Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Tuyên bố về trao trả độc lập cho các dân tộc thuộc địa (nghị quyết phi thực dân hóa) được thông qua theo nghị quyết số 1514 (XV) ngày 1-4-1960 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã phủ nhận nền thống trị của chủ nghĩa thực dân, và yêu cầu các nước thực dân phải trao trả lại độc lập cho các dân tộc thuộc địa => đây là điều kiện khách quan thuận lợi để các nước ở khu vực châu Phi giành được độc lập mà không phải đổ máu, dẫn đến sự kiện 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập
Đáp án D
Tuyên bố Phi thực dân hóa được thông qua theo Nghị quyết số 1514 (XV) ngày 1/4/1960 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.Theo đó, các nước thực dân sẽ phải trao trả lại nền độc lập cho các thuộc địa của mình. Đây là sự kiện khởi nguồn để 17 nước châu Phi được trao trả độc lập trong năm 1960.
Đáp án B
Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực
Đáp án B
Việc Hội nghị Ianta chủ trương nhanh chóng tiêu diệt phát xít Nhật. Nhật đầu hàng Đồng minh cũng là mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc - kẻ thù của nhân dân Việt Nam đã gục ngã => Tạo thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Còn lại việc Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó là sự can thiệp của Mĩ đều bắt nguồn từ hạn chế của hội nghị Ianta. Liên Hợp Quốc thời kì này vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình
Đáp án D
“Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây” là quyết định có tác động tiêu cực đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á vì đây là tín hiệu của hội nghị cho phép các nước phương Tây quay trở lại tái chiếm, khôi phục quyền thống trị của mình ở các thuộc địa cũ