Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giải
Số công nhân còn lại là :
30 - 5 = 25 ( công nhân )
Tổng diện tích phải sơn của tòa nhà là :
60 . 25 = 1500 ( m2 )
Đ/S : 1500 m2
Truyện Thạch Sanh là một câu truyện cổ tích thần kỳ, hấp dẫn. Những kịch tính, cao trào được đẩy lên đều xoay quanh Thạch Sanh – đại diện cho vai chính diện với Lý Thông – một tên phản diện độc ác vô cùng. Lý Thông là hình tượng nhân vật giúp câu truyện trở nên hấp dẫn, kịch tính hơn.
Lý Thông là một tên nấu rượu và buôn rượu. Tên này vô cùng mưu mô, nham hiểm, xảo quyệt, dẫm đạp lên người khác để lấy lợi ích cho mình. Hắn gặp Thạch Sanh khi chàng đang gánh củi về gốc đa. Thấy Sanh khỏe mạnh, lại hiền lành, cô độc, hắn liền nảy ra ý định lợi dụng. Hắn mời Thạch Sanh về nhà ở cùng và kết nghĩa anh em.
Khi tới phiên hắn đi nộp mạng cho chằn tinh. Kẻ nhát gan này đã đánh lừa Thạch Sanh để chàng đi thế mạng. Chi tiết này chứng tỏ sự hèn nhát, đùn đẩy trách nhiệm của hắn. Một con người có thể hãm hại người khác để mình có thể sống. Nhưng hắn không ngờ, Thạch Sanh lại có thể sống sót trở về và giết được cả chằn tinh. Con người nhát gan ấy lại nghĩ ra một kế khác, hòng chiếm hết công lao của Thạch Sanh. Bộ mặt xấu xa của hắn được thể hiện rõ nét khi hắn “giả nhân giả nghĩa” “nhận tội” giết chằn tinh thay cho Thạch Sanh, mọi hậu quả hắn sẽ chịu hết. Và thế là, Lý Thông mang nộp đầu chằn tinh, được nhà vua trọng thưởng phong cho làm quận công. Lòng tham vô đáy, vì danh lợi mà mờ mắt bán đứng anh em, tên bán rượu đã chấp nhận đánh đổi lương tâm của mình để có được vinh hoa phú quý.
Và cứ thế, tội ác nối tiếp tội ác, hắn lại một lần nữa nhận lấy công lao của Thạch Sanh để có thể làm phò mã. Hắn tự nhận đã giết đại bàng và cứu được công chúa từ móng vuốt của đại bàng. Con người Lý Thông một lần nữa bị căm hận hơn khi hắn nhẫn tâm sai quân lính lấy đá lấp hang để hòng giết được Thạch Sanh sau khi đã cứu được công chúa. Rồi mọi vinh hoa một tay hắn hưởng hết. Càng ngày hắn càng lún sâu vào tội ác. Hắn đã bán linh hồn cho quỷ dữ để đạt được những gì hắn mong muốn.
Mọi chuyện sẽ trở nên êm đẹp cho tên lòng lang dạ thú này nếu không có tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh vạch trần tội ác của hắn. Tiếng đàn thần là một yếu tố hoang đường kỳ diệu tạo nên sức mạnh hấp dẫn của câu truyện cổ tích này. Nó mang ý nghĩa như một sức mạnh công lý. Đó cũng là một yếu tố mà người xưa muốn chứng tỏ “ở hiền gặp lành”, “gieo nhân nào gặp quả nấy”.
Cái kết của câu truyện thật khiến cho người đọc hài lòng. Mẹ con Lý Thông bị tước chức, đuổi về quê. Nhưng cho dù có được tha thứ như vậy, thì ông trời cũng không thể tha cho tội ác tày đình của họ. trên đường về, mẹ con Lý Thông đã bị sét đánh chết và biết thành bọ hung. Thật xứng đáng!
Dù mưu có sâu, kế có rộng đến đâu thì tội ác vẫn là tội ác. Lý Thông cuối cùng cũng đã bị trừng trị. Tên Lý Thông đáng bị người đời phỉ nhổ, đáng bị trừng trị.
Nguồn: https://vanmauphothong.com/phan-h-nhan-vat-ly-thong-trong-truyen-thach-sanh/#ixzz5GZC3TFIF
Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài học đường đời đầu tiên:
- Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm tìgoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
- Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
- Đã thanh niên rồi mủ cánh chỉ ngắn cùn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi-lê.
- Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.
- Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất
* Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Sông nước Cà Mau.
- Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
- Ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ.
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch
- Trông hai bên bờ, từng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
- - Tdung thì mk ko bt nha
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
học tốt
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Tham khảo:
Trong tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa”, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng thành công hình ảnh cậu bé Sơn mang trong mình tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương. Sơn sinh ra trong một gia đình hạnh phúc và đủ đầy. Em là một em bé ngoan, sống cuộc sống ấm no và được mẹ yêu thương hết mực. Một đứa trẻ thật khó để nhận thức và hiểu được những thiếu thốn của người khác, đặc biệt là đứa trẻ được sống trong nhung lụa như Sơn. Thế nhưng em đã hiểu và thương cho những bạn trẻ bất hạnh trong cuộc sống. Sơn là một em bé rất giàu tình cảm, Sơn đối với em gái đầy tình thương. Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá”. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Sơn còn là một em bé giàu tình yêu thương. Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn thì Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế mới thấy chị em Sơn đến, chúng nó “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Trời lạnh mà chúng nó vẫn “ăn mặc không khác ngày thường, vần những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ”, và “môi chúng nó tím lại…”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Mỗi lần làn gió lạnh thổi qua, các bạn nhỏ của Sơn “lại run lên” và “hai hàm răng đập vào nhau”. Biết quan tâm tới đồng loại, biết san sẻ, cảm thông với bạn bè chỉ có ở những trái tim nhân ái, những tấm lòng nhân hậu. Sơn đã chơi, đã sống với bạn bằng trái tim nhân ái, bằng tấm lòng nhân hậu như thế!
Cảm mơn bn nhìu