Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phong trào nông dân Đàng Ngoài:
a.Nguyên nhân
- Từ đầu thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng, bộ máy quan liêu phong kiến nặng nề, ăn bám xã hội.
- Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, bị bóc lột nặng nề bằng tô thuế, lao dịch,… thiên tai mất mùa liên tiếp xảy ra làm cho mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt. Người nông dân muốn duy trì cuộc sống của mình, không còn con đường nào khác là phải nổi dậy chống lại chính quyền thống trị.
b.Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
- Năm 1741-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu nổ ra ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương.
- Năm 1740-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ở Vĩnh Phúc.
- Năm 1739-1769: Khởi nghĩa Hoàng Công Chất lúc đầu ở Thái Bình, Hưng Yên; sau chuyển lên Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
- Năm 1738-1770: Khởi nghĩa của Lê Duy Mật ở thượng du Thanh Hóa.
c.Ý nghĩa lịch sử
- Giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của chính quyền họ Trịnh, làm cho chế độ phong kiến Đàng Ngoài càng lâm vào khủng hoảng sâu sắc.
- Chuẩn bị cho sự bùng nổ và thắng lợi của phong trào Tây Sơn.
Trong lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nước ta từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XVIII đã xuất hiện nhiều văn kiện quan trọng, em hãy nêu: tên các văn kiện cùng với tên tác giả và bối cảnh cuộc kháng chiến mà qua đó, nêu nội dung và phân tích ý nghĩa của văn kiện cuối cùng ở cuối thế kỉ XVIII (đoạn trích dẫn quan trọng nhất)?
* Nguyên nhân
- Triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác".
- Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
- Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.
* Diễn biến
*Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn:
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng là “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng.
- Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khuê – Gia Lai), lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa.
- Tính chất : cuộc khởi nghĩa nông dân
- Đánh giá:
- Chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.
- Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Công lao của quân Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc.
Đánh giá:
- Chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.
- Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Công lao của quân Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc
Tính chất:
- Là cuộc khởi nghãi lớn, lôi cuốn đông đảo mọi người tham gia
- Có sức phát triển nhanh chóng, đánh bại được nhiều thế chế địa chủ, cường hào
- Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai). Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, mùa thu năm 1773, nghĩa quân vượt đèo An Khê tiến xuống giải phóng Tây Sơn hạ đạo (thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, nghĩa quân tỏa ra mở rộng vùng giải phóng, biến toàn bộ phủ Quy Nhơn thành căn cứ địa của phong trào.
- Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn. Nguyễn Ánh là người còn sống sót đã chạy sang cầu cứu vua nước Xiêm (Thái Lan). Lợi dụng cơ hội đó, vua Xiêm tổ chức các đạo thủy – bộ bao gồm 5 vạn quân đánh chiếm Gia Định, trong đó đạo quân chủ lực gồm 2 vạn người và 3.000 chiến thuyền do tàn quân Nguyễn dẫn đường tiến đến đóng tại Trà Tân (phía bắc bờ sông Tiền).
- Đầu tháng 1 -1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn bượt biển vào Gia Định và đóng đại bản doanh tại Mỹ Tho, Nguyễn Huệ đã chủ trương nhử địch ra khỏi căn cứ, tổ chức lực lượng mai phục ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để tiêu diệt chúng. Trận đánh đã diễn ra kết thúc nhanh gọn trong ngày 19-1-1785 đúng như dự tính của Nguyễn Huệ. Trên đà chiến thắng, quân Tây Sơn tấn công quét sạch quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, đập tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta.