K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2020

Con người xuất hiện trên trái đất này khoảng bốn triệu năm về trước. Vượt qua một chặng hành trình kéo dài của lịch sử trái đất, con người đã biến đổi hoàn toàn từ loài vượn cổ trở thành người hiện đại với tầm cao vũ trụ. Chính quá trình lao động miệt mài là yếu tố kì diệu để con người phát triển. Nói về lao động, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định: “ Lao động là vẻ vang và cần thiết, cần thiết cho bản thân mình để sống, lao động là cần thiết cho dân cho nước, lao động là nghĩa vụ”. Câu nói của bác Phạm Văn Đồng làm cho mỗi người chúng ta phải suy nghĩ.
Nhiều người vẫn quen hiểu lao động là dùng sức lực và dụng cụ để sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng, như người nông dân sản xuất lúa gạo, người công nhân dệt vải, may thêu… Nhưng ý nghĩa của lao động không dừng lại ở đó. Lao động còn là sự vận dụng khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của ban thân để cải tiến kĩ thuật, thay đổi phương pháp làm việc để thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy các lĩnh vực của xã hội ngày càng phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của con người.

Lao động là việc làm vẻ vang. Nhờ lao động, con người có thể tự kiếm sống bằng chính đôi tay của mình. Nhờ lao động, con người có một cuộc sống tự do không bị lệ thuộc vào bất cứ ai. Tự do là phần thưởng vô giá mà phần thưởng này chỉ dành cho những người biết lao động và quý trọng giá trị đích thực của lao động. Còn gì sung sướng bằng khi ta được làm chủ những đồng lương được làm nên sau những tháng ngày vất vả, làm sao không tự hào khi ta đứng trước một canh đồng màu mỡ, một mảnh vườn xanh mướt được tạo nên từ đôi bàn tay cần cù chịu khó, từ những giọt mồ hôi chăm chỉ trên mảnh đất trước đây chỉ là sỏi đá khô cằn… Cảm giác sung sướng tự hào ấy chỉ có những người trong cuộc mới cảm nhận hết.

Lao động còn là điều hết sức cần thiết, không chỉ cho bản thân mà còn cho dân cho nước. Lao động nuôi sống bản thân con người, là quá trình hình thành nhân cách, phát huy trí tuệ, tài năng. Lao động là động lực phát triển đất nước. Chúng ta hãy lấy tấm gương lao động của Nhật Bản. Sau Thế chiến thứ hai, nước Nhật vừa chịu tổn thất nặng nề vừa phải đền bù thiệt hại chiến tranh. Thế mà, chỉ vài thập kỉ sau, từ một đống tro tàn đổ nát của cuộc chiến, Nhật đã vươn lên thành một cường quốc kinh tế ở Châu Á. Tất cả đều nhờ bàn tay lao động, khối óc sáng tạo của những con người biết chung vai vì đất nước. Mỗi ngành nghề, mỗi công việc đều đáng trân trọng như nhau, bởi tất cả đều giống nhau ở việc xây dựng và phát triển đất nước.

Lao động còn là nghĩa vụ của mỗi người. Là người công dân trên một đất nước độc lập, ý thức về trách nhiem của mình, ai ai cũng phải ra sức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, một đất nước phồn vinh hơn. Bác Hồ kính yêu đã từng nói :“ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tuỳ theo sức của mình…”. Điều đó không chỉ là trách nhiệm mà con là bổn phận của mỗi người chúng ta đối với tập thể. Nếu ai cũng ý thức được điều này, cuộc sống chắc chắn sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

Câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhắc nhở chúng ta hiểu được ý nghĩa, gia trị của lao động để từ đó có thái độ, hành động, cách nhìn đúng đắn hơn về lao động. Xã hội ta ngày nay đã phát huy những giá trị của lao động bằng những việc làm thiết thực. Các hội thi “Bàn tay vàng người thợ”, hội thi “ Sáng tạo khoa học”… là những minh chứng sinh động nhất. Những giá trị lao động chân chính được tôn vinh, được đề cao nhằm thúc đẩy niềm hăng say lao động sáng tạo.

Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương lao động miệt mài, ta không khỏi buồn lòng trước những hành vi thái độ coi thường lao động chân tay hoặc những quan niệm lệch lạc về lao động. Đó là những con người quen sống hưởng thụ, xa hoa từ những đồng tiền bất chính. Vì không lao động, họ không biết giá trị đích thực của lao động và chắc chắn không bao giờ biết quý trọng thành quả mà mọi người đã tạo ra. Những con người đó thực sự trở thành ung nhọt của đất nước, là lực cản trong tiến trình phát triển của cuộc sống mà chúng ta phải kiên quyết loại trừ.

Tóm lại, hiểu được giá trị của lao động đối với con người và cuộc sống, chúng ta càng có ý thức trân trọng giữ gìn những thành quả lao động mà cha ông ta đã tạo dựng và để lại cho đời sau, đồng thời tự xác định cho mình thái độ lao động tốt bằng những việc làm đích thực, cụ thể . Trước mắt, chúng ta cần phải có thái độ chuyên cần trong học tập, tham gia tốt các ngày Chủ nhật hồng, phong trào trồng cây gây rừng để làm đẹp cuộc sống này.

