Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mô tả các cấp độ tổ chức sống:
- Phân tử: Phân tử được cấu tạo từ các nguyên tử. Ví dụ: Phân tử nước H2O được cấu tạo từ 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử O.
- Bào quan: Các phân tử liên kết với nhau tạo nên các bào quan. Ví dụ: Phân tử DNA và phân tử protein liên kết với nhau tạo nên nhiễm sắc thể trong nhân tế bào.
- Tế bào: Nhiều bào quan cấu thành nên tế bào. Ví dụ: Tế bào động vật gồm nhiều bào quan như: ti thể, riboxom, bộ máy Gongi,…
- Mô: Tập hợp nhiều tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng tạo thành mô. Ví dụ: Nhiều tế bào thần kinh tạo thành mô thần kinh,…
- Cơ quan: Tập hợp nhiều mô tạo thành cơ quan. Ví dụ: Dạ dày được cấu tạo từ mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh, mô biểu bì,…
- Hệ cơ quan: Tập hợp cơ quan cùng thực hiện một chức năng tạo thành hệ cơ quan
Ví dụ: Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch);…
- Cơ thể: Nhiều hệ cơ quan phối hợp nhịp nhàng, thống nhất tạo thành cơ thể. Ví dụ: Cơ thể người gồm nhiều hệ cơ quan: hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết, hệ sinh dục,…
- Quần thể: Tập hợp nhiều cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian, có khả năng sinh sản trong tự nhiên tạo ra thế hệ sau tạo thành một quần thể. Ví dụ: Quần thể trâu rừng, quần thể cây cọ tại một vùng đồi của Phú Thọ,…
- Quần xã: Tập hợp nhiều quần thể khác loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian tạo thành quần xã. Ví dụ: Quần xã các loài trong rừng Cúc Phương,…
- Hệ sinh thái: Bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường sống vô sinh của quần xã). Ví dụ: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới,…
- Sinh quyển là hệ sinh thái lớn nhất.
a) Các cấp tổ chức của thế giới sống: Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã – hệ sinh thái → sinh quyển.
b) Cấp độ tổ chức có đầy đủ các biểu hiện của sự sống là: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
Đặc điểm chung của của các cấp độ tổ chức sống:
1. Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
2. Các cấp độ tổ chức sống là những hệ thống mở tự điều chỉnh.
- Các cấp độ tổ chức sống đều là những hệ thống mở (không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường).
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa
- Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống là:
+ Được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
+ Là những hệ mở và tự điều chỉnh.
+ Liên tục tiến hóa.
- Các cấp độ tổ chức sống là hệ thống mở vì:
+ Mọi cấp độ tổ chức sống đều không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường; sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
+ Các cấp độ tổ chức sống cũng là hệ thống luôn tiếp nhận và xử lí thông tin từ môi trường, đồng thời truyền thông tin trong hệ thống cũng như giữa các hệ thống sống.
- Các cấp độ tổ chức sống là hệ thống tự điều chỉnh vì: Các hệ thống sống có khả năng tự điều chỉnh, duy trì các thông số bên trong hệ thống một cách ổn định, nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.
Mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người được thể hiện ở hình 3.2:
- Quan hệ thứ bậc về cấu trúc: Các cấp độ tổ chức tạo nên hệ tiêu hóa trong cơ thể người có mối quan hệ thứ bậc về cấu trúc trong đó tế bào biểu mô ruột → biểu mô ruột → ruột non → hệ tiêu hóa → cơ thể.
- Quan hệ thứ bậc về chức năng: Tế bào biểu mô ruột thực hiện chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nhờ đó ruột non và hệ tiêu hóa thực hiện được chức năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể người.
- Thế giới sống gồm nhiều cấp độ khác nhau được tổ chức theo nguyên tắc từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, cấp tổ chức thấp làm nền tảng cấu thành nên cấp cao hơn.
- Tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất hay cơ bản nhất cấu tạo nên các cấp bậc cao hơn.
- Đặc điểm chung của thế giới sống:
+ Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
+ Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở và tự điều chỉnh
+ Thế giới sống liên tục tiến hóa
- Ví dụ về cấp độ tổ chức: Dạ dày.
- Giải thích sự hình thành cấp độ tổ chức đó theo nguyên tắc thứ bậc: Một tế bào dạ dày chỉ thực hiện một chức năng nhất định (tế bào chính tiết ra pepsinogen – enzym pesin ở trạng thái chưa hoạt động, tế bào viền tiết ra HCl, hoặc tế bào cơ chỉ có tác dụng co dãn) nhưng nhiều tế bào tập hợp lại tạo thành dạ dày vừa có khả năng tiết dịch vị vừa co bóp để tiêu hóa thức ăn.
Đặc điểm chung và vai trò cuả các cấp tổ chức sống:
+ Có sự chuyển hóa vật chất và năng lượng: Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn, như vậy năng lượng từ các liên kết cấu tạo nên cơ thể thực vật sẽ được biến đổi để trở thành năng lượng duy trì hoạt động sống của động vật.
+ Sinh trưởng và phát triển: Ví dụ: khi cây sinh trưởng, thân cây to ra, dài ra, lúc này sẽ phát triển thêm lá, hoa,…
+ Sinh sản: các cơ thể sống cần sinh sản để duy trì giống loài.
+ Tiến hóa thích nghi với môi trường sống. Ví dụ: cá voi và sư tử đều thuộc lớp thú. Chúng đều có tim 4 ngăn, sinh con và nuôi con bằng sữa. Tuy nhiên cá voi có cơ thể thuôn dài, mắt kém phát triển, hai chi trước biến thành vây bơi, không có lông mao,… còn sư tử thì có thị giác phát triển, 4 chi khỏe mạnh, có lông mao,…
+ Cảm ứng: ví dụ: các loài hoa nở vào những thời điểm khác nhau trong ngày, trong năm là nhờ sự cảm nhận vào nhiệt độ, chu kì quang.
+ Khả năng tự điều chỉnh. Ví dụ: khi môi trường sống không cung cấp đủ thức ăn, nơi ở thì các đàn động vật có xu hướng di cư hoặc phân đàn. Ở các cây cao, phần cành lá phía dưới thấp không lấy được ánh sáng thì sẽ có xu hướng tự chết để giảm thoát hơi nước qua lá.
Lời giải:
Các cấp tổ chức sống là hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh, không phải là hệ thống đóng kín.
Đáp án cần chọn là: C
- Những cấp độ tổ chức có đầy đủ các đặc điểm của sự sống: tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
- Trong đó, tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống, được tổ chức từ bậc cấu trúc nhỏ hơn là các bào quan, phân tử, nguyên tử.