Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi mùa xuân sang, em lại thấy lòng mình trào lên một niềm xúc động kì lạ, đặc biệt là khi đứng ngắm nhìn cây bưởi trước nhà trổ hoa. Em yêu quý cây bưởi nhiều hơn cả so với những cây khác trong vườn.
Em dành tình cảm cho cây bưởi bởi nó gắn với những kỉ niệm về ông nội. Bố em kể rằng, ngày em chào đời, ông đã vui mừng trồng cây bưởi trước sân với mong ước cháu gái lớn lên sẽ thanh khiết, dịu dàng như hương hoa bưởi. Những buổi chiều gió mát, ông lại bế em đến ngồi gốc cây hóng gió... Giờ đây, ông không còn nữa, cây bưởi vẫn xanh tươi như tình cảm ông dành cho em vẫn âm áp như ngày nào.
Cùng tuổi với em nhưng cây bưởi đã cao lắm, tán cây vượt hẳn mái ngói ngôi nhà của em. Bồi hồi đứng dưới vòm lá xanh tươi, ngước nhìn lên phía trên, em thấy ánh sáng được lọc qua tán lá trở thành một thứ màu xanh trong như ngọc. Chợt, “chiếc ô ngọc bích” khẽ rung mình lao xao, những tia nắng lọt qua khe lá nhảy nhót dưới mặt đất. Chao ôi! Thơm quá! Em ngỡ ngàng trong hương hoa dịu dàng thanh khiết, nhìn những bông hoa rụng theo gió bay. Ông ơi! Có phải ngày cháu ra đời, ông đã ước cháu sẽ đẹp dịu dàng như hoa bưởi? Em bồi hồi cúi nhặt bông hoa rơi. Hoa bưởi có năm cánh màu trắng muốt - màu trắng của chiếc áo nữ sinh em thường mặc khi đến lớp. Nhị hoa vàng tươi lấm tâm những hạt phấn nhỏ li ti. Em khẽ áp bông hoa lên mũi, một mùi hương nồng nàn dâng lên, những hạt phấn vàng li ti cũng dính nhẹ lên mũi em thật ngộ. Chỉ một lát nữa, mẹ sẽ nhắc em nhặt những bông hoa bưởi rụng để thả vào nước gội đầu: bao nhiêu năm nay mẹ con em gội đầu bằng nước nấu vỏ bưởi, lá bưởi và thả những bông hoa xinh đẹp vào nước để làm mềm mượt mái tóc đen dài...
Từng cánh hoa bưởi rụng xuống khiến em nghĩ đến một ngày kia những quả bưởi non sẽ lần lượt xuất hiện. Chúng nho nhỏ, xinh xinh, ban đầu bé xíu rồi lớn dần bằng nắm tay em bé, rồi như vốc tay người lớn. Cây bưởi này thường đậu quả rất sai. Những trái bưởi non đông đúc treo mình trên cây như đám trẻ con nghịch ngợm. Nhất là khi có gió, chúng thoắt ẩn thoắt hiện sau tán lá như chơi trò trốn tìm với nhau. Nếu lỡ có trái bưởi non nào rụng, em sẽ chẳng để chú phải buồn vì xa lìa anh chị em. Chú bưởi non ấy lập tức thành quả chuyền vừa ý trong trò chơi đánh chắt thú vị. Nếu bưởi rụng lúc đã khá to thì đã có cậu hàng xóm sẵn lòng lấy làm bóng đá với bạn bè. Em nghĩ: đâu chỉ có trái bưởi là ngon và bổ mà cả hoa bưởi và trái bưởi non cũng trở thành vật có ích cho người.
Cây bưởi nhà em rất sai quả nên khi bưởi già, mẹ em thường hái đem biếu họ hàng, hàng xóm để mọi người cùng thưởng thức. Nhìn những múi bưởi, tép bưởi căng mọng đã thấy ngọt mát tấm lòng. Có điều thật lạ, đã mười mấy năm rồi mà quả vẫn ngọt mát, không hề chua như nhiều cây bưởi khác. Các cô bác hàng xóm khen mẹ em khéo chăm cây nhưng mẹ em bảo đó là lộc ông nội để lại cho con cháu. Em cầm trái bưởi vàng ươm trên tay mà lồng bồi hồi, xúc động.
