Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình cảm thật đặc biệt. Những biểu hiện của tình ấy ở ông Hai cũng rất đặc biệt: ông say mê kể về làng, luôn khoe làng mình, tự hào với cái làng chợ Dầu của mình về nhiều mặt. Tình cảm ấy càng được bộc lộ tha thiết, nhiệt thành khi ông phải xa làng đi tản cư. Ông tự hào về làng mình giàu đẹp: “ nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng, cuối xóm, bùn không dính đến gót chân” . Hồi trước Cách mạng, ông còn khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc người làng ông. Sau Cách mạng, ông lại tự hào về những cái khác, đó là phong trào cách mạng của làng rất sôi nổi, rất có khí thế, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân vào các đoàn thể cứu quốc. Ông còn khoe về “ cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy” . Ông nói chuyện về cái làng của mình một cách say mê náo nức lạ thường: “ Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động” . Ông tình nguyện hăng hái ở lại làng cùng đội du kích chiến đấu. Đến khi vì hoàn cảnh gia đình phải đi tản cư, ông khổ tâm, day dứt, nhớ làng, nhớ anh em đồng chí ở lại làng. Tác giả đã diễn tả một tình cảm, một nét tâm lí quen thuộc và truyền thống của người nông dân: tình cảm gắn bó với làng quê và tự hào về quê hương mình. Cái tâm lí tự hào về làng quê ở người nông dân có lúc đẩy lên thành một thứ tâm lí địa phương hẹp hòi, ở ông Hai phần nào nhiễm cái tâm lí ấy. Nhưng chính cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy ở những người nông dân tình cảm yêu nước rộng lớn , hoà nhập thốg nhất tình cảm làng quê vào tình cảm rộng lớn ấy. Ở ông hai, tình cảm yêu làng là thống nhất với lòng yêu nước, với tinh thần kháng chiến .
Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình cảm thật đặc biệt. Những biểu hiện của tình ấy ở ông Hai cũng rất đặc biệt: ông say mê kể về làng, luôn khoe làng mình, tự hào với cái làng chợ Dầu của mình về nhiều mặt. Tình cảm ấy càng được bộc lộ tha thiết, nhiệt thành khi ông phải xa làng đi tản cư. Ông tự hào về làng mình giàu đẹp: “ nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng, cuối xóm, bùn không dính đến gót chân” . Hồi trước Cách mạng, ông còn khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc người làng ông. Sau Cách mạng, ông lại tự hào về những cái khác, đó là phong trào cách mạng của làng rất sôi nổi, rất có khí thế, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân vào các đoàn thể cứu quốc. Ông còn khoe về “ cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy” . Ông nói chuyện về cái làng của mình một cách say mê náo nức lạ thường: “ Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động” . Ông tình nguyện hăng hái ở lại làng cùng đội du kích chiến đấu. Đến khi vì hoàn cảnh gia đình phải đi tản cư, ông khổ tâm, day dứt, nhớ làng, nhớ anh em đồng chí ở lại làng. Tác giả đã diễn tả một tình cảm, một nét tâm lí quen thuộc và truyền thống của người nông dân: tình cảm gắn bó với làng quê và tự hào về quê hương mình. Cái tâm lí tự hào về làng quê ở người nông dân có lúc đẩy lên thành một thứ tâm lí địa phương hẹp hòi, ở ông Hai phần nào nhiễm cái tâm lí ấy. Nhưng chính cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy ở những người nông dân tình cảm yêu nước rộng lớn , hoà nhập thốg nhất tình cảm làng quê vào tình cảm rộng lớn ấy. Ở ông hai, tình cảm yêu làng là thống nhất với lòng yêu nước, với tinh thần kháng chiến .
mình làm vầy dc ko m.n
câu 1: Trong cuộc đời con người ai chẳng mơ ước sự thành công nhưng con đường đến thành công đâu phải là thảm hoa hồng rực rỡ. Để đạt được điều đó cần phải có một sự cố gắng, nỗ lực khẳng định mình nhưng đồng thời cũng phải biết chế ngự bản thân mình trước mọi cám dỗ của cuộc sống. Tôi rất thích một câu nói “ Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã”.
Vậy những nỗ lực khẳng định mình là gì ? Đó chính là ý chí của con người trong cuộc sống. Nếu muốn thành công trước hết con người phải có một ý chí, một quyết tâm cao độ trước mục tiêu của mình. Nếu không có ý chí, con người sẽ chẳng thể làm được điều gì. Nhưng nếu chỉ có ý chí thôi thì cũng chưa đủ. Con người còn cần phải có một lý trí tỉnh táo, sáng suốt để chế ngự bản thân mình. Bởi cuộc sống vô vàn những cạm bẫy, những cám dỗ. Nếu không tỉnh táo con người dễ bị vấp ngã, dễ bị thất bại.
Tôi đã từng được nghe câu chuyện về một cậu bé nghèo khổ với bài văn viết về mơ ước của mình. Cậu đã nhận điểm kém cộng lời phê của thầy giáo về ước mơ viển vông, thiếu thực tế khi cậu muốn trở thành một chủ trang trại nuôi cừu. Với ý chí quyết tâm của mình, cậu đã biến ước mơ đó thành sự thật. Cậu đã trở thành một chủ trang trại rộng lớn với những đồng cỏ, những đàn cừu của mình trong sự ngạc nhiên, thán phục của người thầy và mọi người. Ý chí của cậu bé nghèo khổ đó thật khiến chúng ta khâm phục . Hay câu chuyện về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí – bị liệt cả hai tay nhưng vẫn quyết tâm nỗ lực đến trường. Nguyễn Ngọc Kí không chỉ viết được rất đẹp bằng đôi chân mà còn làm được rất nhiều việc có ích khác trong cuộc sống. Nếu không có ý chí làm sao Nguyễn Ngọc Kí có thể làm được điều đó? Trong cuộc sống còn biết bao những tấm gương về ý chí khiến chúng ta phải cảm phục như những bạn học sinh nghèo đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của mình để học tập tốt. Nhiều bạn đã thi đỗ vào các trường đại học, thậm chí trở thành thủ khoa…Thật đáng ngưỡng mộ!
Nhưng thực tế cũng cho thấy con người nếu không tỉnh táo chế ngự bản thân thì rất dễ vấp ngã. Đã có bao nhiêu người chỉ vì một phút thiếu suy nghĩ đã phải trả những cái giá quá đắt cho cuộc đời. Những bạn trẻ lỡ đi vào con đường nghiện ngập, game hay ma túy, rượu chè. Những hành động khiến cho con người phải suốt đời sống trong dày vò tội lỗi. Tất cả đều bắt đầu từ việc không tỉnh táo chế ngự bản thân. Con người luôn phải cố gắng để khẳng định mình nhưng sự khẳng định đó phải phù hợp với các chuẩn mực về đạo đức, văn hóa và pháp luật của xã hội chứ không phải là sự khẳng định mình bằng mọi giá. Việc cố gắng khẳng định mình là một nhu cầu của con người, nhất là con người trong đời sống hiện đại. Nếu không tự khẳng định mình bạn sẽ chẳng bao giờ thành công. Nhưng quan trọng hơn cả là chúng ta hãy hoàn thiện nhân cách của mình bằng một ý chí mạnh mẽ và cả một lí trí sáng suốt tỉnh táo.
Câu nói: Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã quả là một lời khuyên hữu ích cho mỗi chúng ta nhất là với thế hệ trẻ- Những con người đang cố gắng nỗ lực khẳng định mình nhưng cũng còn rất bồng bột thiếu lí trí. Hãy rèn luyện cho mình một ý chí kiên cường, mạnh mẽ để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống nhưng cũng cần phải có một lý trí tỉnh táo để làm chủ bản thân mình trong mọi hoàn cảnh. Nếu bạn thực sự đã có một ý chí mạnh mẽ và một lý trí sáng suốt thì chắc chắn con đường phía trước của bạn dù thế nào đi chăng nữa tôi tin bạn cũng sẽ thành công!
câu 2 mình ko bik làm, mong mấy bạn giúp đỡ!!!! cần gấp
Vũ nương tên là Vũ Thị Thiết là người con gái Nam Xương quê ở Nam Xương ,tính đã thùy mị ,nết na lại thêm tư dung tốt đẹp .
-Trương Sinh đem hơn trăm lạng vàng đến cưới nàng về làm vợ
# H
Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm:
- Đang tâm hãm hại người tội nghiệp trong cơn hoạn nạn, cậy nhờ sự giúp đỡ của Trịnh Hâm mà bị hắn lừa gạt
+ Lục Vân Tiên đã bị mù, tiền bạc hết
- Phản bội lại bạn bè, lời hứa của bản thân (đưa Lục Vân Tiên về quê nhà)
→ Hành động Trịnh Sâm, bất nhân bất nghĩa, gian ngoan, xảo quyệt vì lòng ganh ghét, đố kị với tài năng Lục Vân Tiên
Lòng ghen ghét ngấm sâu vào trở thành bản chất của Trịnh Hâm
- Đoạn thơ tự sự đặc sắc, tình tiết truyện hợp lí, diễn biến hành động phù hợp với sự toan tính rất thâm độc của Trịnh Hâm
a, Dế Mèn- nhân vật kể chuyện xưng “tôi”
- Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: ban đầu là anh- chú mày, về sau là tôi - anh
- Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: ban đầu là em – anh , về sau tôi - anh
Trong đoạn (1), hai nhân vật rất khác nhau, xưng hô hô vị thế kẻ mạnh, kiêu căng, hách dịch với kẻ yếu
- Đoạn (2) có sự thay đổi tình huống, vị thế giao tiếp. Dế Choắt - Dế mèn xưng hô bình đẳng như những người bạn
I. Mở bài: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” phản ảnh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi quyền quý của tác giả.
