K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2022

THAM KHẢO 

Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha

Nỗi mong chờ và ao ước của đồng bào đã được Bác đưa vào thăm không còn nữa! Người đã ra đi mãi mãi để lại bao niềm nuối tiếc trong lòng mỗi người dân Nam Bộ. Viễn Phương - nhà thơ trẻ miền Nam - được vinh dự ra thăm lăng Bác. Tác giả đã thay mặt nhân dân miền nam bày tỏ tình cảm của mình khi đứng trước người cha già dân tộc. Xúc động đến tận đáy lòng, Viễn Phương viết bài “Viếng lăng Bác”. Đây là bài thơ đầu tiên gợi cho em niềm cảm xúc sâu xa nhất.

Cảm xúc đầu tiên ta cảm nhận được từ bài thơ có lẽ vì bài thơ thể hiện được tình cảm chân thành và giản dị của đồng bào Nam bộ muốn nhắn gửi, nhờ Viễn Phương nói hộ nỗi trông chờ và mong đợi Bác vào thăm.

Xúc động nghẹn ngào, mở đầu bài thơ, tác giả viết:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre! Xanh xanh Việt Nam

Tình cảm nhà thơ rất chân thành và cũng rất gần gũi. Đối với người chiến sĩ miền Nam được ra thăm lăng Bác là một điều rất vinh dự. chính vì thế tình yêu thương của tác giả đối với Bác rất chân thành. Câu thơ rất ấm áp tình người với cách xưng hô thân mật “con”. Bởi tất cả mọi người đều là những người con trung hiếu của Bác. Tác giả khéo léo chọn hình ảnh cây tre, tạo nên hình ảnh thân thuộc của đất nước để mở rộng bài thơ hơn. Nhắc đến hình ảnh cây tre, ta lại nghĩ tới đất nước, tới dân tộc Việt với bao đức tính cao quý: bất khuất, kiên cường,đầy ý chí mạnh mẽ.

Theo đoàn người, tác giả vào thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

“mặt trời” ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của thiên nhiên, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ. nhưng mặt trời trong lăng còn nhận ra một mặt trời khác “rất đỏ”. Một hình ảnh nhân hóa chan chứa biết bao sự đáng kính đối với Bác Hồ vĩ đại. bằng hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ đã ví Bác là “mặt trời”, Người là mặt trời rực đỏ màu cách mạng sẽ mãi mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Đây là nét nghệ thuật sáng tạo của tác giả. Độc đáo nhà thơ còn sáng tạo một hình ảnh khác để gợi ra Bác:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Hình ảnh những dòng người đi trong thương nhớ, kết những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những người xếp hàng dài vào lăng trông như những tràng hoa vô tận. nó còn có ý nghĩa tượng trưng: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến những gì tốt đẹp nhất. “dâng bảy mươi chín mùa xuân”, hay chính là hình ảnh hoán dụ về con người đã sống bảy mươi chín đời người sống ngập tràn niềm hân hoan như ngày xuân. Ánh sáng nơi Bác được nhà thơ miêu tả như một vầng trăng hiền dịu:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

Ánh sáng của những ngọn đèn mờ ảo trong lăng gợi nhà thơ liên tưởng thật thú vị “ánh trăng”. Tác giả đã thể hiện sự am hiểu của mình về Bác qua sự liên tưởng kì lạ đó. Bởi trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến dỗ giấc ngủ ngàn thu cho Người. Với hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Bác của chúng ta là vậy. “mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh” đó là những cái mênh mông bao la của vũ trụ được nhà thơ ví như cái bao la rộng lớn trong tình thương của Bác. Đó cũng là biểu hiện cho sự vĩ đại, rực rỡ của con người với sự nghiệp của Bác. Biết rằng Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng và tâm trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao. Nhưng nhà thơ vẫn không khỏi thấy đau nhói trong lòng khi đứng trước thi thể Người. “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Nỗi đau như hàng ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức của tác giả. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.

Đứng trong lăng Bác, nhưng khi nghĩ đến lúc phải xa Bác, Viễn Phương thấy bịn rịn không muốn dứt. Tình cảm của nhà thơ trong suốt thời gian trên luôn sâu lắng, đau lặng lẽ nhưng đến giây phút này. Viễn Phương không thể nào ngăn được nữa, để cho tình cảm theo dòng nước mắt tuôn trào, dâng lên cao và tha thiết nhất “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Chỉ nghĩ đến việc về miền Nam, tác giả cũng “tuôn trào nước mắt” luyến tiếc khi chia tay bịn rịn không muốn xa nơi Bác an nghỉ. Ở câu thơ này tác giả không sử dụng nghệ thuật nào, chỉ là lời nói giản dị, là tình thương sâu lắng tự tấm lòng nhưng lại làm cho ta xúc động. Tác giả thay mặt cho nhân dân miền nam bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với vị cha già dân tộc. Câu nói giản dị ấy làm người đọc thêm hiểu và đồng cảm với cảm xúc Viễn Phương, bởi lời nói đó đều xuất phát từ muôn triệu trái tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần bác dù chỉ trong phút giây nhưng không bao giờ tác giả muốn xa bác vì Người ấm áp, rộng lớn quá. Ước nguyện thành kính của tác giả cũng là mong ước nguyện chung của những người đã hoặc chưa một lần gặp Bác.

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa ngát hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Điệp ngữ “muốn làm” lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước muốn của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ một cách khéo léo. Mộ mong ước chân thành của nhà thơ. Tác giả muốn làm con chim hàng ngàn ca hót cho Bác yên ngủ, làm hoa tỏa hương thơm ngào ngạt, cùng muốn đóa hoa khác làm đẹp cho nơi bác yên nghỉ. Và vui sướng nhất khi làm cây tre trung hiếu đứng mãi bên Bác canh chừng cho giấc ngủ Người. Cánh hoa ấy, tiếng chim ấy, cây tre ấy giữ mãi cho Người giấc ngủ yên bình. Viễn Phương nói lên mong ước cũng như ước nguyện tất cả chúng ta muốn gần Bác để lớn lên một chút

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút

Bác của chúng ta là vậy. Người giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh và đời Người vô cùng giản dị. Đất nước ta mất bác như mất người cha vĩ đại, người cha luôn dành cho nhân loại tình thương vô bờ bến.

Bài thơ thật giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, mấy ai đọc bài thơ không thấy rung động trong lòng. Bằng cách sử dụng điêu luyện những biện pháp tu từ một cách sáng tạo, tác giả đã thể hiện tình cảm đằm thắm lại rất giản dị chân thành đối với Bác. Nhà thơ truyền được cảm xúc của mình đến người đọc chính bở cảm xúc của tác giả cũng là cảm xúc của đồng bào nam bộ nói riêng, của dân tộc nói chung.

3 tháng 1 2022

Tình cảm của nhà thơ và mọi người với Bác trong bài thơ:

- Kính trọng, yêu quý: Cả dân tộc coi Bác là vị Cha già đáng kính. (Cách xưng hô con - Bác).

- Biết ơn: Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng rất đỏ" để chỉ Bác. Qua đó, tác giả nhấn mạnh công lao trời bể của Bác dành cho dân tộc. Nếu như mặt trời của tự nhiên mang đến ánh sáng, sự sống cho nhân loại thì Bác cũng mang đến ánh sáng của độc lập tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Hình ảnh thơ tô đậm sự kì vĩ, lớn lao của Bác cũng là để thể hiện sự biết ơn, kính trọng của dân tộc dành cho Bác.

- Tiếc thương: Bác đã ra đi song cả dân tộc vẫn một lòng hướng về Bác: "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân".

- Tin tưởng Bác vẫn còn sống mãi như trời xanh: "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi - Mà sao nghe nhói ở trong tim"

- Mong muốn đi theo con đường của Bác, một lòng một dạ với nhân dân: "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này". 

 Bài này mình hoàn toàn tự viết tự cảm nhận nên bạn yên tâm nhé!

