Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Chỉ trong một đoạn văn ngắn, tác giả đã lên án gay gắt sự vô trách nhiệm và bản chất "lòng lang dạ thú" của tên quan phụ mẫu. Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.
Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân.
Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ!
hình như hai câu này ngược nhau ạ.
- Câu bị động: Sự vô trách nhiệm và bản chất "lòng lang dạ thú" của tên quan phụ mẫu đã bị tác giả lên án gay gắt cgi trong một đoạn văn ngắn.
- Câu bị động : sự vô trách nhiệm và bản chất "lòng lang dạ thú" của tên quan phụ mẫu được tác giả lên án gay gắt chỉ trong 1 đoạn văn ngắn
Tham khảo
Qua truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công chân dung một viên quan phụ mẫu độc ác, sa đọa và vô nhân tính. Quan phụ mẫu, danh xưng đó được gọi nên từ bao yêu thương của con dân, với kì vọng vào một vị quan liêm minh công chính, thương dân như con. Thế nhưng, sự thật là gì? Khi muôn dân oằn mình dưới mưa bão, lũ lụt, quan cha mẹ lại ngồi trong đình cao đánh bài, hút thuốc phiện. Khi muôn dân đau đớn đến van nài, tìm kiếm sự giúp đỡ, thì quan cha mẹ can tâm đánh đuổi đi để tiếp tục tập trung cho việc quan trọng hơn là đánh đề. Khi muôn dân mất trắng tất cả dưới dòng nước lũ tàn độc, đến tính mạng cũng khó dữ, thì quan cha mẹ lại sung sướng vỡ òa khi được ù ván bài. Thông qua sự tương phản tuyệt vọng ấy, hình ảnh viên quan phụ mẫu đã được khắc họa rõ nét, với sự vô lương tâm và độc ác (Câu bị động). Một kẻ như thế, lại được gọi bằng cái tên “quan phụ mẫu”, thật mỉa mai thay, thật đắng cay thay cho biết bao số phận tội nghiệp đang chìm nổi ở ngoài kia.
Tham khảo
Qua truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công chân dung một viên quan phụ mẫu độc ác, sa đọa và vô nhân tính. Quan phụ mẫu, danh xưng đó được gọi nên từ bao yêu thương của con dân, với kì vọng vào một vị quan liêm minh công chính, thương dân như con. Thế nhưng, sự thật là gì? Khi muôn dân oằn mình dưới mưa bão, lũ lụt, quan cha mẹ lại ngồi trong đình cao đánh bài, hút thuốc phiện. Khi muôn dân đau đớn đến van nài, tìm kiếm sự giúp đỡ, thì quan cha mẹ can tâm đánh đuổi đi để tiếp tục tập trung cho việc quan trọng hơn là đánh đề. Khi muôn dân mất trắng tất cả dưới dòng nước lũ tàn độc, đến tính mạng cũng khó dữ, thì quan cha mẹ lại sung sướng vỡ òa khi được ù ván bài. Thông qua sự tương phản tuyệt vọng ấy, hình ảnh viên quan phụ mẫu đã được khắc họa rõ nét, với sự vô lương tâm và độc ác (Câu bị động). Một kẻ như thế, lại được gọi bằng cái tên “quan phụ mẫu”, thật mỉa mai thay, thật đắng cay thay cho biết bao số phận tội nghiệp đang chìm nổi ở ngoài kia.
Bạn có thể kham khảo dàn ý của cô mình :
Xây dựng đoạn văn cảm nhận về:
+ Nhân vật quan phụ mẫu.
-Sống sang trọng xa hoa: Đồ sinh hoạt xa xỉ khi đi hộ đê (theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm…). Ăn của ngon vật lạ (yến hấp đường phèn).
- Sống nhàn nhã vương giả: uy nghi, chễm chệ ngồi (Quan dựa gối xếp, có lính gãi chân, có lính quạt hầu, có tên chực hầu điếu đóm như thần như thánh…)
- Ăn chơi bài bạc, thản nhiên ung dung: (Quan lớn ù thông, xơi yến, vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc…)
- Sống chết mặc bay: Đuổi cổ người nhà quê, xòe bài, cười lớn… trong khi đê vỡ.
- Nghệ thuật tương phản đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, coi thường tính mạng và đời sống nhân dân. Chúng chỉ lo chơi bời bài bạc, ăn chơi hưởng lạc, còn nhân dân thì “sống chết mặc bay”.
a. Tên quan phủ "lòng lang dạ thú" bị Phạm Duy Tốn lên án gay gắt trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay".
b. Trong văn bản "Ý nghĩa văn chương", công dụng lớn lao của văn chương trong cuộc sống con người đã được tác giả khẳng định.
a. Tên quan phủ '' lòng lang dạ thú '' bị Phạm Duy Tốn lên án gay gắt trong truyện ngắn '' Sống chết mặc bay ''
b. Trong văn bản '' Ý nghĩa văn chương '' công dụng của văn chương trong cuộc sống con người đã được tác giả khẳng định.
Tham khảo:
Quan phụ mẫu là một kẻ vô trách nhiệm, đúng như vậy. "Phụ" là cha, "mẫu" là mẹ, quan phụ mẫu tức quan cha mẹ, ấy vậy mà không giống cha mẹ mà lại giống bọn ăn hại, chỉ biết nhăm nhăm ăn chơi tiền của của nhân dân, công sức của nhân dân. Trách nhiệm của ông ta là điều phải làm cho dân, phải gánh vác cho dân, có việc gì cũng phải nâng đỡ cho dân, lúc làm thì phải đúng đắn, chứ không kiểu như là sai người khác hộ đê cho mình, đáng trách, đáng trách biết bao.Trong lúc con dân đang chân lấm tay bùn, hộ đê không ngưng nghỉ từ chiều đến quá nửa đêm ngoài trời mưa gió (trạng ngữ), quan phụ mẫu thì lại ở trong đình nghiêm trang nhàn nhã đánh bài tổ tôm, tư thế ung dung chễm chện ngồi như một con cóc cỡ lớn, dùng bát yến, rau đậu, rễ tía đặt hẳn hoi trong tráp đồi mồi đầy các vật sang trọng, sống không quan tâm khi mấy lính tráng gọi ông về cái đê vỡ, khi người dân thổi ốc từ chiều đến khuya, khi người dân đánh trống đến hoảng loạn. Ông ta, xa hoa, vô trách nhiệm, ngu dốt! Đê vỡ rồi ông ta cũng chẳng còn gì mà trị nữa, ông ta sẽ về sống lại như một tên hèn, sống như một nhân dân - ông ta không có quyền thế gì nữa cả, phải tự cung tự cấp cho chính bản thân. Ôi! Cuộc sống nhân dân ông ta không màng, cuộc sống của ông ông cũng không màng nữa, trách nhiệm của ông đã vứt đi đâu? Nếu người dân được ông nâng đỡ thì có phải cuộc sống của ông cũng đã được ông cứu? (bị động).