II. Thân bài:
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:
* Quang cảnh trong phủ chúa:
- Con đường vào phủ: Qua nhiều lần cửa…hành lang quanh co… ở mổi cửa đều có vệ sĩ canh gác…có “điếm” “hậu mã quân túc trực” …“cây cối um tùm....”
- Cách bài trí, trang trí: Nhà đại đường, quyển bồng, gác tía với kiệu son võng diều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng ...
- Căn phòng nơi Trịnh Cán và Trịnh Sâm ở phải đi qua 5,6 lần trướng gấm. Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng ... xung quanh người hầu đứng hầu hai bên.
=> Cảnh phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẩy, không đâu sánh bằng, biểu hiện một đời sống xa hoa, cầu kì khác với cuộc sống bình thường. Khung cảnh vàng son song tù hãm, thiếu sinh khí và ngột ngạt.
* Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:
- Đi vào phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ.
- Guồng máy phục vụ đông đúc, nhộn nhịp:
+ Khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì có “tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường” và “cáng chạy như ngựa lồng”.
+ Trong phủ chúa “Người giữ cửa truyền bá rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”.
+ Các danh y nổi tiếng ở 6 cung, 2 viện ngày đêm túc trực, sẵn sàng chờ lệnh.
+ Chúa Trịnh luôn luôn có “phi tần chầu chực” xung quanh.
+ Người hầu và cung nhân xúm xít đứng xung quanh.
- Cách xưng hô: kính cẩn, lễ phép “Thánh thượng”, “Đông cung thế tử”
- Không khí khám bệnh cho thế tử:
+ Khẩn trương, vội vàng: Lê Hữu Trác được đón, rước bằng kiệu mà “cáng chạy như ngựa lồng”.
+ Thủ tục rườm rà, nghiêm ngặt, phải hết sức kính cẩn: Thế tử bị bệnh có đến 7,8 thầy thuốc phục dịch. Khi vào xem bệnh, tác giả - một cụ già - phải quỳ lạy thế tử - một đứa trẻ. Muốn xem thân hình của thế tử phải có một viên quan nội thành đến xin phép được cởi áo cho thế tử. Khám xong phải lạy 4 lạy mới được ra về.
=> Qua đóm ta thấy được quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.
2. Thái độ, tâm trạng của tác giả:
a/ Khi bước chân vào phủ chúa:
- Thái độ mỉa mai, phê phán:
+ Thể hiện gián tiếp qua việc tái hiện bức tranh phủ chúa: xa hoa cực độ, uy quyền và sự lộng quyền của nhà chúa.
+ Lời bình, lời nhận xét của tác giả: “…tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”, “những đồ đạc nhân gian chưa từng có”, “cả trời Nam sang nhất là đây”,…
b/ Khi khám, chữa bệnh cho thế tử:
- Thái độ của tác giả:
+ Mỉa mai, phê phán đám thầy thuốc thiếu năng lực, thiếu bản lĩnh không dám nói ra căn bệnh của thế tử.
+ Cách luận giải bệnh của tác giả: do cuộc sống thừa mứa về vật chất, ăn quá no, mặc quá ấm làm tạng phủ yếu đi, trong khi đó cuộc sống lại quá tối tăm, tù túng, ngột ngạt, thiếu khí trời.
-> Phê phán cuộc sống trong phủ chúa.
- Tâm trạng của tác giả khi bắt bệnh:
+ Bắt bệnh xong thấy khó xử: tin vào khả năng chữa bệnh của mình nhưng sợ bị danh lợi ràng buộc, không tiếp tục cuộc sống tự do tự tại, ẩn dật mà ông yêu thích được nữa; nếu không chữa sẽ không đúng với lương tâm người thầy thuốc.
+ Quyết định: làm theo đúng lương tâm người thầy thuốc.
=> Con người Lê Hữu Trác: một lương y có tay nghề cao và tâm sáng; cốt cách thanh cao, coi thường danh lợi; một nhà văn tài hoa với nghệ thuật viết kí sự cao tay, hấp dẫn.
III. Kết bài: Đoạn trích đã tả lại cảnh cuộc sống sa hoa nơi phủ chúa đồng thời nêu lên thái độ coi thường danh lợi của tác giả.