Bài làm:

Đã khi nào bạn ngẩn đầu lên bầu trời xanh thời bình ngày hôm nay và tự hỏi"Ai là người làm cho đất nước Việt Nam hòa bình như ngày hôm nay?". Và hôm nay, tôi lấy cảm xúc từ đoạn thơ Hải Như đã viết trong bài "Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi". "Chúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa/Trăng ơi trăng hãy lặng yên cúi đầu", chính câu thơ mở đầu đó đã cho tôi và các bạn một sự nghiêm trang trong phút giây kính viếng Bác Hồ kính yêu. Là một trong những học sinh thế hệ trẻ, hãy biết ơn Người-Người chính là ánh Mặt Trời soi sáng đất nước, dẹp bóng quân thù. "Trăng"- một sự vật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Đó là một sự vật gần gũi, thân thuộc, gắn liền không chỉ người chiến sĩ mà trong những năm chiến đấu chống thực dân Pháp trong Việt Bắc, trăng như người bạn hiền thắp ấm lên sự heo quạnh tối tăm trong màn đêm giá lạnh. Và khi Bác ra đi, "trăng" cũng mất đi vị Cha già kính yêu của dân tộc. Bên cạnh đó, sang câu thứ 3, câu thơ làm tôi nghẹn ngào xúc động, nói khác đi mắt tôi đã rơi lệ:"Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu". Bạn ơi! Hãy tưởng tượng xem nếu một vài ngày chúng ta mất đi giấc ngủ, không là gì đâu vì hãy nghĩ đến Bác, Bác suốt cuộc đời không hề chợp mắt nghỉ ngơi, chỉ nghĩ về dân, về nước. Ngày tháng trăm năm Bác chiến đấu vì quê hương, làm bạn với núi rừng, làm bạn với suối trăng mà chính khi đó, chúng ta vẫn còn ngủ ngon trong chiếc nôi xinh cùng lời ru ngọt ngào, dịu hiền của mẹ. Chính vì súng đạn, vì hy sinh to lớn mà cả đời người không ai dám dũng cảm chiến đấu như Bác. Trải qua những năm tháng đó, đến một ngày nhân dân đột ngột nghe tin Bác qua đời, và đó chính là khi đất nước dẹp sạch bóng quân thù, để lại một bầu trời xanh hòa bình, không bom súng. "Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ", vậy là Bác đã "ngủ" rồi Bác ơi, để cho chúng con trong niềm hạnh phúc bao la, vô tận mà chúng con hằng mong ước. Nay khi lớn lên, tôi đã được nghe những câu chuyện của bà, của mẹ kể về Bác- Người cha anh hùng của cả non sông Việt Nam. Ngủ ngon Bac ơi! Chúng cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt, thật giỏi, chăm ngoan nghe lời bố mẹ để rồi đưa đất nước chúng ta đi lên một tầm cao mới. Và kết lời tôi xin trích một đoạn thơ của Minh Huệ để bày tỏ lòng mình trước công ơn của Bác: "Đêm nay Bác ngồi đó/Đêm nay Bác không ngủ/Vì một lẽ thường tình/Bác là Hồ Chí Minh."

25 tháng 11 2018

- Câu thơ thứ nhất: sử dụng điệp ngữ “ nhẹ”: Nhấn mạnh , thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác.
- Câu thơ thứ 2: Sử dụng nghệ thuật nhân hoá: trăng được gọi như người ( trăng ơi trăng); điệp ngữ trăng được nhắc lại 2 lần như muốn nhấn mạnh lời nhắn nhủ :, hãy yên lặng cúi đầu để bày tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác - Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người.
-Câu thơ thứ 3: nghệ thuật ẩn dụ “ngủ” ( có ngủ yên đâu) ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác, suốt cuộc đời Người chỉ lo cho dân tộc cho vận mệnh của dân tộc,của đất nước.
- Câu thơ thứ 4: Nghệ thuật nói giảm, nói tránh “ngủ” ( nay Bác ngủ) làm giảm đi sự đau thương khi nói về việc Bác mất. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam Bác còn sống mãi.
=> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả tình cảm, tấm lòng của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác

 Bài này mình hoàn toàn tự viết tự cảm nhận nên bạn yên tâm nhé!

