K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BÀI 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất: Câu 31: Theo Triết học, vận động là sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong A. thế giới vật chất. B. giới tự nhiên và tư duy. C. giới tự nhiên và đời sống xã hội. D. thế giới khách quan. Câu 32: Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào? A. Thay thế nhau. B. Luôn luôn...
Đọc tiếp

BÀI 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất: Câu 31: Theo Triết học, vận động là sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong A. thế giới vật chất. B. giới tự nhiên và tư duy. C. giới tự nhiên và đời sống xã hội. D. thế giới khách quan. Câu 32: Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào? A. Thay thế nhau. B. Luôn luôn vận động C. Bao hàm nhau. D. Luôn thay đổi. Câu 33: Là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là A. chuyển động. B. phát triển. C. vận động. D. tăng trưởng. Câu 34: Phát triển là A. sự chuyển hóa từ cái cũ sang cái mới. B. chất của sự vật không thay đổi trong quá trình vận động và phát triển. C. vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế và kế thừa cái cũ. D. sự lớn lên, to ra, nhiều hơn của mọi sự vật, hiện tượng. Câu 35: Bài hát: “Hát về cây lúa hôm nay” có đoạn: Và bàn tay xưa cấy trong gió bấc, chân lụi bùn sâu dưới trời mưa phùn. Và đôi vai xưa kéo cày theo trâu...Cho đến hôm nay, những chàng trai đang lái máy cày. Và bao cô gái đang ngồi máy cấy. Quá trình chuyển đổi từ cấy lúa bằng tay, sang cấy bằng máy cấy là biểu hiện nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Biện chứng. B. Siêu hình. C. Phát triển. D. Thế giới quan Câu 36: Câu nào dưới đây nói về sự phát triển? A. Có chí thì nên. B. Tre già măng mọc C. Rút dây động rừng D. Nước chảy đá mòn. Câu 37: Cách xử sự nào sau đây cản trở sự phát triển của xã hội duy vật biện chứng? A. Có mới nới cũ. B. Dĩ hòa vi quý. C. Ăn xổi ở thì. D. Có qua có lại. Câu 38: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào? A. Ngắt quảng. B. Thụt lùi. C. Tuần hoàn. D. Tiến lên. Câu 39: Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển? A. Sự phát triển diễn ra phức tạp, không dễ dàng. B. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ. C. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ. D. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến cái mới. Câu 40: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển? A. Góp gió thành bão. B. Kiến tha lâu đầy tổ. C. Tre già măng mọc. D. Đánh bùn sang ao. Câu 41: Phát triển là A. sự chuyển hóa từ cái cũ sang cái mới. B. sự lớn lên, to ra, nhiều hơn của mọi sự vật, hiện tượng. C. chất của sự vật không thay đổi gì trong quá trình vận động và phát triển của chúng. D. vận động đi lên của sự vật, hiện tượng trong đó cái mới ra đời thay thế và kế thừa cái cũ. Câu 42: Vận động là gì? A. Là kết quả tác động từ bên ngoài vào sự vật. B. Là sự thay đổi vị trí của các vật. C. Là cách thức tồn tại của vật chất. D. Là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng. Câu 43: Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển? A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào. B. Nước đun nóng bốc thành hơi nước. C. Cây khô héo mục nát. D. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian. Câu 44: Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là: A. tăng trưởng. B. phát triển . C. tiến hoá. D. tuần hoàn. Câu 45: Thuộc tính chung nhất của vận động là gì? A. Sự biến đối nói chung. B. Sự thay đổi hình dáng. C. Sự thay đổi vị trí. D. Sự chuyển động của các nguyên tử. Câu 46: Mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng là A. Vận động. B. Chuyển động. C. Tăng trưởng. D. Tiến hóa. Câu 47: Phát triển là khái niệm chỉ những vận động theo chiều hướng A. tiến lên. B. thụt lùi. C. bất biến. D. tuần hoàn.

0
Câu 1: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là:A. Điểm nútB. Điểm giới hạnC. Vi phạmD. ĐộCâu 2: Con người là kết quả và là sản phẩm của:A. Xã hội B. Giới tự nhiên C. Lịch sử D. Đấng sáng tạoCâu 3: Khái niệm chất (của triết học) dùng để chỉ:A. Quy mô của sự vật hiện tượngB. Những thuộc tính cơ bản...
Đọc tiếp

Câu 1: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là:

A. Điểm nút

B. Điểm giới hạn

C. Vi phạm

D. Độ

Câu 2: Con người là kết quả và là sản phẩm của:

A. Xã hội B. Giới tự nhiên C. Lịch sử D. Đấng sáng tạo

Câu 3: Khái niệm chất (của triết học) dùng để chỉ:

A. Quy mô của sự vật hiện tượng

B. Những thuộc tính cơ bản vốn có và tiêu biểu của sự vật - hiện tượng

C. Cấu trúc và phương thức liên kết của sự vật - hiện tượng

D. Trình độ của sự vật - hiện tượng

Câu 4: Sự biến đổi về lượng dẫn đến:

A. Chất mới ra đời thay thế chất cũ

B. Sự vật cũ đươc thay thế bằng sự vật mới

C. Sự thống nhất giữa chất và lượng bị phá vỡ

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Để tạo ra sự biến đổi về chất trước hết phải:

A. Tạo ra sự biến đổi về lượng B. Tạo ra chất mới tương ứng

C. Tích lũy dần về chất D. Làm cho chất mới ra đời

Câu 6: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được coi là vấn đề cơ bản của:

A. Các hệ thống thế giới quan B. Triết học C. Phương pháp luận

D. A hoặc B E. A và C G. B và C

Câu 7: Trong cuộc sống em thường chọn cách ứng xử nào sau đây:

A. Dĩ hòa vi quý B. Một điều nhịn chín điều lành

C. Kiên quyết bảo vệ cái đúng D. Tránh voi chẳng xấu mặt nào

Câu 8: Con người chỉ có thể tồn tại:

A. Trong môi trường tự nhiên B. Ngoài môi trường tự nhiên

C. Bên cạnh giới tự nhiên D. Không cần tự nhiên

Câu 9: Điểm giới hạn mà ở đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng được gọi là:

A. Điểm đến B. Độ C. Điểm nút D. Điểm giới hạn

Câu 10: Nội dung cơ bản của triết học gồm có:

A. Hai mặt B. Hai vấn đề C. Hai nội dung D. Hai câu hỏi

Câu 11: Để chất mới ra đời nhất thiết phải:

A. Tạo ra sự biến đổi về lượng

B. Tích lũy dần về lượng

C. Tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định

D. Tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng

Câu 12: Sự biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách:

A. Dần dần B. Đột biến C. Nhanh chóng D. Chậm dần

Câu 13: Điểm giống nhau giữa chất và lượng được thể hiện ở chỗ chúng đều:

A. Là cái để phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau

B. Là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng

C. Thể hiện ở trình độ vận động và phát triển của sự vật hiện tượng

D. Là những thuộc tính cơ bản tiêu biểu cho sự vật hiện tượng

Câu 14: Để phân biệt một sự vật, hiện tượng này với một sự vật, hiện tượng khác, người ta căn cứ vào:

A. Lượng của sự vật, hiện tượng B. Quy mô của vật chất, hiện tượng

C. Chất của sự vật, hiện tượng D. Thuộc tính của sự vật, hiện tượng

Câu 15: Heraclit nói: "Không ai tắm hai lần trên một dòng sông" được xếp vào:

A. Phương pháp luận biện chứng B. Phương pháp luận siêu hình

C. Vừa biện chứng vừa siêu hình D. Không xếp được

Câu 16: Mặt chất và lượng trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn:

A. Tách rời nhau B. Ở bên cạnh nhau

C. Thống nhất với nhau D. Hợp thành một khối

E. Cả A, B và C G. Cả B, C và D

Câu 17: Trong triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng:

A. Tồn tại bên cạnh nhau B. Tách rời nhau

C. Thống nhất hữu cơ với nhau D. Bài trừ nhau

Câu 18: Khái niệm lượng (của triết học) được dùng để chỉ:

A. Những thuộc tính cơ bản vốn có và tiêu biểu của sự vật, hiện tượng

B. Quy mô, số lượng của sự vật, hiện tượng

C. Trình độ, tốc độ vận động và phát triển của sự vật hiện tượng

D. Cả A và B

E. Cả B và C

G. Cả A và C

Câu 19: Nếu một người bạn hiểu lầm và nói không tốt về em, em sẽ giải quyết bằng cách:

A. Tránh không gặp mặt bạn ấy B. Nhẹ nhàng trao đổi thẳng thắn với bạn

C. Im lặng là vàng D. Tìm bạn ấy để cãi nhau cho bõ tức

Câu 20: Sự tồn tại và phát triển của con người là:

A. Song song với sự phát triển của tự nhiên

B. Do lao động và hoạt động của xã hội của con người tạo nên

C. Do bản năng của con người quy định

D. Quá trình thích nghi một cách thụ động với tự nhiên

4
15 tháng 11 2016
  1. A
  2. B
  3. D
  4. C
  5. D
  6. A
  7. B
  8. D
  9. B
  10. A
  11. C
  12. B
  13. A
  14. B
  15. D
  16. A
  17. C
  18. D
  19. A
  20. B
  21. @hâm hâm LÙM NHÀU ĐẠI
  22. CHẤM NHÉ
  23. @phynit EM ĐÚNG MẤY CÂU
16 tháng 11 2016

15.a

Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của Triết học là          A. hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới.          B. mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại.C. những qui luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của thế giới.          D. thế giới quan và phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con...
Đọc tiếp

Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của Triết học là

          A. hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới.

          B. mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại.

C. những qui luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của thế giới.

          D. thế giới quan và phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

Câu 2. Thế giới quan là

          A. quan điểm, cách nhìn về thế giới tự nhiên.

          B. quan điểm, cách nhìn về xã hội.

          C. toàn bộ những quan điểm, niềm tin nhìn nhận về các sự vật cụ thể.

          D. toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động cho con người trong cuộc sống.

Câu 3. Phương pháp siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng

          A. trong trạng thái vận động, phát triển.

          B. trong sự ràng buộc lẫn nhau.

          C. trong trạng thái đứng im, cô lập, không vận động, không phát triển.

          D. trong quá trình vận động không ngừng.

Câu 4. Để nhận biết về các trường phái thế giới quan: thế giới quan duy vật hay thế giới quan duy tâm, người ta dựa trên cơ sở quan niệm của trường phái đó về vấn đề nào?

          A. Con người nhận thức thế giới xung quanh như thế nào.

          B. Trường phái đó coi trọng lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần.

          C. Xem xét giữa vật chất và ý thức: cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào.

          D. Con người có tin vào chúa hay không.

Câu 5. Phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng , trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng là quan điểm của phương pháp luận

          A. logic.                     B. lịch sử.                   C. triết học.                D. biện chứng.

Câu 6. Cách thức chung nhất để đạt mục đích đặt ra được gọi là gì?

          A. Phương hướng.             B. Phương pháp.                C. Phương tiện.           D. Công cụ.

Câu 7. Thế giới quan duy vật được thể hiện trong câu truyện cổ tích Việt Nam nào sau đây?

          A. Sự tích quả dưa hấu.                   B. Sự tích con muỗi.

          C. Thần trụ trời.                                D. Sự tích đầm dạ trạch.

Câu 8. Bố bạn N không cho con chơi với bạn H vì cho rằng bố bạn H nghiện ma túy thì sau này bạn H cũng nghiện ma túy, nếu chơi vói bạn H, N sữ cũng bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện cách xem xét sự vật theo

          A. thế giới quan duy vật.                             B. thế giới quan duy tâm.

          C. phương pháp luận biện chứng.              D. phương pháp luận siêu hình.

Câu 9. Hôm nay cô giáo trả bài kiểm tra, điểm của cả lớp rất kém, duy có bạn B được 6 điểm. Cô giáo tuyên dương và khen ngợi ý thức học tập của bạn B và đề nghị cả lớp phải học tập noi theo. Bạn P lẩm nhẩm: hôm cả lớp được 10, cái X được 8 thì cô chê và phê bình nó chểnh mảng, thằng B được 6 có giỏi gì mà phải học tập, cô thiên vị. Em sẽ lựa chọn cách nào để giải thích cho bạn P?

          A. Không nên phản ứng thế, cô giáo biết được sẽ trù dập mình.

          B. Điểm 6 là điểm cao nhất lớp, bạn B được cô giáo khen là đúng.

          C. Điểm 6 hay điểm 8, mình cứ cố gắng học tốt là được, chẳng liên quan đến ai, sao phải bận tâm đến việc cô giáo thiên vị ai chứ.

D. Điểm 6 hôm nay là điểm cao nhất lớp, điểm 8 hôm trước là điểm thấp nhất lớp nên cô giáo đánh giá như vậy là đúng và không thiên vị ai.

0
Câu 1: Quan niệm cho rằng thế giới vật chất tồn tại khác quan không phụ thuộc vào ý chí của con người là quan điểm của thế giới quanA. thần thoại.                 B. duy tâm.                     C. duy vật.                     D. tôn giáo.Câu 2: Phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng là quan điểm của phương pháp luậnA. triết...
Đọc tiếp

Câu 1: Quan niệm cho rằng thế giới vật chất tồn tại khác quan không phụ thuộc vào ý chí của con người là quan điểm của thế giới quan

A. thần thoại.                 B. duy tâm.                     C. duy vật.                     D. tôn giáo.

Câu 2: Phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng là quan điểm của phương pháp luận

A. triết học.                    B. logic.                          C. biện chứng.               D. lịch sử.

Câu 3: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái

A. vận động.                  B. đứng im                      C. không vận động.      D. không phát triển.

Câu 4: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, vận động là sự biến đổi nói chung của các sự vật và hiện tượng trong

A. thế giới vật chất.                                               B. giới tự nhiên và tư duy.

C. giới tự nhiên và đời sống xã hội.                   D. thế giới khách quan.

Câu 5: Trong giới tự nhiên và đời sống xã hội, nói đến vận động là nói đến yếu tố nào dưới đây của các sự vật và hiện tượng?

A. cô lập.                        B. phát triển.                  C. biến đổi.                    D. tăng trưởng.

Câu 6: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, phát triển là khái niệm để khái quát những vận động theo chiều hướng

A. tiến lên.                     B. thụt lùi.                      C. bất biến.                    D. tuần hoàn.

Câu 7: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đối với các sự vật và hiện tượng vận động không chỉ là thuộc tính vốn có, mà nó còn là

A. phương thức tồn tại.                                         B. cách thức diệt vong.

C. quan hệ tăng trưởng.                                        D. lý do tồn tại.

Câu 8: Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có đối kháng giai cấp. Triết học gọi là

A. khuynh hướng phát triển tất yếu của xã hội.

B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

C. mối liên hệ giữa các giai cấp trong xã hội.

D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Câu 9: Theo quan điểm của Triết học, kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn làm cho

A. cái chủ quan thay thế cái khách quan.

B. sự vật, hiện tượng giữ nguyên trạng thái.

C. cái mới ra đời thay thế cái cũ.

D. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.

Câu 10: Câu nói: "Muối ba năm, muối đang còn mặn..." thể hiện nội dung gì?

A. Độ.                             B. Điểm nút.                   C. Lượng.                       D. Chất.

Câu 11: Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa lượng và chất thì

A. mâu thuẫn ra đời.                                             B. lượng mới hình thành.

C. chất mới ra đời.                                                D. sự vật phát triển.

Câu 12: Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong triết học?

A. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi.

B. Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau.

C. Chất quy định lượng.

D. Mỗi chất có lượng phù hợp với nó.

Câu 13: Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ hoàn toàn sự tồn tại, phát triển tự nhiên của sự vật, trong triết học gọi là phủ định

A. chủ quan.                  B. siêu hình.                   C. biện chứng.               D. khách quan.

Câu 14: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do

A. quá trình giải quyết mâu thuẫn.

B. sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.

C. lượng đổi dẫn đến chất đổi.

D. khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.

Câu 15: Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng?

A. Có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ.

B. Diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.

C. Là tiền đề, điều kiện cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục.

D. Không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới.

Câu 16: Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do

A. sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

B. sự tác động từ bên ngoài.

C. sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.

D. sự tác động từ bên trong.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phản ánh quan điểm của thế giới quan duy vật?

A. Cha mẹ sinh con trời sinh tính.                      B. Có thực mới vực được đạo;

C. Có bột mới gột nên hồ.                                    D. Trăm hay không bằng tay quen;

Câu 18: Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển?

A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.

B. Nước đun nóng bốc thành hơi nước.

C. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian.

D. Cây khô héo mục nát.

Câu 19: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển?

A. Góp gió thành bão                                           B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

C. Tre già măng mọc                                             D. Đánh bùn sang ao.

Câu 20: Câu nào dưới đây nói về sự phát triển?

A. Có chí thì nên.                                                  B. Tre già măng mọc

C. Rút dây động rừng                                           D. Nước chảy đá mòn.

Câu 21: Nhận định nào sau đây không đúng với quan điểm về phát triển trong Triết học?

A. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.

B. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng.

C. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới.

D. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ.

Câu 22: Việc làm nào sau đây là biểu hiện của sự vận dụng không đúng quan điểm của Triết học duy vật biện chứng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng trong việc xây dựng nền văn hóa ở nước ta hiện nay?

