinh trùng sốt rét ký sinh nội tế bào, cụ thể là ở tế bào gan hoặc hồng cầu,Plasmodium chính là nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét. Đời sống của ký sinh trùng sốt rét ngắn nhưng chúng sinh sản nhanh và nhiều do vậy tồn tại lâu dài trong cơ thể[3]. Plasmodium có 2 phương thức sinh sản, sinh sản vô tính thực hiện ở vật chủ phụ (người hoặc những động vật khác) và sinh sản hữu tính ở vật chủ chính là muỗi Anopheles. Plasmodium có cấu tạo đơn giản, cơ thể gồm thành phần chính là nhân, nguyên sinh chất và một số thành phần khác, chúng không có không bào nên mọi hoạt động di dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào, do không có bộ phận di động nênPlasmodium thường phải ký sinh cố định.
Ký sinh trùng sốt rét ký sinh ở người không phải chỉ bao gồm một loài duy nhất, ngược lại chúng gồm nhiều loài, có hình thái và khu vực sinh sống khác nhau, sau đây là những loại chính:
1. P.falciparum: Gặp nhiều ở vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình năm tương đối cao. Loại ký sinh trùng sốt rét này hay gặp ở châu Á (đặc biệt là vùng Đông Nam Á), châu Phi, châu Mỹ La Tinh và ít gặp hơn ở châu Âu. Hiếm gặp P.falciparum ở nơi có bình độ cao.
2. P.vivax: Gặp nhiều ở châu Âu, còn châu Á và châu Phi chỉ gặp nhiều ở một số nơi.
3. P.malariae: Xuất hiện nhiều ở châu Âu, châu Phi, ít hơn ở châu Mỹ, còn châu Á rất hiếm gặp.
4. P.ovale: Nói chung hiếm gặp trên thế giới, chủ yếu gặp ở trung tâm châu Phi[3].
Chu kỳ của các loại Plasmodium ký sinh ở người[sửa | sửa mã nguồn]
Cả bốn loại ký sinh trùng sốt rét trên tuy có khác nhau về hình thái học nhưng diễn biến chu kỳ ở người và muỗi truyền bệnh tương tự nhau, gồm 2 giai đoạn[3]:
- Giai đoạn sinh sản và phát triển vô tính trong cơ thể người.
- Giai đoạn sinh sản hữu tính ở muỗi Anopheles truyền bệnh.
Trong đó người là vật chủ phụ, muỗi là vật chủ chính, thiếu một trong 2 vật chủ này thì Plasmodium không thể sinh sản và bảo tồn nòi giống được.
Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người chia làm hai thời kỳ, thời kỳ phát triển trong gan và thời kỳ sinh sản vô tính trong hồng cầu. Quá trình cụ thể như sau: muỗi Anopheles mang mầm bệnh (thoa trùng) đốt người, thoa trùng từ nước bọt của muỗi truyền vào máu ngoại biên của người. Thoa trùng chủ động tìm đường xâm nhập vào gan, vì tại giai đoạn đó máu không phải là môi trường thích hợp cho thoa trùng tồn tại và phát triển, thời gian chúng ở trong máu chỉ dưới 1 giờ đồng hồ.
Thoa trùng xâm nhập tế bào gan và bắt đầu phân chia, đến một lượng nhất định làm tế bào gan bị vỡ ra giải phóng những ký sinh trùng thế hệ mới, đây là giai đoạn phát triển của nhiều thoa trùng. Từ gan vào máu, ký sinh trùng xâm nhập hồng cầu, chúng sinh sản vô tính tại đây đến mức độ đầy đủ làm vỡ hồng cầu giải phóng ký sinh trùng, đại bộ phận những ký sinh trùng này sẽ lại thâm nhập vào hồng cầu khác để tiếp tục sinh sản vô tính.
Nhưng một số mảnh ký sinh trùng khác trở thành những thể giao bào đực cái, nếu muỗi hút những giao bào này, chúng sẽ phát triển chu kỳ hữu tính ở trong dạ dày của muỗi, nếu không được muỗi hút thì sau một thời gian sẽ bị tiêu hủy. Khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu tùy từng chủng loại Plasmodium, có thể từ 40 đến 72 giờ, đo đó trong khoảng thời gian này cơ thể người thường bị sốt rét cách nhật. Sốt rét cách nhật thường xảy ra hàng loạt sau mỗi 24 tiếng đồng hồ.[3]
Giao bào đực và cái được muỗi hút vào dạ dày sẽ phát triển thành những giao tử đực và cái, qua sinh sản hữu tính sinh ra thoa trùng. Các thoa trùng đến tập trung trong tuyến nước bọt của muỗi là tiếp tục truyền bệnh cho người khác.
Ngành động vật không xương sống | Đặc điểm nhận biết | Đại diện | Vai trò và tác hại |
Ruột khoang | Cơ thể đối xứng tỏa tròn, chỉ có một lỗ miệng | Sứa, thủy tức | - Làm thức ăn cho con người - Cung cấp nơi ẩn náu cho động vật khác - Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo ở biển - Một số loài gây hại |
Các ngành Giun | Cơ thể dài, đối xứng hai bên; phân biệt đầu, thân | Giun đất, sán lá gan | - Làm tơi xốp đất, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm - Một số loài giun khác có hại cho người và động vật |
Thân mềm | - Cơ thể mềm, không phân đốt - Đa số các loài có lớp vỏ cứng bao bên ngoài cơ thể | Trai, ốc, sò | - Làm thức ăn cho con người - Lọc sạch nước bẩn - Ốc sên gây hại cho cây trồng |
Chân khớp | - Có bộ xương ngoài bằng kitin - Các chân phân đốt, có khớp động | Tôm, cua | - Làm thức ăn cho con người - Thụ phấn cho cây trồng - Có loài gây hại cho cây trồng - Là vật trung gian truyền bệnh |
Đặc điểm chung
- Có xương sống chạy dọc cơ thể
- Sinh sản hữu tính
- Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với dây sống hoặc cột sống làm trụ
- Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi
- Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng
Môi trường sống
- Lớp cá: dưới nước.
- Lưỡng cư: Vừa nước vừa cạn.
- Bò sát: trên cạn và dưới nước.
- Lớp chim: trên cạn.
- Lớp thú: cả trên cạn và dưới nước.
tham khảo
Động vật có xương sống (danh pháp khoa học: Vertebrata) là một phân ngành của động vật có dây sống, đặc biệt là những loài với xương sống hoặc cột sống. Khoảng 57.739 loài động vật có xương sống đã được miêu tả. Động vật có xương sống đã bắt đầu tiến hóa vào khoảng 530 triệu năm trước trong thời kỳ của sự bùng nổ kỷ Cambri, một giai đoạn trong kỷ Cambri (động vật có xương sống đầu tiên được biết đến là Myllokunmingia). Các xương của cột sống được gọi là xương sống. Vertebrata là phân ngành lớn nhất của động vật có dây sống và bao gồm phần lớn các loài động vật mà nói chung là rất quen thuộc đối với con người (ngoài côn trùng). Cá (bao gồm cả cá mút đá, nhưng thông thường không bao gồm cá mút đá myxin, mặc dù điều này hiện nay đang gây tranh cãi), động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú (bao gồm cả người) đều là động vật có xương sống. Các đặc trưng bổ sung của phân ngành này là hệ cơ, phần lớn bao gồm các khối thịt tạo thành cặp, cũng như hệ thần kinh trung ương một phần nằm bên trong cột sống. Các đặc trưng xác định khác một động vật thuộc loại có xương sống là xương sống hay tủy sống và bộ khung xương bên trong.
Bộ khung xương bên trong để xác định động vật có xương sống bao gồm các chất sụn hay xương, hoặc đôi khi là cả hai. Bộ khung xương ngoài trong dạng lớp áo giáp xương đã là chất xương đầu tiên mà động vật có xương sống đã tiến hóa. Có khả năng chức năng cơ bản của nó là kho dự trữ phốtphat, được tiết ra dưới dạng phosphat calci và lưu trữ xung quanh cơ thể, đồng thời cũng góp phần bảo vệ cơ thể luôn. Bộ khung xương tạo ra sự hỗ trợ cho các cơ quan khác trong quá trình tăng trưởng. Vì lý do này mà động vật có xương sống có thể đạt được kích thước lớn hơn động vật không xương sống, và trên thực tế về trung bình thì chúng cũng lớn hơn. Bộ xương của phần lớn động vật có xương sống, ngoại trừ phần lớn các dạng nguyên thủy, bao gồm một hộp sọ, cột sống và hai cặp chi. Ở một số dạng động vật có xương sống thì một hoặc cả hai cặp chi này có thể không có, chẳng hạn ở rắn hay cá voi. Đối với chúng, các cặp chi này đã biến mất trong quá trình tiến hóa.
Hộp sọ được coi là tạo thuận lợi cho sự phát triển của khả năng nhận thức do nó bảo vệ cho các cơ quan quan trọng như não bộ, mắt và tai. Sự bảo vệ này cũng được cho là có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của tính phản xạ cao đối với môi trường thường tìm thấy ở động vật có xương sống.
Cả cột sống và các chi về tổng thể đều hỗ trợ cho cơ thể của động vật có xương sống. Sự hỗ trợ này tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển động. Chuyển động của chúng thường là do các cơ gắn liền với xương hay sụn. Hình dạng cơ thể của động vật có xương sống được tạo ra bởi các cơ. Lớp da che phủ phần nội tạng của cơ thể động vật có xương sống. Da đôi khi còn có tác dụng như là cấu trúc để duy trì các lớp bảo vệ, chẳng hạn vảy sừng hay lông mao. Lông vũ cũng được gắn liền với da.
Phần thân của động vật có xương sống là một khoang rỗng chứa các nội tạng. Tim và các cơ quan hô hấp được bảo vệ bên trong thân. Tim thường nằm phía dưới mang hay giữa các lá phổi.
Hệ thần kinh trung ương của động vật có xương sống bao gồm não bộ và tủy sống. Cả hai đều có đặc trưng là rỗng. Ở động vật có xương sống bậc thấp thì não bộ chủ yếu kiểm soát chức năng của các thụ quan. Ở động vật có xương sống bậc cao thì tỷ lệ giữa não bộ và kích thước cơ thể là lớn hơn. Não bộ lớn hơn như vậy làm cho khả năng trao đổi thông tin giữa các bộ phận của não bộ là cao hơn. Các dây thần kinh từ tủy sống, nằm phía dưới não bộ, mở rộng ra đến lớp da, các nội tạng và các cơ. Một số dây thần kinh nối trực tiếp với não bộ, kết nối não với tai và phổi.
Động vật có xương sống có thể tìm thấy ngược trở lại tới Myllokunmingia trong thời kỳ của sự bùng nổ kỷ Cambri (530 triệu năm trước). Cá không quai hàm và có mai (lớp Ostracodermi của kỷ Silur (444-409 triệu năm trước) và các loài động vật răng nón (lớp Conodonta)- một nhóm động vật có xương sống tương tự như lươn với đặc trưng là nhiều cặp răng bằng xương.
Tham khảo:
Động vật không xương sống: (thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, thân mềm, giun đốt, chân khớp, da gai)
+ Không có bộ xương trong
+ Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin
+ Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí
+ Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở mặt bụng
- Hầu hết sống ở nước ngọt
tham khảo
Động vật không xương sống: (thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, thân mềm, giun đốt, chân khớp, da gai)
+ Không có bộ xương trong
+ Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin
+ Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí
+ Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở mặt bụng
- Hầu hết sống ở nước ngọt
sinh vật là một cơ thể sống. Cơ thể sống được phân biệt với vật không sống ở các đặc trưng như chuyển động, trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản và phản ứng đối với các kích thích bên ngoài. Tuy nhiên, không phải mọi cơ thể sống đều mang đầy đủ các đặc trưng trên. Nhiều sinh vật không có khả năng tự chuyển động và phản ứng trực tiếp đối với môi trường. Một số vi sinh vật không có khả năng tự sinh sản.
Trong sinh học và sinh thái học, sinh vật là một cơ thể sống. Cơ thể sống được phân biệt với vật không sống ở các đặc trưng như chuyển động, trao đổi chất, sinhtrưởng, sinh sản và phản ứng đối với các kích thích bên ngoài. Tuy nhiên, không phải mọi cơ thể sống đều mang đầy đủ các đặc trưng trên.