Mở màn của chuyên mục Hóng Hớt đây:
Nguồn: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"
[Renjian] Bởi vì kinh nguyệt họ bị đuổi ra khỏi nhà (1)
"Khi kinh nguyệt trở thành một điều cấm kỵ"
Group Weibo Việt Nam:
https://www.facebook.com/groups/245234876341228
Fanpage: https://www.facebook.com/weibovietnam
Dịch bởi: Thảo
___________________________
Cấm vào phòng bếp, cấm tắm giặt,
Cấm đụng vào nguồn nước, cấm ngồi cùng, ăn cùng người khác,
Cấm ngồi lên ghế sô pha, cấm nằm trên giường ngủ,
Cấm vào đền chùa, thậm chí cấm về nhà...
Đây không phải tình hình cách ly của bất kỳ thành phố nào vì dịch bệnh, mà là sự "cách ly kinh nguyệt" ngột ngạt của phụ nữ Ấn Độ.
Trải qua thời gian dài, tôn giáo và văn hóa Ấn Độ cùng ràng buộc kinh nguyệt vào cái ô danh là biểu tượng của sự "không thuần khiết". Mà phụ nữ Ấn Độ từ lần đầu đến lần cuối có kinh nguyệt phải trải qua thời gian gần 40 năm bị giam cầm trong cái lồng giam đó, chịu đựng dằn vặt và đủ loại quy định. Kinh nguyệt bị ghét bỏ và coi thường.
Ở Ấn Độ, kinh nguyệt là một thời kỳ mà tiếng nói bị xóa bỏ. Ở nhà, cha mẹ sẽ không nói chuyện với con gái, vợ cũng sẽ không chia sẻ cùng chồng. Ở trường học, tiết sinh lý đầu tiên giới thiệu về kinh nguyệt luôn vô tình hay cố ý bị bỏ qua. Thấy quảng cáo băng vệ sinh trên ti vi thì sẽ đổi kênh.
Phần lớn nam giới dù già hay trẻ đều có rất ít hiểu biết về kinh nguyệt, chỉ cứng nhắc cho rằng kinh nguyệt là thứ dơ bẩn và tà ác. Nói về kinh nguyệt càng là chuyện khiến người ta nhục nhã.
Giấu kín chuyện kinh nguyệt ngược lại còn khiến cho những suy nghĩ mê tính sai trái về kinh nguyệt ngày càng nhiều:
- Tới kỳ kinh nguyệt, ra ngoài sau khi mặt trời lặn sẽ bị mù mắt.
- Đau bụng kinh hay kinh nguyệt không đều là bị trừng phạt do tột nghiệt quá nặng.
- Nếu như muốn chửi mắng một người phụ nữ, cách tốt nhất có thể làm chính là dùng kỳ kinh nguyệt của cô ấy.
Vì để không bị ác linh quấy nhiễu rất nhiều phụ nữ sẽ chôn vải bố có dính máu trong kỳ kinh nguyệt của mình sâu xuống đất... Mà phụ nữ vì "máu không tốt" khó tránh khỏi vận mệnh bị cách ly khỏi xã hội.
Vào 11 tháng 2 vừa qua, tại một khu nhà học viện nữ ở Gujarat miền Tây Ấn Độ đã xảy ra một việc rất điên rồ.
Nhân viên nhà trường ép buộc 68 nữa sinh xếp hàng trước cửa nhà vệ sinh, lần lượt cởi quần lót cho một nữ giáo sư kiểm tra xem họ có đang trong kỳ sinh lý hay không. Trường đại học bị quản lý bởi tín đồ giáo phái Swaminarayan bảo thủ cũng quy định học sinh đang trong kỳ kinh nguyệt không thể ở trong ký túc xá, nhất định phải tập trung tại khu cách ly ở tầng hầm. Nữ sinh đến kỳ kinh nguyệt cũng phải đến chỗ quản lý ký túc ghi rõ học tên. Nhưng trong vòng hai tháng sổ đăng ký không có tên ai, vì vậy mới xảy ra cảnh tượng khó mà tin nổi ở trên.
"Nó để lại cho chúng tôi những tổn thương."
Sinh viên lên án "Nhân viên nhà trường thường xuyên dùng vấn đề kinh nguyệt quấy rầy họ. Mặc dù họ luôn phục tùng theo những quy định của tôn giáo, nhưng họ vẫn luôn phải chịu phạt vì kinh nguyệt."
Trên thực tế, đây cũng không phải ví dụ điển hình. Ở những vùng nông thôn rộng lớn của Ấn Độ "cách ly kinh nguyệt" không những càng phổ biến hơn mà còn tồi tệ hơn nhiều. Ở những vùng núi thường sẽ có một số căn lều đơn sơ bị gọi là "phòng kinh nguyệt" (Gaokor), thường được làm sơ sài từ gỗ, gạch, bùn, và không có cửa sổ. Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt bị ép phải rời khỏi gia đình đến đây cách ly. Trong phòng không có giường chiếu, chỉ có thể ngủ trên sàn nhà, nếu là mùa mưa, mái nhà cỏ tranh còn có thể dột, mặt đất cũng sẽ đọng nước. Trong lúc cách ly ngoại trừ giặt quần áo thì hầu như không thể làm gì, ba bữa cơm đều được người nhà đưa đến, so với ở tù cũng không khác là bao.
May mắn một chút có người bị cách ly cùng thì còn có thể nói chuyện. Tối đến thường nơm nớp lo sợ không thể ngủ ngon, ngoại trừ phải đề phòng rắn độc thú dữ còn lo sợ bị đàn ông bắt cóc cưỡng bức.
