K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2021

Tham Khảo:
* Dàn ý

A. Mở bài

  - Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  - Khái quát tinh thần yêu nước.

  - Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

  1. Bối cảnh lịch sử

  2. Phân tích

a. Sống núi nước Nam

- Khái niệm vua Nam vào thời bấy giờ đồng nhất với khái niệm dân tộc. Vua đại diện cho quốc gia, dân tộc.

- Xưng danh Nam quốc (nước Nam) là tác giả có chủ ý gạt bỏ thái độ miệt thị từ trước tới nay của các triều đình phong kiến phương Bắc (Bắc quốc) đối với nước ta, coi nước Nam chỉ là chư hầu.

- Khẳng định tư thế bình đẳng, độc lập về chính trị của nước ta bằng thái độ kiêu hãnh, tự hào (Nam quốc, Nam đế).

- Nhấn mạnh vào chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trong sách trời (Thiên thư). Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị.

- Thái độ của tác giả là căm giận và khinh bỉ: gọi quân xâm lược là nghịch lỗ, tức lũ giặc ngạo ngược, làm trái đạo trời, đạo người.

- Ngạc nhiên trước việc một nước lớn tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời.

- Cảnh cáo quân xâm lược rằng làm trái đạo trời thì tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là quy luật không thể tránh khỏi.

- Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh chính nghĩa của quân và dân nước Nam sẽ đánh tan quân thù, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của Tổ quốc.

b. Phò giá về kinh

 - Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: "Đoạt sáo... Hàm Tử quan" (Chương Dương... quân thù)

 - "đoạt sáo", "cầm Hồ": Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta

 - Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh

 - Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: "Thái bình... giang san" (Thái bình... ngàn thu)

 - "thái bình" vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần "tu trí lực" để làm cho "Vạn cổ thử giang san"

 - Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba.

C. Kết bài

   - Đánh giá chung

   - Suy nghĩ của bản thân

 

** Bài viết tham khảo

       Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn. Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) và Phò giá về kinh là một áng thơ như thế!

      Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.

     Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.

Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.

Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huyện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù.

Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén. Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép.

Chủ nghĩa yêu nước thời Trần được kết tinh từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, từ bản lĩnh và khí phách hiên ngang lẫm liệt trong cuộc đọ sức với giặc ngoại xâm. Cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa một bên là một dân tộc đại diện cho chính nghĩa với một bên là một đạo quân xâm lược hung hãn mà vó ngựa của chúng đi tới đâu là gieo rắc kinh hoàng đến đó, diễn ra vô cùng quyết liệt. Từ thế yếu, với tài trí thao lược, dân tộc ta đã chuyển sang thế thắng:

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù

Mỗi câu thơ năm chữ, hai dòng thơ mười chữ mà gợi lên được bầu không khí hào hùng của dân tộc với những sự kiện lịch sử vang dội. Tác giả chọn lọc những chiến thắng mang tính chất tiêu biểu đủ vẽ nên bức tranh sôi động trong những ngày kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Hai địa danh “Chương Dương” và “Hàm Tử” là những địa danh chói ngời gắn với những chiến công vang dội của dân tộc. Tại  đây, những trận đánh mở màn mang tính chất quyết định đã diễn ra. Chiến thắng được miêu tả bằng nhịp thơ nhanh, dồn dập, chắc nịch kết hợp cùng việc sử dụng những động từ mạnh mẽ, dứt khoát: “cướp”, “bắt” đã thể hiện rõ sự thần công, chớp nhoáng của những chiến công vang dội. Hai câu thơ đã thể hiện rõ niềm tự hào của tác giả của tác giả trước chiến thắng, đồng thời cũng cho thấy tinh thần yêu nước cùng sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ bờ cõi và độc lập dân tộc.

Nhắc lại hai chiến công chói lọi, trong lòng vị thượng tướng của chúng ta vừa vui sướng, vừa tự hào - niềm tự hào chân chính của một dân tộc vì chính nghĩa mà chiến thắng.

Nếu như ở hai câu thơ đầu, chủ nghĩa yêu nước Đại Việt được thể hiện ở việc phát huy chủ nghĩa anh hùng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc, thì ở hai câu thơ cuối, chủ nghĩa yêu nước lại mang một nội dung mới đầy tính nhân văn. Đó chính là niềm mong mỏi, khát khao mãnh liệt về một nền thái bình thịnh trị muôn thuở cho đất nước, cho nhân dân:

Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy nghìn thu

Hai câu thơ thể hiện sự suy tư, chiêm nghiệm của một con người luôn lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Với nhịp thơ ngắn gọn, chắc nịch, câu thơ đã thể hiện rõ tầm nhìn xa về chiến lược của một vị tướng quân, đồng thời thể hiện niềm hi vọng về nền hòa bình bền vững của dân tộc. Ở đây yêu nước đã gắn với thương dân, mong cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc, tránh xa được vòng binh đao loạn lạc. Tình cảm yêu nước của Trần Quang Khải mang đậm dấu ấn thời đại và thấm đẫm tinh thần nhân văn.

Sau này, gần hai thế kỉ sau, Nguyễn Trãi lại một lần nữa nhấn mạnh thêm và nâng nó lên một tầm cao lí tưởng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

(Bình Ngô đại cáo)

Lịch sử Việt Nam đã ghi dấu bao chiến công khiến thế giới phải nghiêng mình thán phục. Cho dù thời phong kiến hay hiện đại; thời chống giặc phương Bắc thâm độc hay các cường quốc Pháp, Mỹ hiếu chiến thì người Việt ta vẫn luôn thể hiện hào khí của một dân tộc bé nhỏ mà không chịu khuất phục trước đế quốc xâm lăng. Hòa vào niềm vui to lớn ấy, hai bài thơ đã thể hiện niềm tự hào của một vị chủ tướng về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc cùng tầm nhìn xa trông rộng trong việc gìn giữ thái bình của non sông đất nước.

3 tháng 1 2022

C

3 tháng 1 2022

C

12 tháng 11 2018

Bài 1:" Sông núi nước nam"
Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định về chủ quền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Còn bài 2:" phò giá về kinh" ý nghĩa sgk nhưng tui góp cho bạn một số ý soạn bài của tui nha:
Hào khí Đông A ( Trần) - một trong những đặc điểm tinh thần nổi bật của quân dân tướng sĩ Đại Việt đầu thời Trần thắm đượm trong hầu hết thơ văn của tác giả văn võ song toàn mà bài tụng giá này chứng minh tiêu biểu.
Thái bình- nỗ lực: vừa là nguyên nhân lại vừa là kết quả.

mik nha

12 tháng 11 2018

Mở bài: Giới thiệu về hai bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh

Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ông cha ta đã để lại biết bao nhiêu bài thơ bất hủ khẳng định được chủ quyền và nền độc lập của nhân dân ta. Chính vì thế mà bọn xâm lược có là ai đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn đoàn kết kiên cường chống lại chúng. Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.

Thân bài: Những nét tương đồng trong hai bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh

Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.

Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”

Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:

“Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù. ”

Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.

Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời. ”

Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.

Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:

“Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu”

Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.

Kết bài:  Bài văn nêu Những nét tương đồng trong hai bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh

Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.

Câu 19: Dòng nào sau đây là ý nghĩa của bài thơ Phò giá về kinh ?   A. thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta                                                          B. là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta   C. thể hiện hào khí chiến thắng, khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.   D. thể hiện sự sáng suốt của vị tướng...
Đọc tiếp

Câu 19: Dòng nào sau đây là ý nghĩa của bài thơ Phò giá về kinh ?
   A. thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta                                                       
   B. là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
   C. thể hiện hào khí chiến thắng, khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
   D. thể hiện sự sáng suốt của vị tướng cầm quân lo việc lớn.
Câu 20: Trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, dòng thơ nào có sử dụng thành ngữ?
   A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
   B. Bảy nổi ba chìm với nước non
   C. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
   D. Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Câu 21: Hai câu thơ dưới đây sử dụng kiểu chơi chữ nào?
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.”
  A. Dùng lối nói trại âm                               C. Dùng từ trái nghĩa
  B. Dùng lối nói lái                                       D. Dùng từ đồng âm

 

1
29 tháng 12 2021

19-C

20-B

21-A(chắc vậy á)

Ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên, thể hiện niềm tự hào của dân tộc

Mình nghĩ vậy hok tốt nhé

22 tháng 11 2019

Việt Nam là đất nước có lịch sử dân tộc đáng tự hào. Trải qua biết bao thăng trầm trong lịch sử, đã có những lúc đất nước ta bị xâm lược, đô hộ cả ngàn năm. Thế nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì toàn dân tộc Việt Nam vẫn mang ý chí mạnh mẽ, quyết tâm không bao giờ chịu làm nô lệ của kẻ khác. Và trong lịch sử đầy chói lọi ấy, “Phò giá về kinh” ( Tụng giá hoàn kinh sư) của thượng tướng Trần Quang Khải hiện lên như một viên ngọc sang- là khúc ca khải hoàn đầu tiên của dân tộc. Đây là bài thơ đầu tiên trong lịch sử được sang tác ra để nói lên ý chí tự hào dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu tranh và đã giành được thắng lợi trước quân Mông Nguyên.

“Phò giá về kinh” được sang tác trong hoàn cảnh tướng Trần Quang Khải được vinh dự phò giá nhà vua để trở về kinh thành sau kế hoạch “vườn không nhà trống “ của vua tôi nhà Trần chống lại quân xâm lược. Mở đầu bài thơ hai câu thơ nói lên thắng lợi hung tráng của quân dân ta trong chiến đấu với quân xâm lược.

"Đoạt sáo chương dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan"

Mở đầu là hình ảnh của những địa điểm diễn ra những trận đánh lớn mà tại đó, quân và dân ta đã đạt được những thắng lợi vang dội. Tại sao lại là hai địa điểm Chương Dương và hàm Tử. Để giải thích điều này, chúng ta hãy cùng nhau quay lại lịch sử của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên đời Trần, quân và dân ta đã giành được rất nhiều thắng lợi trong nhiều chiến dịch, nổi bật nhất trong số đó là trận chiến trên sông bạch Đằng. thế nhưng tướng Trần Quang Khải lại nhắc tới trận Chương Dương và hàm Tử trước. Bởi lẽ, đây là hai trận chiến cuối cùng mang tính quyết định chiến thắng toàn bộ quân xâm lược. Trước đó, để đánh lừa quân địch, toàn bộ kinh thành đã phải sơ tán đi tới khu vực nông thôn theo kế sách “vườn không nhà trống”. có lẽ thế nên khi được vinh dự phò tá nhà vua trở về kinh thành, tướng Trần Quang khải mới không thể đè nén được xúc động và thể hiện sự tự hào, vui sướng cho chiến thắng của nhân dân ta.

Mặc dù trên thực tế, trận chiến Hàm Tử có trước rồi mới tới trận chiến Chương Dương. Thế những vị tướng tài ba lại nhắc theo thứ tự ngược lại. Đây là những chi tiết hết sức thú vị. tìm hiểu dòng lịch sử, chúng ta biết rằng ở trận chiên Hàm Tử, Trần Quang Khải là người tham gia hỗ trợ còn Tràn Nhật Duật mới là vị tướng chỉ huy chính. Còn trong trận chiến thứ hai, tức là trận chiến Chương Dương thì tướng Trần Quang Khải là người trực tiếp thống lĩnh toàn bộ quân dân chiến đấu một trận chiến khốc liệt nhưng cũng rất vẻ vang mang lại chiến thắng toàn cục cho đất nước ta. Niềm vui chiến thắng cùng hòa nhịp với niềm vui được phò giá nhà vua trở về như khiến sự vui tươi, hãnh diện và tự hào của vị tướng như được nhân đôi. Ông liên tưởng những sự kiện trên theo thời gian từ gần tới xa. Đầu tiên, ông nghĩ ngay tới trận đánh Chương Dương rồi sau đó như ngẫm lại mới nhắc tới trận Hàm Tử. tất cả những chí khí của quân ta được ông đúc kết trong những chữ như “ đoạt sáo”( cướp giáo), ”cầm hồ” (bắt quân Hồ). Chỉ với hai từ những đã thể hiện hết sức rõ rang những hành động của chúng ta. “đoạt” là lấy hắn được về phía bên mình qua những cuộc đấu tranh với người khác. Bởi thế “đoạt sáo” không những làm nổi bật hình ảnh dũng cảm chiến đấu của nhân dân ta mà còn thể hiện sự tích cực, chính nghĩa. Chúng ta không đi cướp, chúng ta chỉ đòi lại những gì là của chúng ta mà thôi, không thể để cho kẻ thù lấy đi và chèn ép được. do đó, bản dịch nghĩa sử dụng từ “cướp giáo” phần nào đã làm mất đi ý nghĩa vốn có của từ ngữ gốc do tác giả sang tác. Ở Chương Dương, chúng ta đã giành được vũ khí của quân giặc, thì ở trận chiến Hàm Tử, chúng ta đã bắt sống được tướng địch. Mỗi lần đấu tranh chúng ta lại lấy được những lợi phẩm khác nhau, thế nhưng tổng kết lại thì đó lại là thắng lợi hoàn toàn, thắng lợi toàn cục và quan địch phải nhận lấy kết quả thất bại ê chề. Những câu thơ không hề có những hình ảnh đổ máu, chém giết đã làm cho tinh thần chính nghĩa của những câu thơ như thêm phần sâu sắc và cũng là khẳng định lại mục đích chiến đấu của nhân dân ta là bảo vệ bờ cõi chứ không hề đi cướp bóc, gây mất đoàn kết giữa các nước với nhau. Những ý thơ với mạch thơ nhanh, gọn cũng là nét tiêu biểu cho những khúc ca khải hoàn sau này.

"Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san"

Nếu như hai câu đầu của đoạn thơ chỉ là hình ảnh của những trận chiến thắng oanh liệt của dân tộc thì hai câu tiếp theo chính là lời tự nhắc nhở bản than mình của cả quân và dân tộc chúng ta. Lần đầu tiên mà ý chí của một người đã được nâng lên thành ý chí của nhiều người. tác giả cho rằng, chiến tranh sử dụng vũ lực chỉ là bất đắc dĩ mà thôi. Còn trau dồi phẩm chất, đạo đức và trí tuệ của toàn dân tộc mới là cái gốc, cái cội nguồn để cả đất nước có chung một tinh thần, ý chỉ sắt đá mà không một đất nước nào có thể xâm phạm được. có thể thấy, tướng Trần Quang Khải là một trong những người có ánh nhìn rất sâu xa, biết khi nào nên vận dụng những gì để giúp cho đất nước mãi duy trì được cảnh thái bình.

Qua bài thơ trên, ta càng thêm yêu lịch sử của dân tộc với những nét thăng trầm nhưng lại luôn luôn mang ý chí kiên cường, bền bỉ, không chịu nhục trước bất cứ một điều nguy hiểm nào. Đạo lí ấy không chỉ được vận dụng trong chiến tranh ngày xưa mà còn được áp dụng cho tới tận bây giờ.

#Trang

#Fallen_Angel

26 tháng 3 2018

+ Lịch sử ta đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. + Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đén các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bi tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn. Kết bài: Tác giả nêu lên bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thế hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) đề góp phần vào công cuộc kháng chiến.
Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thông quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng theo trình tự thời gian. Tác giả chọn lọc dẫn chứng trong hiện tại phong phú, gợi lên không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến chông Pháp và khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Dần chứng đó thể hiện như sau: Thứ nhất là trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Thứ hai là trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”. Các dẫn chứng đưa ra thật phong phú ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền đều có chung lòng yêu nước.
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước.

 

26 tháng 3 2018

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước.

 

26 tháng 3 2018

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang ở giai đoạn gay go, ác liệt (1951)

22 tháng 2 2021

Tham khảo:

Câu 1:

- Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Câu 2:

- Bài ''Tinh thần yêu nước của nhân dân ta'' được viết trong hoàn cảnh: trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay).

Câu 3:

Luận cứ được sắp xếp thep trình tự thời gian, cụ thể, toàn diện, phong phú, giàu sức thuyết phục; sử dụng phép liệt kê, cấu trúc '' từ.....đến''.Dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo nhiều phương diện như lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền,...

Câu 4:

Bác cho rằng tinh thần yêu nước vô cùng giá trị, có lúc được giấu kín đi nhưng có lúc lại được bày ra bên ngoài.

 Câu văn sử dụng phép liệt kê: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.