K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2021

mn giúp mik với

22 tháng 11 2021

nhân vật lão Hạc là người cha rất yêu thương con và có lòng tự trọng

Cái chết của lão rất đau đớn.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
16 tháng 9 2019

1. Lão Hạc đã đối diện với cái chết 3 lần.

- lần 1: Lão không lấy được vợ cho con, con trai lão bỏ đi đồn điền cao su nên lão đành thui thủi sống 1 mình, không người chăm sóc, nương tựa, đỡ đần lúc tuổi già. Chỉ có ông giáo hàng xóm để trút bầu tâm sự. Lão quyết không tiêu vào tiền bòn vườn và quyết không bán khu vườn. Lão bị ốm một trận thập tử nhất sinh, việc không có, tiền tiết kiệm tiêu sạch. Đó là lần thứ nhất lão đối diện với cái chết.

- Lần 2: lão bán cậu Vàng. Lão coi cậu vàng như con trai vì đó là sợi dây tình cảm nối giữa lão Hạc và con trai. Lão chăm sóc trò chuyện với cậu Vàng như với con trai. Nhưng sau trận ốm, lão không đủ sức nuôi bản thân huống chi con chó. Mà cậu Vàng lại ăn tốn quá. Nên lão quyết định bán cậu Vàng. Lúc này là lão "chết" về tinh thần. Ân hận dằn vặt đau đớn vì già đời rồi mà còn chót lừa một con chó.

- lần 3: lão chết vì bả chó. Lão quyết định kết liễu cuộc đời mình để có thể không cảm thấy có lỗi với con, cậu vàng và không phải tiêu vào tiền dành dụm cho con trai.

Câu 2. 

- Lão Hạc và chị Dậu đều là những người nông dân nghèo khổ sống dưới thời xã hội thực dân nửa phong kiến. Đều chịu 2 tầng áp bức: phong kiến và Nhật - Pháp. Vừa bị cướp ruộng đất, trở thành nông dân vô sản lại vừa chịu cảnh phu phen tạp dịch, thuế khóa nặng nề.

- Họ đều là những người nông dân giàu lòng tự trọng. Lão Hạc không vì nghèo khó mà tha hóa. Chị Dậu cũng vậy, không vì thiếu sưu mà trộm cướp, chỉ có đường cùng là bán con bán chó, đi ở vú.

- Họ đều là những người giàu tình cảm, giàu tình yêu thương con, gia đình. Lão Hạc vì thương con mà dồn tình yêu và gửi gắm qua những lời trò chuyện với cậu Vàng. Còn chị Dậu lại hi sinh, dành hết cho chồng con (chờ chồng xem ăn có ngon miệng hay không, bảo vệ chồng đau ốm trước những đòn roi của cai lệ)...

Câu 3. 

- Người kể chuyện trong tác phẩm "Lão Hạc" là ông giáo.

- Ông giáo là người nghèo khổ, cũng như bao người trí thức tiểu tư sản khác trong xã hội thực dân nửa phong kiến: sống chật vật bằng những đồng lương còm cõi. Có nhận thức nên thấy được những bất công và những tồn tại trong xã hội nhưng bất lực, không thể làm gì đó để thay đổi xã hội ngột ngạt, tù túng ấy. Chỉ biết sống lay lắt, chứng kiến và chia sẻ với lão Hạc. Ông giáo là người quan sát, kể lại câu chuyện và bày tỏ những nỗi niềm tâm tình thay cho tác giả.

25 tháng 12 2020

ờ hớ

để tôi giúp cậu nhé

 

25 tháng 12 2020

CẢNH BÁO! Tiếp tục đọc, hoặc linh hồn của bạn sẽ được thực hiện, ngay cả khi bạn đọc từ "cảnh báo"! Có một lần là một người tên là Duke Hunapon. Anh ta lười biếng, và rất bảnh bao. Anh ấy luôn mặc một chiếc áo khoác, không có vấn đề gì ở bên ngoài. Anh ta có một người anh trai tên là Michael, người luôn làm anh ta vây quanh. Một ngày nọ, Michael bị giết, và nó ảnh hưởng rất nhiều đến Duke. Anh ta phát điên và bắt đầu giết người. Chẳng mấy chốc, anh ta đã chiến đấu với ai đó và bị giết. Bây giờ, anh ta đi lang thang xung quanh như một bộ xương cao với một chiếc áo sơ mi màu đỏ, và cùng một chiếc áo hoodie mà Duke đã mặc. Bộ xương này được gọi là "Swapfell Papyrus", và anh ta sẽ giết bạn nếu bạn không đăng bài này trên 15 phần bình luận của bất kỳ trang web nào trước khi đi ngủ. Nếu bạn thất bại, và bạn thức dậy khi anh ta ở trong phòng của bạn, cái chết của bạn sẽ chậm và rất đau đớn. Một cô gái tên Lily Lilupanin đọc điều này, và không nghe. Cô bị hãm hiếp và bị giết trong giấc ngủ. Nếu bạn sao chép và dán vào 15 phần bình luận của bất kỳ trang web nào trước khi đi ngủ, Swapfell Papyrus sẽ đảm bảo bạn cảm thấy an toàn

12 tháng 10 2018

+ Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.
– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.
+ Thân bài:
– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam
– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?
– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão
– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
– Lão Hạc lại là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
Hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao – Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.
– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.
– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.
– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.
– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.
– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
+ Kết bài:
– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .
– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.

12 tháng 10 2018

+ Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.
– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.
+ Thân bài:
– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam
– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?
– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão
– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
– Lão Hạc lại là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
Hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao – Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.
– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.
– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.
– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.
– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.
– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
+ Kết bài:
– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .
– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.

_Học tốt_

8 tháng 2 2019

- Tình cảnh và tính cách của lão Hạc:

* Tình cảnh: hết sức éo le, đáng thương: lọm khọm trong cảnh gà trống nuôi con, rồi đứa con trai duy nhất đi xa lão sống trong cô đơn hiu quạnh. Sức yếu giá cả, ốm đau bệnh tật, nghèo túng vất vả nhất là phải ở trong bi kịch giữa tình thương con và sự sống của một con vật nuôi mà lão gắn bó thân thiết.

- Tính cách:

* Một ông lão khiêm cung trong cử chỉ, tinh tế trong đối xử, hiểu đời, hiểu người nhưng bất lực và đau đớn tự giày vò về sự bất lực ấy.

* Là con người có lòng tự trọng rất cao.

* Một người cha thương con vô bờ, quên mình cho cuộc sống của con - một sự hi sinh cao cả.

* Lão đúng như tên gọi của lão, con hạc già thanh cao giữa cuộc đời lầm than, ô trọc, bụi bặm.

26 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói "hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau" là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm năm đồng vào hai lăm đồng thành ba mươi đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.

 


 

24 tháng 1 2019

- Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:

   + Do tình cảnh túng quẫn: đói deo dắt, nghèo khổ, bần cùng

   + Lão không thể ăn phạm vào số tiền dành cho con

   + Lão chọn cái chết để giải thoát số kiếp,và bảo toàn số tiền cho con

- Lão Hạc thu xếp nhờ "ông giáo"sau đó tìm đến cái chết chứng tỏ:

   + Lão là người có lòng tự trọng, biết lo xa

   + Lão không chấp nhận việc làm bất lương, không nhận sự giúp đỡ

   + Lão coi trọng nhân phẩm, danh dự hơn cả mạng sống

29 tháng 12 2022

bạn ơi qua đoạn trích nào vậy ạ 

có thể nói rõ ra được không

30 tháng 12 2022

Đoạn trích: Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.