Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua bài " Sông núi nước Nam " , văn bản chỉ khẳng định nước có chủ nghĩa thì có vua Nam ở. Thì ở bài " Nước Đại Việt ta " , Nguyễn Trãi lại chứng minh nước nhà có độc lập dân tộc bằng việc khẳng định rõ nước ta có quốc hiệu , có nền văn hiến lâu đời , có bề dạy lịch sử riêng của dân tộc , lãnh thổ rieng , có chủ quyền , chế độ và phong tục riêng . Qua đây , ta cũng đã thấy được văn bản " Nước Đại Việt ta " có học thuyết về quốc gia hơn " Sông núi nước Nam ". Đồng thời , người đọc cũng thấy được giọng nói hào hùng , lời văn nhịp nhàng , ngân vang của tác giả . Văn bản có đoạn đầu bài một sự đối lập từ khái quát cho đến cụ thể , lại còn giàu chứng cớ lịch sử khiến cho ai ai là con dân đất Việt cũng có cảm xúc tự hào . Có lẽ , cả 2 văn bản đều rất hay và thể hiện chủ quyền nước ta , cũng đều được coi là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta nhưng " Nước Đại Việt ta" lại có những điều tiến bộ , phát triển hơn với tính toàn diện,sâu sắc của từng lời thơ trong nó . Phải chăng , càng ngày càng về sau thì con người ta lại càng phát triển , thông minh và tốt đẹp hơn , điều đó đã được chứng minh qua việc ta so sánh " Sông núi nước Nam " và " Nước Đại Việt ta".
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn từ 10-15 câu trong đó có sử dụng một câu cảm thán và gạch chân 1 hành động nói với câu chủ đề sau: " Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc"
Câu 2: Chứng minh rằng đoạn trích "Nước Đại Việt ta" ,Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá toàn diện và hoàn chỉnh về Tổ quốc