Cây bưởi đã gắn bó với em bởi nhiều kỉ niệm và tình cảm thiêng liêng như thế. Em yêu quý loài cây ấy vì tất cả những gì em cảm nhận được từ ý nghĩa, vẻ đẹp kì lạ của cây.
Mỗi mùa xuân sang, em lại thấy lòng mình trào lên một niềm xúc động kì lạ, đặc biệt là khi đứng ngắm nhìn cây bưởi trước nhà trổ hoa. Em yêu quý cây bưởi nhiều hơn cả so với những cây khác trong vườn.
Em dành tình cảm cho cây bưởi bởi nó gắn với những kỉ niệm về ông nội. Bố em kể rằng, ngày em chào đời, ông đã vui mừng trồng cây bưởi trước sân với mong ước cháu gái lớn lên sẽ thanh khiết, dịu dàng như hương hoa bưởi. Những buổi chiều gió mát, ông lại bế em đến ngồi gốc cây hóng gió... Giờ đây, ông không còn nữa, cây bưởi vẫn xanh tươi như tình cảm ông dành cho em vẫn âm áp như ngày nào.
Cùng tuổi với em nhưng cây bưởi đã cao lắm, tán cây vượt hẳn mái ngói ngôi nhà của em. Bồi hồi đứng dưới vòm lá xanh tươi, ngước nhìn lên phía trên, em thấy ánh sáng được lọc qua tán lá trở thành một thứ màu xanh trong như ngọc. Chợt, “chiếc ô ngọc bích” khẽ rung mình lao xao, những tia nắng lọt qua khe lá nhảy nhót dưới mặt đất. Chao ôi! Thơm quá! Em ngỡ ngàng trong hương hoa dịu dàng thanh khiết, nhìn những bông hoa rụng theo gió bay. Ông ơi! Có phải ngày cháu ra đời, ông đã ước cháu sẽ đẹp dịu dàng như hoa bưởi? Em bồi hồi cúi nhặt bông hoa rơi. Hoa bưởi có năm cánh màu trắng muốt - màu trắng của chiếc áo nữ sinh em thường mặc khi đến lớp. Nhị hoa vàng tươi lấm tâm những hạt phấn nhỏ li ti. Em khẽ áp bông hoa lên mũi, một mùi hương nồng nàn dâng lên, những hạt phấn vàng li ti cũng dính nhẹ lên mũi em thật ngộ. Chỉ một lát nữa, mẹ sẽ nhắc em nhặt những bông hoa bưởi rụng để thả vào nước gội đầu: bao nhiêu năm nay mẹ con em gội đầu bằng nước nấu vỏ bưởi, lá bưởi và thả những bông hoa xinh đẹp vào nước để làm mềm mượt mái tóc đen dài...
Từng cánh hoa bưởi rụng xuống khiến em nghĩ đến một ngày kia những quả bưởi non sẽ lần lượt xuất hiện. Chúng nho nhỏ, xinh xinh, ban đầu bé xíu rồi lớn dần bằng nắm tay em bé, rồi như vốc tay người lớn. Cây bưởi này thường đậu quả rất sai. Những trái bưởi non đông đúc treo mình trên cây như đám trẻ con nghịch ngợm. Nhất là khi có gió, chúng thoắt ẩn thoắt hiện sau tán lá như chơi trò trốn tìm với nhau. Nếu lỡ có trái bưởi non nào rụng, em sẽ chẳng để chú phải buồn vì xa lìa anh chị em. Chú bưởi non ấy lập tức thành quả chuyền vừa ý trong trò chơi đánh chắt thú vị. Nếu bưởi rụng lúc đã khá to thì đã có cậu hàng xóm sẵn lòng lấy làm bóng đá với bạn bè. Em nghĩ: đâu chỉ có trái bưởi là ngon và bổ mà cả hoa bưởi và trái bưởi non cũng trở thành vật có ích cho người.
Cây bưởi nhà em rất sai quả nên khi bưởi già, mẹ em thường hái đem biếu họ hàng, hàng xóm để mọi người cùng thưởng thức. Nhìn những múi bưởi, tép bưởi căng mọng đã thấy ngọt mát tấm lòng. Có điều thật lạ, đã mười mấy năm rồi mà quả vẫn ngọt mát, không hề chua như nhiều cây bưởi khác. Các cô bác hàng xóm khen mẹ em khéo chăm cây nhưng mẹ em bảo đó là lộc ông nội để lại cho con cháu. Em cầm trái bưởi vàng ươm trên tay mà lồng bồi hồi, xúc động.
Cây bưởi đã gắn bó với em bởi nhiều kỉ niệm và tình cảm thiêng liêng như thế. Em yêu quý loài cây ấy vì tất cả những gì em cảm nhận được từ ý nghĩa, vẻ đẹp kì lạ của cây.
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Bài làm Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Bài làm:
Bốn mùa một năm,mùa nào cũng vậy,tôi yêu từng mùa vì từng vẻ đẹp của nó.Chắc có lẽ,tình yêu dành cho mùa hạ của tôi là hơn cả.Khoảng thời gian mùa hè luôn làm tôi mến bởi cái nóng đến gay gắt mà khi có cơn mưa rào ghé qua mơn man từng tia nắng.Cảm giác bình yên ấy lớn lên trong tôi qua từng mùa ve kêu,cái tiếng râm ran nhộn nhịp ấy làm tôi cứ nhớ mãi khi hè về,cái âm thanh mà có lẽ thành phố không thể nghe thấy vì bị vùi lấp bởi tiếng xe máy ô tô....Bây giờ,đã cuối hè rồi,hoa phượng cũng không còn nở,lòng tôi lại cứ nỡ nhớ mãi về những ngày hè có tiếng ve kêu rộn cả góc trời ...
Sau khi hai cô chị xấu hổ bỏ làng đi biệt xứ, vợ chồng Sợ Dừa sống khá yên ổn và hạnh phúc trong ngôi nhà của mình. Một thời gian sau người vợ có mang, nàng sinh ra được một bé trai rất khôi ngô, gia đình họ làng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong cuộc sống bình yên ấy nhiều khi cô út cũng chạnh lòng nghĩ tới hai cô chị không biết giờ tha phương nơi xứ nào. Dù sao họ cũng là chị em ruột, sống với nhau yêu thương gắn bó hơn chục năm trời, thế nhưng hai người chị vẫn bặt vô âm tín, chẵng có tin tức gì.
Thế rồi cô út lại mãi mê với con cái và công việc, bẵng đi khoảng mười năm sau, lúc này vợ chồng Sọ Dừa đã sinh thêm một bé gái nữa. Sọ Dừa được lên chức quan cao hơn, và dù bận trăm công nghìn việc nhưng chàng vẫn lo toan cho vợ con hết lòng và đôi lúc chàng cũng mong hai chị hãy quay trở về.
Một hôm, hai vợ chồng chàng đi vắng, chỉ còn hai đứa trẻ ở nhà, bỗng chúng thấy gia nhân đang đuổi bắt ai đó liền chạy ra. Hóa ra họ đang đuổi hai người đàn bà ăn xin. Thấy họ rách rưới và đói khổ, hai đứa trẻ vốn tốt bụng và thương người nên sai gia nhân mang cơm canh cho họ ăn, sau đó chúng đến gần và hỏi:
– Hai bà chắc từ nơi xa đến, hai bà còn đói nữa không?
Thấy hai đứa trẻ lại gần, hai người đàn bà tỏ ra xấu hổ, sợ hải che nón trước mặt và xin lui. Và ra đến cổng hai người đàn bà lủi đi đâu mất.
Đến chiều khi vợ chồng Sọ Dừa trở về nhà, chúng cũng quyên không kể cho cha mẹ nghe câu chuyện xảy ra lúc sáng. Mọi chuyện vẫn diễn ra êm đẹp. cho đến một ngày kia, vào một buổi sáng đẹp trời, cô út đưa hai con ra chợ chơi, ba mẹ con đang mãi mê dạo chợ bỗng nghe tiếng huyên náo ở góc chợ, họ đang đánh mắng hai người đàn bà tội nghiệp, cô xen vào can ngăn thì những người trong chợ nói:
– Hai người này sáng ra ăn quà mà không chịu trả tiền.
