Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Anh
- Kinh tế:
- Phát triển chậm, đứng thứ ba thế giới
- Đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ty độc quyền.
- Chính trị:
- Chế độ quân chủ lập hiến, Đảng tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
=> Chủ nghĩa đế quốc Anh: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
- Đối ngoại :
- Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa .
- Đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn : thuộc địa có khắp nơi Niu Di lân, Ô x trây lia , An Độ , Ai Cập, Xu đăng , Nam Phi, Ca na đa …., nên gọi là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” .
2. Pháp
- Kinh tế:
- Đứng vị trí thứ 4 thế giới
- Đầu thế kỉ XX, các công ty độc quyền xuất hiện chi phối nền kinh tế Pháp
- Chính trị:
- Nền cộng hòa thứ III.
- Thi hành chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.
=> Chủ nghĩa đế quốc Pháp “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
- Đối ngoại :
- Tăng cường xâm lược thuộc địa :hạng nhì thế giới , bằng 1/3 diện tích thuộc địa Anh
- An giê ri, Tuy ni di, Ma rốc , Ma đa ga xca; Việt Nam , Lào , Cam pu chia
3. Đức
- Kinh tế:
- Đứng đầu châu Âu, đứng thế hai thế giới
- Các công ty độc quyền ra đời chi phối kinh tế Đức.
- Chính trị:
- Quân chủ lập hiến, theo liên bang
- Thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại, phản động
=> Chủ nghĩa đế quốc Đức “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
4. Mĩ
- Kinh tế:
- Sản xuất công nghiệp đứng đầu thế giới
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các công ty độc quyền khổng lồ ra đời.
=> Mĩ chuyển sang giai đoạn đế quốc
- Chính trị:
- Đề cao vai trò tổng thống, do hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền.
- Tăng cường bành trướng, tranh giành thuộc địa.
Chúc bạn học tốt ^^
Kinh tế
Anh : Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX công nghiệp phát triển chậm lại từ thứ 1 xuống thứ 3
Pháp : Do hậu quả chiến tranh Pháp - Phổ công nghiệp của Pháp phát triển chậm lại
Từ thứ 2 xuống thứ 4 (sau Mĩ ,Đức ,Anh)
Đức : Phát triển rất nhanh hình thành các công ti độc quyền
Mĩ : phát triển mạnh nhất , từ vị trí thứ 4 nhảy vọt lên đứng đầu thế giới
Chúc bạn học tốt 😋
- Đặc điểm chung nổi bật:
+ Có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
+ Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội.
+ Các nước đều tăng cường xâm lược thuộc địa, mở rộng thị trường tiêu thụ,…
*Phân biệt:
Anh: chủ nghĩa đế quốc thực dân
Pháp: chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
Đức: chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến
Mĩ: là xứ sở của những ông vua công nghiệp
- Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trừ Xiêm (Thái Lan), các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc.
- Các nước đế quốc đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa dã mãn.
- Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành chính quyền dưới nhiều hình thức chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc.
- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này.
Tham khảo
Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu XX:
- Từ khi bị thực dân phương Tây xâm lược, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã bùng nổ mạnh mẽ, liên tục và rộng khắp.
+ Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a. Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản ra đời.
+ Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc Cách mạng 1896-1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị Mĩ thôn tính.
+ Ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866-1867).
+ Ở Lào, năm 1901 nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-vẹn, lan sang cả Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.
+ Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần Vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, mà tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913).
- Các phong trào lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai cho đế quốc, các cuộc đấu tranh lại thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, không có đường lối đấu tranh.
Là đại cách mạng vì có ý nghĩa hết sức to lớn, là cuộc đại CMTS triệt để nhất:
- Lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển. Quần chúng nhân dân là lực lượng chính đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
- Lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển. Quần chúng nhân dân là lực lượng chính đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
- Là cuộc cách mạng triệt để nhất, xứng đáng là một cuộc đại cách mạng cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân thế giới chống lại chế độ phong kiến và thực dân.