Chúc bn hok tốt~~

17 tháng 4 2017

Lao động chính là ý nghĩa của cuộc sống

Mọi động vật đều lao động, trước hết là để duy trì sự sống. Ngay cả chú chim yến, khi còn non thì được bố mẹ mang mồi về mớm cho, nhưng khi lớn lên sẽ phải tự mình đi kiếm mồi. Hổ và sư tử cũng đều như vậy. Tự mình lao động để tồn tại chính là nguyên lí mà tự nhiên ban tặng cho tất cả các sinh vật.

Con người cũng là một loại động vật, nên về cơ bản là giống như vậy, nhưng sự tuyệt vời của con người là khả năng tìm thấy niềm vui trong lao dộng. Không chỉ là khả năng, mà con người cần phải trở nên như vậy.

Không phải nói cũng thấy công việc là thứ chiếm phần lớn trong cuộc đời con người. Tôi nghĩ, việc có cảm nhận được niềm vui trong công việc hay không sẽ có ý nghĩa lớn lao, quyết định cuộc đời của một người hạnh phúc hay không?

Có nhu cầu sẽ có công việc.

Chúng ta chỉ nói một từ là công việc, nhưng trong đó có biết bao nhiêu loại ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, công việc nào cũng có chung một điểm là phát sinh do xã hội có nhu cầu. Có thể có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, nhưng tôi cho rằng không phải chúng ta tự tiện làm việc, mà là do xã hội nhờ chúng ta.

Chẳng hạn, phải có người muốn đánh giày trên phố nên mới sinh ra nghề đánh giày. Chi phí dù có cao hơn bình thường, nhưng vì có người yêu cầu đến nơi mình muốn đến thật nhanh và thoải mái, nên mới cần đến taxi. Nếu mọi người thấy dù có mất thời gian cũng sẽ dùng tàu điện hay đi bộ, thì có lẽ không sinh ra nghề lái taxi. Trên đời, nếu con người không cần đến điều gì thì ngành nghề đáp ứng nhu cầu đó cũng sẽ không được hình thành.
Nếu như vậy, chúng ta sẽ cảm nhận được thứ mà người ta gọi là ý nghĩa của công việc. Tôi nghĩ, công việc của mình là cần thiết cho xã hội, là thứ không thề thiếu trong cuộc sống của mọi người. Bởi vậy, nếu tôi thành tâm lao vào công việc sẽ có thể giúp ích cho cuộc sống của mọi người và có lợi cho xã hội. Công việc tuyệt nhiên không phải là thứ tôi làm cho riêng mình, không đơn thuần là cách để có thể nhận được lương, mà tôi nhận thức được rằng công việc chính là thứ quý báu nhất. Nếu không nhận thức được như vậy sẽ không thấy được ý nghĩa cuộc sống lớn lao ẩn chứa trong công việc.

Công việc vượt trên lương bổng.

Nếu một người chỉ nhận được 100 nghìn yên tiền lương, mà lại làm ra đến một triệu yên, thì khoản chênh lệnh 900 nghìn sẽ còn lại trong công ti. Nhưng số tiền đó tuyệt nhiên không nằm nguyên ở công ti. Một phần sẽ được chi cho lợi ích của người tiêu dùng như nâng cao chất lượng hay hạ giá thành sản phẩm, một phần khác sẽ giữ lại để chia cho các cổ đông. Phần lớn sẽ để nộp thuế cho nhà nước. Điều đó gắn liền với việc nâng cao phúc lợi xã hội của toàn dân, trong đó một phần là dành cho các nhân viên của chính công ti.

100 nghìn yên tiền lương sẽ dần trở lại với người làm ra nó. Cứ như vậy, cuối cùng số tiền nhận được có thể lên tới 150 hay 200 nghìn yên. Bởi vậy, 900 nghìn yên mà người đó làm ra hơn so với mức lương được nhận thực tế sẽ được phân phối cho toàn xã hội, trong đó có bản thân người đó và công ti của anh ta theo nhiều cách khác nhau.

Ngược lại, với khoản lương 100 nghìn yên mà người đó cũng chỉ làm ra đúng 100 nghìn thì sẽ không mang lại lợi ích cho công ti và xã hội.

Nâng cao năng suất lao động.

Có lẽ cũng có người nghĩ: “Mình làm dôi ra những 900 nghìn yên mà cuối cùng chỉ có một phần quay trở lại thì bất công quá!”. Nhưng theo tôi, đấy chỉ là suy nghĩ một chiều mà thôi. Bởi vì, cũng như việc người đó làm ra một triệu yên, ở một nơi khác cũng sẽ có người làm ra gấp mấy lần, mấy chục lần so với giá trị lương của mình. Hơn nữa, cũng như thành quả lao động của mình được phân phối cho người khác, thành quả lao động của người khác cũng sẽ được đem đến cho mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Điều đó có lẽ sẽ giá trị hơn cả một triệu yên giá trị lao động của chính mình. Và nhờ sự phân phối lân nhau như vậy mà toàn xã hội sẽ trở nên giàu có hơn.