– Nhưng chúng tôi không có tiền. một người đàn bà thều thảo nói.
Bỗng nhiên cô út nhìn vào hai người đàn bà, cô cảm thấy rất quen:
– Ôi, hai chị! Cô vui mừng và đầy xót xa khi nhận ra chính hai người đàn bà khốn khổ kia là chị của mình.
Hai người đàn bà nghe gọi như vậy đứng sững lại, họ cũng nhận ra đó chính là cô em út mà mình đã từng hại. Xấu hổ quá, hai người chị định bỏ đi nhưng cô út đã kịp ngăn lại, cô tha thiết nói:
– Các chị ơi, dù sao chúng ta cũng là người một nhà, những chuyện năm xưa em đã quyên rồi. Các chị hãy về nhà đi, cha chúng ta cũng đang mong đợi các chị trở về.
Trước tấm lòng chân tình của cô út, hai cô chị đồng ý về nhà. Hai đứa trẻ thấy vậy nói với mẹ:
- Mẹ ơi, hai bà này hôm trước vào ăn xin ở nhà ta đó.
- Họ khốn khổ vậy sao!…
Cô út thốt lên lòng đầy chua xót, cảm thương cho các chị của mình. Về đến nhà, Sọ Dừa cũng vui mừng đón tiếp. Trước tấm lòng nhân hậu của vợ chồng Sợ Dừa, hai cô chị không còn ngại ngùng mấy nữa. Họ kể lại chặng đường đã qua:
- Sau khi gây chuyện xấu với em, chúng ta vô cùng xấu hổ và đã bỏ đi đến một nơi thật xa. Thế nhưng cuộc sống ở đó vô cùng khó khăn, ốm đau liên miên, tiền của dự trở hết đàn và chúng ta rơi vào cảnh khó khăn khốn cùng, phải đi ăn xin. Âu đó cũng là cái giá mà chúng ta phải trả. Chúng ta rất ân hận vì hành động nông nổi của mình, mong các em hãy rộng lòng tha thứ.
Trước những lời hối cải của hai người chị, vợ chồng Sọ Dừa đã rộng lòng tha thứ. Họ mời hai người về ở cùng. Một thời gian sau phú ông qua đời, Sọ Dừa nhường tất cả dinh cơ đó lại cho hai chị. Họ cùng các con sống thuận hòa với hai chị đến cuối cuộc đời.
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao to lớn ây. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.
Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xưa đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách, biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người.
Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã rứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng.
Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình.
Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Đây là câu ca dao vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Câu ca đơn giản và vô cùng dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc và thấm thía. Bài ca dao nói đến công ơn to lớn của cha mẹ và giáo dục đạo lí làm con. Nhân dân ta đã ví công lao của cha mẹ với những hình ảnh hùng vĩ, to lớn. Công cha sừng sững như Thái Sơn – ngọn núi lớn. Hình ảnh so sánh mạnh mẽ và hùng vĩ, vững chãi. Tục ngữ đã có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. Người cha là chỗ dựa vững chắc cho những đứa con. Hình ảnh so sánh mang đầy ý nghĩa. Ngọn núi Thái Sơn biểu tượng cho sự vững chãi của người cha. Và càng thú vị hơn khi tìm hiểu ý nghĩa của cặp “Công cha – nghĩa mẹ”. Cha có công nuôi dưỡng giáo dục, mẹ là người mang nặng đẻ đau và sinh thành ra ta. Công cha lớn bao nhiêu thì nghĩa mẹ vô tận bấy nhiêu. Bên cạnh người cha vững chãi như Thái Sơn là mẹ hiền với bao yêu thương. “Nước trong nguồn” vừa trong lành, mát rượi vừa không bao giờ vơi cạn. Hai hình ảnh tạo nên những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa. So sánh giản dị, đời thường mà sao sâu sắc đến vậy. Hai hình ảnh so sánh vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện được tính chất của “công cha – nghĩa mẹ”. Cha là núi Thái Sơn bởi chja là người che chở, là chỗ dựa và cũng là đỉnh cao để con hướng tới. Còn mẹ luôn dịu dàng, chăm sóc, yêu thương. Tình thương của mẹ là dòng sữa ngọt lành nuôi ta lớn lên, là lời ru ngọt ngào đưa ta vào những giấc ngủ êm đềm, là những bữa cơm ngon, làn gió mát. Tình thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ, chỉ có thể so sánh với những gì vĩ đại nhất của thế giới này. Cha nẹ cho ta cuộc sống, dạy ta cách sống và là chốn bình yên nhất để ta hướng đến mỗi khi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đè nặng lên vai. Mái nhà thân yêu, nơi có mẹ có cha ta chính là bến đỗ bình yên và an toàn trong cuộc đời mỗi con người. Nhà thơ Nga Êxênin đã từng viết về mẹ như thế:
Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước
Vì thế mỗi chúng ta phải biết thương yêu, quý trọng cha mẹ, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều phải biết nghe lời cha mẹ, phải sống cho trọn đạo hiếu. Cha ông đã từng nói:
Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ, trăm đường con hư
Bài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.
Để trở thành người có ích cho xã hội, chúng ta cần phải có những phẩm chất nào? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức tuyệt vời cao cả? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội, Hổ Chủ tịch đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Cô đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
giai thich cau noi co tai ma khong co duc la nguoi vo dung
Cậu nói của HỒ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là tài và đức. Trong ý kiến của Bác, tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp.
Đức chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng chân thiện, mĩ… Người có đức biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyển lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.
Tài và đức là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi vì tài năng đó không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích. Người ta không thể sống một mình, càng không thể tách rời giạ đình, bạn bè, giai cấp, dân tộc và đồng loại.
Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi củà người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vô dụng mà còn cố tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.
Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tàj thì làm việc gì cũng khó. Có đức, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.
Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Nhưng trong ý kiến của Hổ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của đức được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Chính vì thế, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó.
Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của đức trong phẩm chất của mỗi con người.
Để trở thành công dân hữu ích, chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai, ngay từ tuổi học sinh, chúng em phải không ngừng học tập, tu dưỡng. Như vậy mới có đủ đức và tài – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mong ước.
2 ,
Nhắc đến M. Gorki ta không chỉ nhắc đến sự vĩ đại của một nhà văn hiện thực xã hội Chủ nghĩa mà còn nhớ đến một tấm gương sáng chói trong việc tự học thành tài. Trên con đường tự học đầy gian khổ của nhà văn, sách là người bạn lớn thân thiết và gắn bó. Nhà văn từng nói: "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới". Câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.
Sách là kiến thức của con người đã được tích luỹ, chọn lọc, tổng hợp, là kho tàng vô tận chứa biết bao nhiêu điều có ích. Sách là những suy nghĩ, những ước mơ, hoài bão, những tình cảm mà con người muốn được cùng chia sẻ. Sách thật sự kỳ diệu và từ xa xưa, con người đã biết đến sự kỳ diệu đó.
Khi nền văn hoá chưa tiến bộ, máy in chưa ra đời, thậm chí cả giấy bút cũng chưa có, con người đã nghĩ ra một điều gì đó tương tự như "sách". Người Ai Cập cổ đại cũng dùng đất sét để ghi những lưu trữ cần thiết. Người Trung Quốc thì dùng mực viết lên các thẻ tre. Người Pháp thì lại dùng các tấm da dê... Đó chính là những hình thức đầu tiên của sách. Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của sách, họ cần sách để giữ lại những kinh nghiệm sống, những câu chuyện lịch sử... để truyền lại cho đời sau.
Ngày nay, khi nghề in đã vô cùng phát triển, hàng ngàn cuốn sách ra đời nhưng con người vẫn không mất đi hứng thú khi lật lại những trang sách cổ. Họ tìm tòi ý nghĩa của các hình vẽ, các loại chữ cổ để biết được thêm về đời sống ngày xưa. Bây giờ, ngôn ngữ của các nước khác nhau đều được mọi người biết đến, yêu thích và học hỏi; thì các cuốn sách lại càng được quý trọng. Không phải vì ngẫu nhiên mà một quyển sách lại được dịch ra nhiều thứ tiếng, đó là để mọi người hiểu nhau hơn, biết đến các tập tục, các kinh nghiệm... của nước bạn. Dường như sách đã vượt qua mọi không gian, mọi thời gian gắn kết mọi người với nhau.
Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới! Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tận. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.
Trên thực tế, có những trang sách được cả triệu triệu người biết đến. Đó là những trang sách của Galilê giúp con người hiểu biết thêm về trái đất. Sách của Đácuyn càng làm rõ hơn về các loài sinh vật, sách của Êđixơn nói vể các hiện tượng vậy lý, về bóng đèn, đầu xe hoả... mà sau này ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Sách của Mác, Lênin đã giúp cho con người nhận thức được tầm quan trọng của tự do, đã phần nào đóng góp trong những cuộc cách mạng nổ ra giành lại hòa bình dân tộc. Ta đọc thơ V. Hugô, Lý Bạch. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du... để biết được cuộc sống xưa kia và tâm tư tình cảm của tác giả. Đọc truyện cổ Grim, truyện cổ tích Anđécxen, truyện ngụ ngôn La Phôngten để thấy được cách suy nghĩ của con người đổng thời rút ra bài học quý giá.
Học sinh ngày nay, bạn đồng hành đi học là sách vật lý, sách văn học, sách toán, sách kỹ thuật... đủ để cho thấy sách không thể thiếu trong đời sống. Sách cho con người tri thức, sách là hành trang cho con người bước vào đời. Có sách vật lý thì học sinh mới biết đến Galilê, Ampe, biết được vận tốc, gia tốc, có sách địa lý mới biết được các nước trên thế giới. Có sách lịch sử mới biết được nguồn gốc con người... Niềm vui khi được đi học của mỗi học sinh đã cho thấy sách đã mở rộng những chân trời mới mà ai cũng muốn được khám phá.
Sách là ước mơ, là khát vọng của con người. Sách đã trả lời biết bao nhiêu câu hỏi: Ta là ai? Ta là gì? Ta có quan hệ gì với hàng triệu con người khác? Ta ước mơ gì? Ta có khát vọng gì? Sách nói lên mơ ước của con người, giúp người đọc hiểu được cái sai, cái đúng, biết được đâu là hạnh phúc, đâu là bất hạnh, chỉ dạy cho con người cách sống sao cho có nghĩa, dạy cho con người mơ ước đến những điều tốt đẹp hơn cho mình và cho cả cộng đồng.
Vậy là những cuốn sách đã rất có ích cho con người. Và điều mà M. Gorki muốn gửi gắm qua câu nói đó là hãy không ngừng đọc sách vì sách là kho báu vô cùng kỳ diệu của con người.
Trước khi đọc một cuôn sách ta phải quý trọng, nâng niu từng trang sách. Từ một cuốn sách bị quăn mép cho đến cả một tủ sách không bị quăn một cuốn nào đều là thái độ cùa người đọc với cuốn sách. Một con người mà không đọc sách hay không ham mê đọc sách là một điều không thể được, có những người biết đọc, biết viết thì lại không hề có hứng thú với những cuốn sách, còn những con người không biết đọc, biết viết thì lại nâng niu từng trang sách mà họ mơ ước sẽ đọc được. Đọc sách thì cũng phải biết tập trung, đừng đọc khi đầu còn đang suy nghĩ vẩn vơ về những thứ khác. Phải tập trung thì ta mới hiểu một cuốn sách. Đọc sách thì phải biết hành động theo sách chứ chỉ đọc thì hàng trăm, hàng nghìn cuốn cũng đều trở nên vô dụng. Ta thấy rằng đọc sách là một cách tự bồi dưỡng kiến thức, một thú vui tinh thần cho mọi người. Nhưng cũng cần lưu ý đến cách chọn sách. Phải chọn những cuốn sách tốt, sách hay, chớ nên đọc những cuốn sách xấu.
Thế nào là sách tốt? Đó là một cuốn sách có thể giúp con người hiểu biết thật đúng đắn về cuộc sống để chúng ta hiểu biết mà có thái độ yêu ghét đúng đắn. Những cuốn sách đó phải khiến con người gần lại với nhau hơn. Chúng ươm mầm cho những tài năng tương lai. Chúng nuôi dưỡng, khích lệ những khát vọng vô cùng cao thượng. Sách còn khiến cho tâm hồn con người ngày càng phong phú và trong sáng như bầu trời xanh ngắt không gợn mây. Đó mới là sách tốt.
Còn sách xấu? Những cuốn sách này đã đưa ra những lời lẽ xảo trá để con người không thể biết được cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Chúng đề cao dân tộc này nhưng lại bôi nhọ các dân tộc khác. Đó còn là những cuốn sách phản động, gây chia rẽ nội bộ trong một đất nước, một tập thể lớn. Như hồi kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Để lừa bịp dân chúng, những tên trùm đế quốc đã tung ra rất nhiều cuốn sách phản động gây mất lòng tin trong xã hội. Thừa cơ đó chúng có thể đục nước béo cò, bắt được những cán bộ cách mạng của ta. Vì vậy khi đọc những cuốn sách này, con người ta không hề tăng thêm sự hiểu biết mà chỉ tăng thêm lòng ghen ghét, đố kị lẫn nhau. Tâm hồn người đọc sẽ bị hoen ố bởi những điều độc hại được viết ra trong những cuốn sách này.
Sách là kiến thức, đọc sách là một cách bồi dưỡng kiến thức, một thú vui tinh thần, một việc mà ta nên làm. Nhưng không phải sách nào cũng đọc được, ta phải biết chọn sách cho phù hợp với mình, phải biết chọn sách tốt để đọc. Nếu chọn đúng loại sách, sách sẽ đem lại những điều ta cần biết, cần học hỏi, giúp ta sống đẹp hơn. Đọc sách là để rút ra những kinh nghiệm. Ngoài biết cách chọn sách, ta còn phải biết cách đọc. Vậy đọc như thế nào cho đúng? Đọc mà khòng biết vận dụng thì cũng chẳng có ích gì. Vì thế không chỉ đọc, ta còn phải biết ứng dụng những điều đó vào cuộc sống hàng ngày. Như thế đọc sách mới có ý nghĩa.
Lênin nói: "Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản". Sách đã trở thành vô cùng quan trọng đối với con người. Không có sách thì con người sẽ không có kiến thức, văn minh nhân loại sẽ lụi tàn. Sách có giá trị to lớn và gắn liền với sự phát triển của đời sống hàng ngày.
3 , Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.
"Cha sinh mẹ dưỡng", nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đà phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm được. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng. Nóc nhà che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội "trọng nam khinh nữ" xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay cũng vô cùng quan trọng.
Công lao sinh dưỡng của mẹ lại càng to lớn: "Nghĩa mẹ như mức trong nguồn chảy ra". Đây là một hình ảnh so sánh rất đẹp, rất hay. Bởi lẽ, nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hy sinh của mẹ dành cho con.
Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng: Nuôi con cho được vuông tròn / Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong”. Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ: "Một lòng thờ mẹ kính cha / Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: Chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ; Chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ "hiếu", dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.
Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao từ mấy nghìn năm trước nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.
Có lẽ ai cũng có một loài cây mình yêu quý. Riêng tôi, tôi luôn nhớ về cây bưởi ở góc sân nhà tôi thời thơ ấu.
Không biết cây bưởi có từ khi nào. Khi tôi lớn lên nó đã toả bóng um tùm che kín một góc sân. Đó là cây bưởi do bố tôi trồng, mẹ tôi nói vậy. Nó thuộc giống bưởi đào, ăn rất ngọt và ngon. Mỗi mùa xuân về, nó lại ra rất nhiều hoa. Từng chùm hoa trắng tinh, thơm ngát. Mùi hương hoa tràn ngập khắp không gian gọi bao ong bướm về làm mật. Mẹ và chị tôi thường lấy hoa ướp nước gội đầu, còn tôi thì mỗi buổi sáng lại thêm một việc là quét sạch những cánh hoa rụng dưới sân. Nhưng tôi không bao giờ oán trách cây khiến tôi thêm việc. Rồi cũng hết những ngày hoa rụng vì hoa đã kết quả. Những quả nhỏ li ti cứ lớn dần, lớn dần theo năm tháng. Tháng sáu, tháng bảy quả treo trĩu cành ai trông cũng thích. Bọn trẻ trong xóm thường bảo tôi về lấy trộm bưởi ra bờ đê để bổ. Cây bưởi đã gắn liền với tuổi thơ của tôi giấu bố trộm bưởi cho bạn bè. Cả lũ thường len lén dưới gốc bưởi đợi tôi lấy sào chọc một quả rơi đánh bộp rồi ù té chạy ra bờ đê. Bố tôi biết nhưng không mắng. Hôm sau bố chỉ bảo: “Bưởi còn bé thế mà con đã lấy cho bạn ăn à?”. Từ tháng 8 âm lịch trở đi bưởi ăn mới ngon. Đến Tết Trung thu bố tôi thường lấy bưởi bày cỗ cúng tổ tiên rồi cho chúng tôi ăn. Và năm nào bố cũng dành cho tôi mấy quả phá cỗ với bạn bè. Tôi rất tự hào vì bưởi nhà tôi ngon ngọt hơn bưởi nhà các bạn khác. Vào tháng mười phải đi gặt, đạp lúa mệt nhọc, lúc đó được ăn một múi bưởi thôi ai cũng tỉnh cả người. Hồi đó hoa quả còn rất quí hiếm. Năm nào nhà tôi cũng để dành đến Tết vài chục quả bưởi. Sắp đến tết, bưởi chín vàng ươm, mẹ tôi thường hái hết bưởi xuống, bôi vôi vào cuống bưởi cho khỏi bị thối rồi mang đi chợ bán mua sắm quần áo mới cho chúng tôi.
Ngày bố tôi đi xa không được bao lâu thì cây bưởi cũng bị sâu rồi chết. Mẹ tôi và mọi người đều rất tiếc, anh tôi đã trồng một cây bưởi khác nhưng cả nhà tôi chẳng ai quên được nó.
Trước sân nhà em có trồng một cây bưởi rất to và đẹp. Chẳng ai biết cây bưởi đã bao nhiêu tuổi, mà tán lá xum xuê đến thế. Chỉ biết, khi gia đình em dọn về đây sống, thì cây bưởi đã tươi tốt ở đó rồi.
Cây bưởi cao chừng phải hơn năm mét, vì nó còn cao hơn cái mái nhà của em. Thân cây to chắc nịch, chừng bằng một người trưởng thành. Riêng phần gốc thì còn to hơn nữa. Từ cách mặt đất khoảng gần hai mét, các cành con cành mẹ bắt đầu thi nhau tỏa ra. Cành to thì chừng cái bắp chân, cành nhỏ đến cũng phải bằng cái cổ tay. Từ các cành, các nhánh, lá tỏa ra xanh um. Lá bưởi hình như quả bầu, dày hơn lá mít một chút, màu xanh sẫm. Đặc biệt, nếu ngắt, hay vò nát thì nó tỏa ra mùi hương rất thơm, thanh thanh, dễ chịu hơn cả lá chanh nữa.
Nhắc đến cây bưởi, thì đương nhiên phải nói đến quả bưởi rồi. Sau những mùa hoa trắng muốt, thơm lừng, cây bưởi sẽ kết trái. Với kích thước đồ sộ, cây bưởi nhà em mỗi mùa cho ra nhiều trái lắm. Vừa ăn, vừa cho cũng chẳng xuể. Thường những trái trên cao sẽ để cho tự rụng. Những trái bưởi ấy to nhất thì cũng chỉ như một quả dừa, nhưng mà vỏ mỏng, múi to, đều lại mọng nước, ngọt thanh. Ăn đứt những giống bưởi siêu to ngoài chợ. Cái cảm giác nhìn những chùm bưởi xanh to như nắm tay từ từ lớn lên, chuyển vàng nặng đến trĩu cả cành xuống thú vị vô cùng.
Em rất yêu cây bưởi trước vườn. Hình ảnh cây bưởi ấy lúc lỉu những cành sai trở thành bức tranh không thể thiếu được trong khu vườn nhà em.
i'm sorry she's looking forward
bạn nên tìm một đoạn thơ có ý cảm nhận nhiều thì mới làm đc 1 trang :)