A. Giữ gìn, tôn vinh những hủ tục.                     B. Giữ gìn, phát huy những mỹ tục.

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.               D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 23: Nguyên nhân tạo nên sự suy thoái hay tiến bộ của nền đạo đức xã hội theo quan điểm của Triết học là sự đấu tranh giữa

A. pháp luật và đạo đức.                                      B. phong tục và tập quán.

C. cái thiện và cái ác.                                           D. cái được và cái mất.

Câu 24: Câu tục ngữ nào sau đây không nói về lượng và chất ?

A. Sông có khúc, người có lúc.                           B. Dốt đến đâu, học lâu cũng biết.

C. Chín quá hóa nẫu.                                            D. Miệng ăn núi lở.

Câu 25: Để thực hiện tốt quy luật lượng – chất, cần tránh tư tưởng nào dưới đây?

A. Trọng nam khinh nữ.                                       B. Dĩ hòa vi quý.

C. Ngại khó ngại khổ.                                           D. Nôn nóng đốt cháy giai đoạn

Câu 26: Câu nào dưới đây là phủ định biện chứng?

A. Hết mưa là nắng                                               B. Hết hạ sang đông

C. Hết ngày đến đêm                                            D. Hết bĩ cực đến hồi thái lai

Câu 27: Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?

A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến

B. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

D. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến

Câu 28: Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?

A. Học vẹt                                                              B. Ghi thành dàn bài

C. Sơ đồ hóa bài học                                            D. Lập kế hoạch học tập

 

1
17 tháng 12 2021

A

A

A

 

17 tháng 12 2021

Ủa, đến 28 câu lận màvui

15 tháng 1 2022
Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng thể hiện như thế nào?

Làm rõ mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thực chất là trình bày, phân tích mối quan hệ biện chứng hay quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này, phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy

Ví dụ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong học tập

Nếu bạn tăng thời gian chuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ mau hiểu và nhớ bài hơn.Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi Game online thì sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn.Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong bạn nán lại thêm một chút để dò lại bài, tìm sửa những lỗi nhỏ thì bài làm đó của bạn sẽ mắc ít lỗi hơn và sẽ được điểm cao hơn.

 

 

15 tháng 1 2022

thiếu tham khảo ạ 

22 tháng 6 2019

Em tán thành với ý kiến: Mọi học thuyết về đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ.

Bởi vì ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định.

13 tháng 12 2017

Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Chất và lượng là hai mặt đối lập: chất tương đối ổn định,
còn lượng thường xuyên biến đổi. Song, hai mặt đó không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thống nhất giữa chất và lượng ở trong một độ nhất định, khi sự vật đang tồn tại.
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa
lượng và chất, là khoảng giới hạn, mà trong đó sự thay đổi về
lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Điểm giới hạn khi mà lượng đạt tới sẽ làm thay đổi chất của sự vật thì gọi là điểm nút.
- Sự thay đổi về chất qua điểm nút được gọi là bước nhảy. Đó là bước ngoặt căn bản kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình biến đổi liên tục của các sự vật. Do vậy có thể nói phát triển là sự "đứt đoạn" trong liên tục, là trạng thái liên hợp của các điểm nút.

- Khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp, tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự tác động của chất mới đối với lượng mới được biểu hiện ở quy mô, nhịp điệu phát triển mới của lượng.
Tóm lại: Quy luật lượng - chất đã chỉ rõ cách thức biến đổi
của sự vật và hiện tượng. Trước hết, lượng biến đổi dần dần và liên tục và khi đạt đến điểm nút (giới hạn của sự thống nhất giữa chất và lượng) sẽ dẫn đến bước nhảy về chất; chất mới ra đời lại tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
Tất nhiên, thế giới sự vật, hiện tượng là đa dạng, phong phú,
do đó hình thức của các bước nhảy cũng rất đa dạng và phong phú.

13 tháng 12 2017

- Sự khác nhau giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất:

+ Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay vì chất mang tính ổn định tương đối. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

+ Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần, liên tục, đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng, khiến chất biến đổi, tạo thành chất mới. Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

- Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083oC, đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 0oC đến 1083oC chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Đến điểm nút 1083oC, chất thay đổi, chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và quy định một lượng mới tương ứng với chất mới.

29 tháng 5 2017

Đáp án: A

19 tháng 9 2021

D .thế giới quan duy tâm

21 tháng 9 2021

sai rồi bạn ! Duy tâm là theo kiểu tiên tiến, khoa học