Khi kết thúc thời gian hành kinh, phụ nữ Ấn Độ thường phải tắm gọi bằng tinh dầu mới có thể quay lại tôn giáo và cuộc sống như bình thường.
Bởi vì kinh nguyệt, phụ nữ Ấn Độ chẳng những bị cản trở sinh hoạt bình thường ngay cả tìm việc làm cũng bị kỳ thị. Một số người sử dụng lao động cân nhắc đến hiệu suất làm việc và quyền lợi lớn nhất mà không đồng ý thuê phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và có kỳ sinh lý làm việc. Cho dù nhận được công việc, nếu phụ nữ vì cơn đau trong kỳ sinh lý làm lỡ công việc cũng phải nộp tiền phạt.
Vì vậy, có phụ nữ Ấn Độ phải chọn những lựa chọn cực đoan như cắt bỏ tử cung, từ bỏ kỳ kinh nguyệt.
Tại Maharashtra phía Tây Ấn Độ, trong ba năm đã có mấy nghìn phụ nữ trẻ tuổi làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Trong đó phần lớn phụ nữ làm phẫu thuật này chỉ vì phần thu nhập từ công việc. Phụ nữ bản địa kết hôn sớm, 20 tuổi đã làm mẹ của hai ba đứa trẻ. Họ cho rằng tử cung đã hoàn thành nhiệm vụ sinh đẻ rồi, hiện giờ nhu cầu kiếm tiền từ công việc cấp bách hơn, cắt bỏ tử cung tuy là việc bất đắc dĩ nhưng cũng có thể chấp nhận.
Cách nghĩ này dần dần trở nên phổ biến, thậm chí xuất hiện rất nhiều "làng không tử cung" ở bản địa. Trên thực tế, có không ít phụ nữ sau khi cắt bỏ tử cung sức khỏe bị ảnh hưởng xấu, xuất hiện những cơn choáng váng, triệu chứng đau lưng, ngược lại không có cách nào xuống giường làm việc. Bất luận đến hay hết kỳ kinh nguyệt, phụ nữ cũng khó có thể trở thành chính bản thân mình.
Ứng với một đoạn luân lý của Ấn Độ giáo trong sách cổ "Manusmriti": "Phụ nữ thời thơ ấu do cha mẹ bảo vệ, lớn lên do chồng bảo vệ, về già do con bảo vệ, phụ nữ tuyệt đối không thích hợp trở nên độc lập."
_____________________
Thật ra ngay tại Việt Nam hay Trung Quốc cũng đã và đang tồn tại rất nhiều hiểu lầm và thiếu thông cảm với chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.
Lần trước mình vô tình đọc được một bài viết về các nhân viên nữ ở các bệnh viện cách ly Trung Quốc. Họ phải chăm sóc bệnh nhân mà không có các loại băng vệ sinh hoặc sản phẩm cần thiết tương tự cho chu kỳ kinh nguyệt của mình, bất chấp các nguy cơ nhiễm trùng, hoặc là phải uống thuốc tránh thai để kỳ kinh nguyệt không đến. Trong khi đó các lãnh đạo bệnh viện lại không nhận những chuyến hàng viện trợ các sản phẩm cần thiết cho kỳ kinh nguyệt của phụ nữ vì cho rằng nó không cấp bách.
Mình hy vọng thông qua các kênh tin tức hay những bài viết cung cấp kiến thức có thể góp phần giúp các bạn nữ thông cảm hơn cho chính bản thân mình. Cũng hy vọng các bạn nam hãy tìm hiểu thêm, để hiểu hơn về những người phụ nữ bên cạnh bạn, cũng như nếu có cơ hội bạn có thể giúp đỡ họ tiếp cận với các sản phẩm mà họ cần trong những trường hợp bất khả kháng!
Cảm ơn mọi người!
Nguồn: http://renjian.163.com/20/0225/11/F67Q3C6C000199ET.html
Tài liệu tham khảo:
[1] Gujarat: 68 girls allegedly forced to remove undergarments to prove they were not menstruating,
[2] Tamil Nadu: Schoolgirl on period kills herself after teacher scolds her over stained uniform, bench,
[3] Chawla, Janet. “Mythic Origins of Menstrual Taboo Rig Veda”. Economic and Political Weekly. Vol. 29. No. 43, (Oct. 22, 1994)
[4] Hindu View of Menstruation- VI: Menstruation Restrictions and Attitudes, & IV: Menstruation from Yogic perspective,
[5] Indian girl, 12, dies in cyclone while banished to hut during menstruation,
[6] Cyclone Gaja: India girl segregated during period dies,
[7] Less than 20% menstruating girls & women in India use pads. Here’s how to overcome barriers,
[8] Rayka Zehtabchi, 纪录片《月事革命(Period. End Of Sentence.)》, Netflix,亿万同人字幕组
[9] 纪录片《研究月经的男人》,DOCO纪录影院
[10] His Divine Grace A.C. Bhaktivedanta Swami Prabhupada, “Srimad-Bhagavatam, Fourth
[11] Canto: The Creation of the Fourth Order”, 1974
[12] Kerala's Sabarimala: where tradition defies law as women are still not allowed in temple, [13] Restricting women's entry to Sabarimala nothing to do with gender inequality: RSS,
[14] They Entered a Forbidden Hindu Temple in the Name of Women’s Rights in India. Now They’re in Hiding,
Tôi đọc truyện trên Fb(cẩm y chi hạ), nó dài hơn này nhưng đọc cái này lại thấy mệt :))