K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2022

tk

Những cuộc chiến tranh vô nghĩa giữa các phe phái phong kiến ở thế kỉ 16 đã đẩy bao số phận, bao con người, bao gia đình vào hoàn cảnh éo le, đau thương, tan nát. Thấu hiểu tận lòng nỗi khổ ấy, Nguyễn Dữ đã viết về họ, đặc biệt là người phụ nữ với tấm lòng yêu thương và sự cảm thông sâu sắc. Đọc Chuyện người con gái Nam Xương trích trong Truyền kì mạn lục ta bắt gặp những gửi gắm đầy nhân văn của tác giả và hình ảnh thân phận bị chà đạp của người phụ nữ thời phong kiến.

Như chúng ta đã biết Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã làm xúc động bao thế hệ bạn đọc bởi những phẩm chất cao quý nhưng cuộc đời lại đầy oan trái của người con gái. Vũ Nương chính là nhân vật trung tâm của câu chuyện, nàng nổi bật với những nét phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam đảm đang, tháo vát, chung thuỷ và khát khao hạnh phúc gia đình. Những cái xã hội nam quyền khắt khe đã đẩy cuộc đời nàng đến cảnh trái ngang, oan uất đầy bất hạnh.

Mặc dù sống trong xã hội phong kiến nhưng Vũ Nương luôn biết hi sinh cái của riêng mình để đạt được cái lớn lao hơn đó chính là một gia đình êm ấm, hoà thuận. Sau khi tiễn chồng đi bằng những lời mặn nồng, tha thiết, Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con một mình. Nàng cũng hết mình chăm sóc và phụng dưỡng mẹ chồng, thuốc thang lễ bái và chôn cất mẹ chồng chu đáo khi mẹ chồng qua đời như đứa con đẻ không so bì, phân tính thiệt hơn.

Trong mối quan hệ gia đình Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép, ăn nói có chừng mực, cho dù năm tháng xa cách, nàng vẫn luôn giữ mình, giá sạch tiết trong. Bởi thế, khi bị Chương Sinh nghi ngờ Vũ Nương phụ bạc mình, Vũ Nương chỉ biết một mực kêu oan, cuối cùng nàng đã đến bến Hoàng Giang tự vẫn. Nhưng trước đó, Chương Sinh đâu biết người đàn ông mà cậu bé Đản nói thật ra chính là cái bóng của chính Vũ Nương. Nguyễn Dữ đã thật tài tình khi xây dựng tình huống đầy éo le, kịch tính, tạo sự hồi hộp cho độc giả. Liệu Vũ Nương có được cứu thoát khỏi cuộc sống đau khổ như hiện tại hay không? Liệu nàng có giải oan được cho mình hay không?

Chúng ta biết khi Vũ Nương tự vẫn thì đã được Linh Phi cứu và hứa sẽ giúp cho nàng giải oan. Để giúp cho Vũ Nương giải oan, tác giả Nguyễn Dữ đã xây dựng nên một thế giới huyền ảo, một cây cầu nối hai bờ hư thực để nhân vật Phan Lang gặp lại và trò chuyện với Vũ Nương nơi chốn thuỷ cung. Vì còn lòng yêu thương Chương Sinh nên nàng đã nhờ Phan Lang nói cho Chương Sinh biết nếu muốn gặp lại nàng thì hãy lập đàn giải oan bên sông và kêu Phan Lang đưa kỉ vật của nàng cho Chương Sinh. Khi trở về nhân gian, Phan Lang đã làm đúng theo những gì Vũ Nương đã nói. Chương Sinh vốn đa nghi nên đã không tin nhưng khi thấy kỉ vật là cây châm của Vũ Nương thì Chương Sinh đã làm theo lời Phan Lang nói. Chương Sinh lập đàn giải oan bên bờ sông thì ngay lập tức Vũ Nương hiện lên trên bờ sông ngồi trên chiếc kiệu hoa và theo sau có hơn 50 chiếc xe cơ tán, võng lọng và rực rỡ lúc ẩn lúc hiện. Vũ Nương chỉ nói một câu duy nhất: Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về trần gian được nữa. Biết bao ý tình nhà văn Nguyễn Dữ đã gửi gắm và sự trở về chốc lát của Vũ Nương. Đó là sự trở về để khẳng định sự chung thuỷ, tình yêu thương, là món quà dành cho người biết hối lỗi như Chương Sinh. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, chốc lát vì con người đã ra đi mãi mãi không thể trở về, cũng như hạnh phúc một khi đã để tuột mất thật khó có thể lấy lại. Chương Sinh vì ghen tuông mù quáng nên đã đánh mất người vợ của mình.

Từ những phân tích trên, chúng ta thấy cuộc đời của Vũ Nương chẳng khác nào cánh bèo trôi nổi giữa dòng đời. Nàng đã bị đẩy vào tình huống dù giải thích thế nào chàng cũng không tin, nàng chỉ còn biết than khóc với trời xanh, sông rộng: kẻ bạc này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài hãy chứng giám.

Nói tóm lại, sự ra đi của Vũ Nương đáng thương biết bao để lại trong lòng người đọc bao niềm cảm thương, ngậm ngùi. Nhưng có lẽ đây là cách tốt nhất của tác giả để giải thoát cho số phận đau thương để cho Vũ Nương sống dưới thuỷ cung mới có thể tìm được hạnh phúc chính đáng và chốn nương thân che chở cho mình. Ngòi bút của Nguyễn Dữ đã mạnh dạn nêu ra và phê phán xã hội và nêu lên những nét đẹp từ phẩm chất cho người đương thời và mãi mãi về sau khâm phục, nâng niu và trân trọng.

20 tháng 5 2020

1) dế mèn đã rút ra dc bài học đường đời đầu tiên của mk về thói hung hăng kiêu ngạo ắt sẽ gặp đc quả báo. Em rút ra đc rằng trong cuộc sống chúng ta ko nên kiêu ngạo hung hãn như dế mèn để rồi phải đổi lấy hậu quả về cái chếtt của dế chớt( mà đáng ra là của mk)
2) thiên nhiên hùng vĩ, quang cảnh sông nc cà mau hữu tình, từ đó có thể thấy rằng những a chiến sĩ phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi nc mắt để đổi lại cho chusg ta đc sống trong cảnh hòa bình này
3)Kiều phương là một cô bé nhân hậu,, thật thà, hồn nhiên , ngây thơ và có lòng bao dung và vị tha vô cùng lớn. 
4) -vinh dự
    -ngỡ ngàng
     - xấu hổ
     -xúc động (trc lòng vị tha của e gái
5. một chú bé hồn nhiên tầm hồn trong sáng, bất khuất, dũng cảm, phi thường
  Chúc bn học tốt ^^ 
k mk nhé!!

20 tháng 5 2020

k mk nhé ^^ thanksss

15 tháng 2 2019

Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt để phát triển.Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm để đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.

15 tháng 2 2019

Bài học: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.

27 tháng 2 2018

 bài học:Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt Đềphát triển.Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti Đềhoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân Đềsống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm Đềđi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.

nhân vật chính:Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Người anh trai là nhân vật chính vì nhân vật này thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác giả: thái độ và cách ứng xử trước thành công của người khác.

27 tháng 2 2018

Cả hai đều là nhân vật chính anh và em nhà bạn

em rút ra bài học không lên khinh người khác

tích hộ mình nha

15 tháng 5 2018

1, Mỗi chúng ta không nên tự kiêu, tự đại mà cần phải biết giúp đỡ người khác trong cuộc sống để không phải hối hận về việc mình đã làm.

2 ,Kiều Phương là cô gái thích vẽ tranh nên thường lục lọi đồ và tự pha chế màu vẽ. Người anh trai của Kiều Phương sau khi biết em gái có tài năng hội họa thì ghen tị, mặc cảm, luôn tìm cách xa em gái. Mãi tới khi em gái đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh, người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và ân hận về lỗi của mình.

3, 

- Lượm-một chứ bé hồn nhiên, dũng cảm , hy sinh vì nhiệm vụ cao cả. Đó là hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương của tác giả dành cho Lượm & các em bé yêu nước.

- Thể hiện tấm lòng yêu hương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, Tình cảm yêu kính, cảm phục người chiến sĩ đối với lãnh tụ

thân em như chén lúa đòng đòng =>câu so sánh

Giấy đỏ buồn không thắm=>câu    nhân hóa

Mực đọng trong nghiên sầu=> câu ản dụ

mik ko bt sai hay đúng . nếu sai mong bn thông cảm