Bài làm:

Đã khi nào bạn ngẩn đầu lên bầu trời xanh thời bình ngày hôm nay và tự hỏi"Ai là người làm cho đất nước Việt Nam hòa bình như ngày hôm nay?". Và hôm nay, tôi lấy cảm xúc từ đoạn thơ Hải Như đã viết trong bài "Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi". "Chúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa/Trăng ơi trăng hãy lặng yên cúi đầu", chính câu thơ mở đầu đó đã cho tôi và các bạn một sự nghiêm trang trong phút giây kính viếng Bác Hồ kính yêu. Là một trong những học sinh thế hệ trẻ, hãy biết ơn Người-Người chính là ánh Mặt Trời soi sáng đất nước, dẹp bóng quân thù. "Trăng"- một sự vật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Đó là một sự vật gần gũi, thân thuộc, gắn liền không chỉ người chiến sĩ mà trong những năm chiến đấu chống thực dân Pháp trong Việt Bắc, trăng như người bạn hiền thắp ấm lên sự heo quạnh tối tăm trong màn đêm giá lạnh. Và khi Bác ra đi, "trăng" cũng mất đi vị Cha già kính yêu của dân tộc. Bên cạnh đó, sang câu thứ 3, câu thơ làm tôi nghẹn ngào xúc động, nói khác đi mắt tôi đã rơi lệ:"Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu". Bạn ơi! Hãy tưởng tượng xem nếu một vài ngày chúng ta mất đi giấc ngủ, không là gì đâu vì hãy nghĩ đến Bác, Bác suốt cuộc đời không hề chợp mắt nghỉ ngơi, chỉ nghĩ về dân, về nước. Ngày tháng trăm năm Bác chiến đấu vì quê hương, làm bạn với núi rừng, làm bạn với suối trăng mà chính khi đó, chúng ta vẫn còn ngủ ngon trong chiếc nôi xinh cùng lời ru ngọt ngào, dịu hiền của mẹ. Chính vì súng đạn, vì hy sinh to lớn mà cả đời người không ai dám dũng cảm chiến đấu như Bác. Trải qua những năm tháng đó, đến một ngày nhân dân đột ngột nghe tin Bác qua đời, và đó chính là khi đất nước dẹp sạch bóng quân thù, để lại một bầu trời xanh hòa bình, không bom súng. "Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ", vậy là Bác đã "ngủ" rồi Bác ơi, để cho chúng con trong niềm hạnh phúc bao la, vô tận mà chúng con hằng mong ước. Nay khi lớn lên, tôi đã được nghe những câu chuyện của bà, của mẹ kể về Bác- Người cha anh hùng của cả non sông Việt Nam. Ngủ ngon Bac ơi! Chúng cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt, thật giỏi, chăm ngoan nghe lời bố mẹ để rồi đưa đất nước chúng ta đi lên một tầm cao mới. Và kết lời tôi xin trích một đoạn thơ của Minh Huệ để bày tỏ lòng mình trước công ơn của Bác: "Đêm nay Bác ngồi đó/Đêm nay Bác không ngủ/Vì một lẽ thường tình/Bác là Hồ Chí Minh."

25 tháng 11 2018

- Câu thơ thứ nhất: sử dụng điệp ngữ “ nhẹ”: Nhấn mạnh , thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác.
- Câu thơ thứ 2: Sử dụng nghệ thuật nhân hoá: trăng được gọi như người ( trăng ơi trăng); điệp ngữ trăng được nhắc lại 2 lần như muốn nhấn mạnh lời nhắn nhủ :, hãy yên lặng cúi đầu để bày tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác - Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người.
-Câu thơ thứ 3: nghệ thuật ẩn dụ “ngủ” ( có ngủ yên đâu) ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác, suốt cuộc đời Người chỉ lo cho dân tộc cho vận mệnh của dân tộc,của đất nước.
- Câu thơ thứ 4: Nghệ thuật nói giảm, nói tránh “ngủ” ( nay Bác ngủ) làm giảm đi sự đau thương khi nói về việc Bác mất. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam Bác còn sống mãi.
=> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả tình cảm, tấm lòng của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác

18 tháng 3 2016

Trong bài thơ, tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ khác nhau như: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ.

Cách gọi luôn thay đổi này thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa tác giả và Lượm, đồng thời nói lên lòng yêu mến của tác giả đối với Lượm, một đồng chí nhỏ hăng hái tham gia công việc kháng chiến đánh giặc cứu nước

18 tháng 3 2016

tôn trọngbanh

18 tháng 3 2021

 Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 3 2019

a. Khổ thơ sử dụng phép nhân hóa  hình ảnh trăng. Gọi và dặn dò trăng như một người bạn. Bởi lúc sinh thời, trăng là người bạn buồn vui, gắn bó với Bác trong suốt chặng đường cách mạng từ lúc tự do đến khi bị cầm tù. => Trăng được coi như người bạn 

b.

Ngủ (1) được hiểu theo nghĩa đen: sự nghỉ ngơi của con người sau 1 ngày dài hoạt động.

Ngủ (2) được hiểu theo nghĩa bóng: chỉ giấc ngủ ngàn thu (ý chỉ Bác đã mất). Phép nói giảm nói tránh khiến cái chết hiện lên chỉ như một giấc ngủ say.

c. Đoạn thơ thể hiện lòng thành kính, biết ơn và sự xót xa thương tiếc trước sự ra đi của Bác. Tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa qua hình ảnh trăng để thể hiện sự tôn kính. Nhà thơ mong muốn trăng hãy tỏa ánh sáng dịu nhẹ vĩnh hằng để đưa tiễn cho giấc ngủ ngàn thu của Bác. Đặc biệt, phép nói giảm nói tranh qua từ "ngủ" ở câu thơ cuối cho thấy sự biết ơn, lòng thành kính của tác giả đối với Bác. Nhà thơ ghi nhận và biết ơn sự hi sinh cống hiến của Bác trong 79 tuổi xuân của cuộc đời. Và dặn dò trăng hãy tỏa thứ ánh sáng dịu nhẹ để canh giữ cho giấc ngủ của người.

phân tích hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ trong những câu sau :a) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng     Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.                                                 (Viếng lăng Bác - Viễn Phương )b) Đất nước bốn nghìn năm    Vất vả và gian lao     Đất nước như vì sao    Cứ đi lên phía trước                                                  (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải...
Đọc tiếp

phân tích hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ trong những câu sau :

a) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

                                                 (Viếng lăng Bác - Viễn Phương )

b) Đất nước bốn nghìn năm

    Vất vả và gian lao 

    Đất nước như vì sao

    Cứ đi lên phía trước 

                                                 (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải )

các bạn phải viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ:

*chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng ( gọi tên )

*thể hiện qua từ ngữ nào , kiểu nào? 

*giá trị gọi hình ảnh ra sao ? tác dụng củ thể như thế nào?

*tác giả gửi gắm tình cảm gì?         

3
9 tháng 8 2018

Trần Việt Hà27 tháng 4 2016 lúc 16:50

Hình ảnh Mặt Trời trong :

- Câu 1 : là Mặt Trời của thiên nhiên kì vĩ , vĩnh hằng mang lại ánh sáng sự sống cho muôn loài

- Câu 2 : là ẩn dụ về Bác Hồ → Ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ - người tìm ra con đường giải phóng dân tộc , mang lại cuộc sống ấm no , hạnh phúc cho dân tộc

→ Ẩn dụ phẩm chất

9 tháng 8 2018

- Câu trên sử dụng nghệ thuật ẩn dụ.Mặt trời trong câu thơ không chỉ là vầng thái thái dương sáng chói, chỉ mặt trời ấm áp cho muôn loài ngày ngày mang ánh sáng cho con người cũng như vạn vật tự nhiên trên trái đất. Mặt trời trong câu thơ này  là mặt trời của Bác. Bác Hồ chính là người đã soi đường chỉ lối cho toàn dân tộc ta trong cuộc cách mạng tìm đường cứu nước thoát khỏi ách nô lệ lầm than, thoát khỏi cảnh làm thuộc địa, mất nước.

- Câu thơ "Đất nước như vì sao" là một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong không gian, và thời gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp. Hành trang đi tới tương lai của dân tộc ta không một thế lực nào có thể ngăn cản được: "Cứ đi lên phía trước". Ba tiếng "cứ đi lên" thể hiện chí khí, quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam "dân giàu, nước mạnh".

25 tháng 3 2018

Đáp án A