Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CÂU 1:
- Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:
+ Tạo giao tử: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là nhị và nhụy trải qua quá trình phát sinh giao tử: Tế bào sinh hạt phấn nằm trong đầu nhị sinh ra hạt phấn (chứa giao tử đực). Tế bào sinh giao tử cái nằm trong noãn của nhụy sinh ra giao tử cái.
+ Thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy bằng cách tự thụ phấn hoặc giao phấn. Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy, mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy nầm thành một ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi ống phấn tiếp xúc với noãn, tế bào giao tử đực chui vào noãn.
+ Thụ tinh: Tại noãn, diễn ra quá trình thụ tinh, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.
+ Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt, hạt do noãn phát triển thành. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt.
+ Hạt gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm rồi tiến hành quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo thành cây con.
- Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật:
Quá trình thụ phấn | Quá trình thụ tinh |
Là quá trình di chuyển hạt phấn đến đầu nhụy. | Là quá trình kết hợp giữa nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái. |
Kết quả: Hạt phấn tiếp xúc được với đầu nhụy, tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh có thể diễn ra. | Kết quả: Hình thành hợp tử. |
- Ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt: Quá trình thụ tinh quyết định phát triển của quả và hạt. Quả không được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt.
câu 2:
- Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt, hạt do noãn phát triển thành.
- Trong tự nhiên có loại quả có hạt và quả không có hạt vì:
+ Quả được hình thành qua thụ tinh là quả có hạt.
+ Quả được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt hoặc có trường hợp quả được hình thành qua thụ tinh nhưng hạt bị thoái hóa.
Mô tả các giai đoạn sinh sản ở gà và thỏ gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau:
+ Hình thành giao tử: Tế bào trứng (giao tử cái) được hình thành và phát triển trong cơ quan sinh duc cái, tinh trùng (giao tử đực) được hình thành trong cơ quan sinh dục đực.
+ Thụ tinh: kết hợp giao tử đực và cái để tạo hợp tử. Quá trình thụ tinh có thể diễn ra ngoài cơ thể (ếch, cá chép…); hay ở trong cơ thể cái (bò sát, chim, thú…)
+ Phát triển phôi thành cơ thể mới: hợp tử phân chia nhiều lần để tạo thành phôi, rồi từ phôi biệt hóa thành các bộ phận của cơ thể gà hoặc thỏ.
- Mô tả quá trình sinh sản ở cây rau má và trùng đế giày:
+ Quá trình sinh sản của cây rau má: Từ một phần thân bò của cây mẹ phát triển thành một cây con mới.
+ Quá trình sinh sản của trùng đế giày: Cơ thể mẹ phân đôi thành hai cơ thể trùng giày con.
- Sinh sản ở 2 sinh vật này (rau má và trùng đế giày) không có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái.
- Các sinh vật này (rau má và trùng đế giày) có hình thức sinh sản vô tính.
- Cơ thể con sinh ra giống nhau và giống mẹ vì cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên chúng giống nhau và giống mẹ.
- Ở động vật sinh con (con chó):
+ Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hoá thành các mô và cơ quan. Giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.
+ Ở giai đoạn hậu phôi, con non sinh ra, sinh trưởng và phát triển để tạo thành con trưởng thành. Con non thường có đặc điểm hình thành giống con trưởng thành.
- Ở động vật đẻ trứng (gà, ếch, muỗi,…):
+ Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh.
+ Ở giai đoạn hậu phôi, con non sinh ra từ trứng có đặc điểm hình thái giống (như ở gà) hoặc khác (như ở ếch, muỗi) với con trưởng thành.
- Ở động vật sinh con: Ở giai đoạn phôi hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hoá thành các mô và cơ quan. Giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ. Ở giai đoạn hậu phôi, con non sinh ra sinh trưởng và phát triển. Con non thường có đặc điểm hình thành giống con trưởng thành.
- Ở động vật đẻ trứng: Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh. Ở giai đoạn hậu phôi, con non sinh ra từ trứng có đặc điểm hình thái giống hoặc khác với con trưởng thành.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các sinh vật ở trong hình:
- Cây hoa cúc: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây hoa cúc. Cụ thể, cây không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.
- Rùa ấp trứng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của con non. Cụ thể, ở nhiệt độ 28,5oC thì tỉ lệ con đực và cái xấp xỉ nhau; dưới 25oC thì đa số là con đực; trên 30oC thì đa số là con cái.
- Cá chép: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng. Cụ thể, cá chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ trên 15oC.
- Rau cải: Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây rau cải. Cụ thể, cây rau cải ra hoa nhiều hơn khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các sinh vật ở trong hình:
- Cây hoa cúc: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây hoa cúc. Cụ thể, cây không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.
- Rùa ấp trứng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của con non. Cụ thể, ở nhiệt độ 28,5oC thì tỉ lệ con đực và cái xấp xỉ nhau; dưới 25oC thì đa số là con đực; trên 30oC thì đa số là con cái.
- Cá chép: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng. Cụ thể, cá chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ trên 15oC.
- Rau cải: Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây rau cải. Cụ thể, cây rau cải ra hoa nhiều hơn khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông.
- Sự khác nhau về hình thức sinh sản ở cá và sao biển:
+ Ở cá, các cá thể mới được tạo ra nhờ vào sự kết hợp giữa con đực và con cái qua quá trình thụ tinh, trứng được thụ tinh phát triển thành các con cá con.
+ Ở sao biển, cá thể mới được tạo ra không có sự kết hợp giữa con đực và con cái. Các con non được sinh ra từ 1 cá thể mẹ ban đầu.
- Hình thức sinh sản của cá là sinh sản hữu tính.
- Sự khác nhau về hình thức sinh sản ở cá và sao biển:
+ Ở cá, các con cá mới được tạo ra nhờ vào sự kết hợp giữa con đực và con cái qua quá trình thụ tinh, trứng được thụ tinh phát triển thành các con cá con. Hình thức sinh sản của cá là sinh sản hữu tính.
+ Sao biển, cá thể mới không có sự kết hợp giữa con đực và con cái. Các con non được sinh ra từ một cá thể mẹ ban đầu.
- Động vật đẻ trứng:
+ Ví dụ động vật đẻ trứng: gà, vịt, ngỗng, chim bồ câu,…
+ Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật đẻ trứng: Con đực và con cái giao phối với nhau. Tinh trùng của con đực kết hợp với trứng của con cái tạo thành hợp tử nằm trong trứng đã được thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh sẽ được đẻ ra ngoài. Được ấp đủ nhiệt độ, hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi hình thành cơ thể mới. Sau khi phát triển hoàn thiện, con non sẽ phá vỡ vỏ trứng chui ra.
- Động vật đẻ con:
+ Động vật đẻ con: lợn, chó, mèo, trâu, bò,…
+ Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật đẻ con: Con đực và cái giao phối với nhau. Tinh trùng của con đực gặp trứng con cái tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành nên cơ thể mới ở trong cơ thể con cái. Đủ thời gian ngày tháng, khi đã phát triển hoàn thiện, con non sẽ được đẻ ra ngoài.
a) Hình thức sinh sản ở nấm men: Sinh sản vô tính.
b) Khi đạt được điều kiện thích hợp, nấm men thường tạo bào tử chồi ở một vị trí. Tế bào nấm men con tách khỏi tế bào mẹ khi tế bào con có kích thước còn nhỏ hơn tế bào mẹ
c) Đặc điểm của nấm men con mới được hình thành:
- Mang đặc điểm giống hệt với tế bào mẹ, nhưng với kích thước nhỏ hơn tế bào nấm men mẹ.
Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở người:
- Hình thành tinh trùng và hình thành trừng: Nữ giới tạo ra trứng, nam giới tạo ra tinh trùng.
- Thụ tinh tạo thành hợp tử: Trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của nữ giới. Gặp điều kiện thuận lợi, trứng được thụ tinh với tinh trùng để tạo thành hợp tử.
- Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành nên cơ thể mới: Theo ngày tháng, nhờ chất dinh dưỡng trong cơ thể người mẹ được lấy qua nhau thai, hợp tử phát triển thành phôi thai và phát triển thành một em bé hoàn thiện trong tử cung của người mẹ. Em bé sau đó được mẹ sinh ra thành một cá thể độc lập.