Bởi vậy, lao động của chúng ta không chĩ dành cho bản thân chúng ta mà còn dành cho người khác. Lao động của người khác cũng không chỉ dành cho họ mà còn cho cả chúng ta. Nếu suy nghĩ ở tầm cao như vậy, chúng ta sẽ thấy rất cần phải nâng cao năng suẩt lao động của chính mình.

17 tháng 4 2017

hơi dài nhưng chắc sẽ lọc ý raok

1 tháng 4 2022

Tham khảo 
Từ thời phong kiến đến hiện tại, vẻ đẹp của người lao động vẫn thể hiện rõ ràng. Thể hiện ở chỗ ai ai cũng có một lòng nồng nàn yêu người, yêu tổ quốc, giúp đỡ láng giềng; giữ được những đức tính giản dị, thật thà và lòng tự trọng, luôn về chính nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã cùng nhau nổi dậy đấu tranh dành lại độc lập; nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp của người nông dân lao động. Đến nay, không ít những phát triển dần tiến bộ, khoa học kỉ thuật tăng tiến nhưng người dân Việt Nam vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống của người lao động; từ những việc làm nhỏ nhặt đến sang trọng, tất cả nên mang một nét đặc trưng của dân tộc. Những thứ đã đạt được thì nên giữ gìn chúng thật cẩn thận, tôn vinh vẻ đẹp ấy để mọi công dân đều có thể thực hiện tròn vẹn nhiệm vụ của người lao động.

24 tháng 5 2022

tham khảo:
Để đạt đượcc thành công trong cuộc sống, con người cần đến rất nhiều đức tính. Một trong những đức tính rất cần để tạo nên thành công chính là tính chăm chỉ. Tính chăm chỉ được hiểu là nỗ lực, là cố gắng hoàn thành một công việc gì đó mà không đợi ai nhắc nhở, thúc ép. Chăm chỉ được biểu hiện qua việc làm bài tập đầy đủ, giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình. Tấm gương của các bác sĩ đêm ngày chống dịch Bắc Giang, tấm gương của những chiến sĩ công an trên mặt trận bảo vệ đất nước đều là nghĩa cử cao đẹp của sự chăm chỉ, cần cù. Dù là học tập hay lao động thì con người cũng cần chăm chỉ. Nhờ có sự chăm chỉ mà ta đạt được nhiều thành tựu trong công việc của mình. Nó còn tôi luyện ta trở thành người có bản lĩnh, có ý chí, có trách nhiệm. Đồng thời, tính chăm chỉ còn là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Nếu không chăm chỉ mà lười biếng, ỷ lại thì con người sẽ rất khó để phát triển bản thân mình. Họ cũng dần dần bị ghét bỏ, xa lánh. Hãy chăm chỉ và nỗ lực. Không vì gì cả, chăm chỉ tốt cho ta và giúp ta tiến bộ hơn mỗi ngày.

24 tháng 5 2022

đó là đức tính chăm chỉ mè:>????

trong mỗi phần văn bản sau đây, chủ đề đã thể hiện được tính thóng nhất chưa? vì sao? nếu chưa, hãy chữa lại cho phù hợpa. (1) Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi và đặc sắc. (2) Trước hết, điều đó thể hiện rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa dung dị, mộc mạc lại vừa có sức gợi tả phong phú vô cùng. (3) Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến những lối biến thể trong thơ lục...
Đọc tiếp

trong mỗi phần văn bản sau đây, chủ đề đã thể hiện được tính thóng nhất chưa? vì sao? nếu chưa, hãy chữa lại cho phù hợp

a. (1) Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi và đặc sắc. (2) Trước hết, điều đó thể hiện rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa dung dị, mộc mạc lại vừa có sức gợi tả phong phú vô cùng. (3) Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến những lối biến thể trong thơ lục bát; hay cách nói vừa hình tượng, vừa cụ thể, càng nghe càng thấm thía vô cùng. (4) Ca dao là tiếng lòng của người lao động, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi. (5) Cuộc sống của họ dù thiếu thốn, khổ cực trăm bề nhưng điều kì diệu là ngọn lửa tình yêu và khát vọng hướng tới ước mơ hạnh phúc của họ không bao giờ bị dập tắt.

b. (1) HÌnh ảnh con trâu thường hay được nói đến trong ca dao Việt Nam. (2) Không phải chỉ vì " con trâu là đầu cơ nghiệp" mà còn bởi đối với người lao động, đây là con vật gần gũi thân thiết. (3) Trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình: "Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa". (4) Trâu trở thành người bạn tâm tình của người lao động: "Trâu ơi ta bảo trâu này". (5) Hình như con trâu không mấy lúc thảnh thơi cho nên khi nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn của mình, người nông dân thường nghĩ đến nó. (6) Đến với ca dao Việt Nam, ta bắt gặp nhiều bài nói về con trâu, con cò, cái vạc. (7) Đó là các con vật quen thuộc, gần gũi mang đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của người lao động chân lấm tay bùn. (8) Khi cần bộc bạch nỗi niềm, người nông dân thường đem con trâu ra để tâm sự, để giãi bày lòng mình.  

0