Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cử chỉ | 2 con mắt long lanh chằm chặp nhìn tôi |
lời nói |
mày có muốn vào thanh hoá chơi với mẹ mày không? sao lại không vào mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu mày dại quá cứ vào đi tao chạy cho tiền tàu . vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ tươi cười nhìn hồng và kể về hoàn cảnh của mẹ hồng : "có 1 người họ nội ... cho con bú bên rổ bóng đèn" |
|
bé hồng nhận ra lời nói và ý nghĩ cay đọc trong nụ cười và nét mặt raats kịch của bà cô , hiểu được rằng khi nhắc đến mẹ cô chỉ có ý muốn deo dắt những hoài khi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ . đau đớn thương mẹ khi nghe 2 tiếng em bé ngân dài ra thật ngọt thật rõ . căm tức những cổ tục đày đoạ mẹ
xin lỗi mk chỉ giải được thế thui chúc bn thành công
Em tham khảo:
Những lời giả dối cay độc của bà cô xúc phạm tới mẹ Hồng thể hiện ở:
- Lời hỏi lần thứ nhất: “Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?... Nét mặt khi cười rất kịch, giọng nói rất cay độc. => Gợi dậy nỗi đau của chú bé, để nói xấu về người mẹ.
- Lời hỏi thứ hai: “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?” => Mỉa mai, chế giễu mẹ cậu bé, dù biết rằng mẹ cậu rất nghèo khổ nhưng vẫn cố tình nói mỉa.
- Lời nói lần thứ ba: “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé chứ!”
=> Nhận xét:
Những câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười “rất kịch” của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu. Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót. Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: “Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.
Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ. Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”. Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả. Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve. Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào. Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa… Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng
cha mẹ là người yêu ta nhất,bổn p của con cái:
-yêu mến cha mẹ,bt vâng lời.
ko cãi ngang cãi dọc khi mk sai
lm cho cha mẹ vui,đửng lúc nào cx game lm cha mẹ buồn
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.
Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».
Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.
Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.
Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».
Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.
Tham khảo:
DIỄN DỊCH:
"Trong lòng mẹ" trích "Những thời thơ ấu" của Nguyên Hồng là một bài ca về tình mẫu tử bất diệt. Tại sao lại nói như vậy? Nhìn nhận sâu xa trong thời kì những năm 1930-1945 là thời kì mà cái "khái niệm" "Trọng nam khinh nữ" đặt nặng nhất. Người phụ nữ không được đi lấy chồng khác, ai đi lấy chồng khác thì bị thả trôi sông, cạo đầu bôi vôi,.. thoát nạn được là quá giỏi. Nhìn lại những gì trong văn bản, người phụ nữ - mẹ của bé Hồng đi lấy chồng khác, chịu những thành kiến "thối nát" của xã hội, tiêu biểu là bà cô của bé Hồng, bà mang ra nhiều thứ để nói, cố làm bé Hồng buồn. Bà ấy không tha cả một đứa con nít, không nghĩ đến cảm nhận của cháu mình, giả vờ tốt bụng mà như đâm một vạt dao vậy, bà ta có cay nghiệt trong ẩn ý khiến bé Hồng phải ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng, tình mẫu tử luôn cao quý và thiêng liêng, đâu chỉ một hai lời nói "cay nghiệt" của một con người mà chia cắt được, bé Hồng không những không trách móc, ghét thù mẹ mình mà càng yêu quý mẹ nhiều, trong suy nghĩ mới "trưởng thành" chỉ nghĩ "Tại sao xã hội đầy rẫy bất công lại đặt ra thành kiến cho người phụ nữ như vậy?". Rồi khi gặp được mẹ, bé Hồng cảm động, như bao đứa trẻ khác, sà vào lòng mẹ, tựa vào bầu sữa ấm áp của mẹ, mẹ của bé Hồng cũng thế, âu yếm, yêu thương con hết mực. Nhìn lại như thế, ta thấy được tình mẫu tử nào dễ dập tắt, hỏi thử chăng đây phải chăng là một bài ca?
QUY NẠP:
Về số phận, Hồng được sinh ra trong một cuộc hôn nhân không có tình yêu. Bố cậu mất sớm, mẹ thì bỏ đi tha hương cầu thực, cậu phải sống với gia đình nhà nội luôn ghẻ lạnh mình. Từ đó, ta có thể thấy được cuộc sống thiếu thốn tình thương của cậu. Chẳng những thế, cậu còn có một người cô vô cùng ác độc. Điều này được thể hiện qua cuộc đối thoại giữa cậu và người cô. Người cô liên tục gieo rắc vào đầu Hồng những điều xấu xa về mẹ, cũng như gợi ra những nỗi đau khiến cho cậu tổn thương đến bật khóc. Thứ hai, người đọc còn thấy được tình yêu thương mẹ của bé Hồng. Nói chuyện với người cô, dù cho những giọt nước mắt có rơi xuống thì đó là những giọt nước mắt nhớ mẹ, thương mẹ và tủi thân của cậu bé. Cậu không chỉ khẳng định “nhưng đời nào tôi để những rắp tâm tanh bẩn đó làm xấu đi hình ảnh của mẹ” mà còn ước ao những hủ tục làm cho mẹ mình khổ trở thành vật hữu hình để có thể phá hủy chúng. Những động từ mạnh đã thể hiện được tình yêu thương mẹ và mong muốn bảo vệ mẹ của cậu bé. Tiếp theo, tình cảm thương yêu mẹ của nhân vật Hồng còn được thể hiện ở cuộc hội ngộ đầy xúc động. Khi thấy người có bóng giống mẹ mình, ngay lập tức như bản năng, cậu lập tức đuổi theo và gọi bối rối bằng giọng ngập tràn xúc động. Ta có thể thấy được tình yêu đối với mẹ luôn thường trực đến nỗi cậu đã xúc động, rồi gọi và đuổi theo mẹ trong bối rối, xúc động vỡ òa lẫn lộn. Sau đó, cảm xúc của cậu bé đó là sự tủi cực, xót xa khi đó đúng là người mẹ của mình. Tình yêu thương quá lớn dành mẹ và cuộc hội ngộ bất ngờ ấy đã khiến cho cảm xúc của cậu trở thành sự tủi cực, xót xa cho những tháng ngày không được ở bên mẹ. Hình ảnh so sánh đặc sắc “khác gì cái ảo ảnh….sa mạc” đã thể hiện một cách chân thực và sinh động tình yêu, nỗi nhớ nhung và khát khao được gặp mẹ tột cùng của cậu bé Hồng. Đó là sự khát khao tình yêu thương, được ở bên mẹ của cậu, tựa như người đi trên sa mạc khát khao nguồn nước. Sự đau khổ bấy lâu nay của cậu đã trào dâng thành nước mắt trong lòng mẹ. Sau đó, cậu bé Hồng đã được tận hưởng cảm giác hạnh phúc và sung sướng vô cùng khi được gặp lại mẹ. Tóm lại, cậu bé Hồng đã được miêu tả vô cùng chân thực và sinh động về số phận và tình yêu thương dành cho mẹ của cậu.
Nhân vật người cô tuy không xuất hiện nhiều trong đoạn trích nhưng là nhân vật để lại nhiều ấn tượng và suy nghĩ cho người đọc. Nét nổi bật của con người này là sự tàn nhẫn, độc ác.
help meeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee