Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo ở đây:
https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem?id=186281964989&q=H%C3%A3y+vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+quy+n%E1%BA%A1p:Ph%C3%A2n+t%C3%ADch+b%C3%A0i+th%C6%A1+%22Ng%E1%BA%AFm+Tr%C4%83ng%22+v%E1%BB%9Bi+ch%E1%BB%A7+%C4%91%E1%BB%81:B%C3%A1c+H%E1%BB%93+r%E1%BA%A5t+y%C3%AAu+thi%C3%AAn+nhi%C3%AAn
tham khảo
Có thể nói hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng bình dị, tươi mới. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu đằm thắm, tha thiết. Qua đó thể hiện phong thái ung dung, tự tại của Người.Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn. Đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy.Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người.Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.
Qua bài thơ "tức cảnh pác bó" đã cho ta thấy được Bác là một con người có tinh thần lạc quan và ung dung,hòa mình vào thiên nhiên.Bài thơ"tức cảnh pác bó" nói lại hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn,thiếu thốn của Bác.Mỗi ngày ở trong hang chỉ ăn cháo ngô với rau măng để sống qua ngày.Trời ở bắc lúc bấy giừo vô cùng rét nhưng Bác vẫn ở trong hang ẩm ướt để chốn địch,tuy thiếu thốn nhưng không làm Bác bận lòng. Bác vẫn ung dung, lạc quan, dành trọn tâm huyết để lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam lên một tầm đỉnh cao.Nên cho dù gian nan,khổ cực mấy Bác cũng chịu.Câu thơ thứ ba muốn nói lên sự thiếu thốn khi phải sống trong hang thiếu thốn vật chất. Và ở câu thơ cuối muốn nói là tuy cuộc đời cách mạng khó khăn nhưng nó sang,sang ở chỗ là nó thật anh hùng và tuyệt vời, tuy khó khăn, tâm hồn Bác vẫn ngời sáng một tinh thần cách mạng, lạc quan, ung dung.
Tham khảo
Đi đường là bài thơ nằm trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Bài thơ được sáng tác trong quá trình Bác di chuyển từ nhà lao này đến nhà lao khác, nhưng ta không nhìn thấy cái vất vả, khó khăn trong từng câu chữ mà thấy được một chân lí, khi trải qua những khó khăn nhất định sẽ đạt được vinh quang. Ý nghĩa sâu sắc tạo nên giá trị của bài thơ chính là ở chỗ đó.
Trong thời gian bị giam giữ ở Trung Quốc, Bác đã phải di chuyển hơn 30 nhà lao khác nhau, khi trèo đèo, lối sống, khi băng rừng vượt sông, nhưng trong con người Bác vẫn ngời lên tinh thần lạc quan. Bài thơ này cùng rất nhiều bài thơ khác nằm trong chùm đề tài tự nhắc nhở, động viên mình vượt qua những thách thức, gian khổ.
Mở đầu bài thơ, Người nói lên nỗi gian lao của kẻ bộ hành: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan. Câu thơ nguyên tác chữ tẩu lộ được lặp lại hai lần, nhấn mạnh vào những khó khăn, gian nan trong hành trình đi đường. Những khó khăn ấy được bật lên thành ý thơ thật giản dị, mộc mạc.
Có lẽ trong những năm tháng kháng chiến, đọc câu thơ của Bác ta sẽ cảm nhận đầy đủ và chân thực nhất những khó khăn mà người phải nếm trải nơi đất khách quê người. “Trùng san chi ngoại hựu trùng san” những dãy núi nhấp nhô, liên tiếp hiện ra, như không có điểm bắt đầu và kết thúc, tạo nên những thử thách liên tiếp thách thức sự dẻo dai, kiên gan của người tù cách mạng.
Đi một hành trình dài, không có phương tiện mà chỉ có duy nhất đôi chân liên tục di chuyển, đường đi khó khăn, đầy nguy hiểm đã cho thấy hết những gian lao, khổ ải mà người chiến sĩ cách mạng phải có lòng quyết tâm, ý chí kiên cường để vượt qua. Trải qua những khó khăn, khổ ải đó, ta sẽ thu lại được những gì đẹp đẽ, tình túy nhất:
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian
Nếu như trong hai câu thơ đầu tiên, Bác tập trung làm nổi bật những gian lao, vất vả mà người tù phải đối mặt thì đến câu thơ thứ ba người tù đã chinh phục được đỉnh cao ấy. Trong hành trình chinh phục thử thách thì đây chính là giây phút sung sướng và hạnh phúc nhất của người tù.
Trải qua bao khó khăn, Bác đã được đền đáp xứng đáng đó chính là muôn trùng nước non thu trọn vào tầm mắt. Cả một không gian mênh mông khoáng đạt hiện ra trước mặt người tù, đồng thời mở ra những chiều ý nghĩa sâu sắc: hoạt động cách mạng chắc chắn sẽ gặp nhiều gian lao thử thách, nhưng chỉ cần kiên gan, bền ý chí, không chịu lùi một bước chắc chắn sẽ giành được thắng lợi cuối cùng.
Bằng ngôn ngữ thơ giản dị, cô đọng cùng hai tầng ý nghĩa sâu sắc, Bác đã đem đến những triết lí sâu sắc cho những người đọc. Quá trình hoạt động cách mạng hay con đường đời sẽ vấp phải rất nhiều chông gai, sóng gió bởi vậy chúng ta không được mềm yếu, nản lòng mà phải dũng cảm, kiên cường vượt qua những thách thức đó. Và ánh sáng, niềm vinh quanh chắc chắn đang đợi ta nơi cuối con đường.
"Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vi trong ngục, biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do"
Đó là tâm sự của một người tù đặc biệt: Hồ Chí Minh, người tù vì mang tội làm gián điệp khi đang bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc và đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Với mục đích đơn sơ là ghi lại những sự việc, cảm xúc trong mười bốn tháng bị giam cầm, bài thơ "Đi đường" dịch từ bản gốc là "Tẩu lộ" thực sự là một bài thơ nhật kí chân thành và sâu sắc.
"Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian"
Bản dịch:
"Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non"
Nếu ai không biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ này, có lẽ nghĩ rằng đây là lời thơ của một khách nhàn du thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh! Có ngờ đâu chuyện "đi đường" của tác giả không phải là chuyện trèo núi ngao du, mà là chuyện đi đường của một tù nhân: đi trong cột trói, đi trong nỗi đọa đày về tinh thần lẫn thể chất. Tác giả đã nói về điều này ở bài "Trên đường đi":
"Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng"
Hay là:
"Năm mươi ba cây số một ngày;
Áo mũ dầm mưa rách hết giày"
Hay là:
"Hôm nay xiềng xích thay dây trói
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung"....
Có mường tượng ra cảnh đi đường như thế, ta mới thấu hiểu hai chữ "gian lao" trong câu thơ "đi đường mới biết gian lao" của tác giả. Nếu một người phải lặn lội đường xa với "núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà được thong dong ăn uống, nghỉ ngơi, đã thấy rã rời chân tay vì đường xa, không có xe cộ.
Vậy mà trong hoàn cảnh ăn uống thiếu thốn của tù nhân, lại đeo thêm xích xiềng, đi trong mưa gió, lại không được tự do ngơi nghỉ, thì có phải là một thử thách lớn lao vô cùng? Vậy mà ở đây, lời thơ không mang nỗi oán than, mà chỉ như là một sự khám phá, một sự chiêm nghiệm về cuộc sống: "Đi đường mới biết gian lao", qua đó ta cảm nhận được bản lĩnh và nghị lực của một nhà thơ chiến sĩ,
Ở câu hai, tác giả tả cảnh núi non hiểm trở, cũng không hề tả nỗi nhọc nhằn vì xiềng xích của mình. Câu thơ là một cách độc thoại nội tâm, một sự suy ngẫm về lẽ đời và sự ghi chép khi đã tìm ra được một chân lí thú vị trong lúc phải chịu đựng những cảnh đọa đày phi lí, phi nhân.
Dân gian Việt Nam từng mượn chuyện đi đường để khuyến khích, động viên con cháu: "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" ở câu hai này, phép dùng điệp ngữ "trùng san" và hư từ được dịch ra là: "núi cao rồi lại núi cao trập trùng" thật là một gợi tả mang tính tượng trưng về con đường đời của mỗi người, hay con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam, vừa là cảnh tả thực con đường Bác phải trải qua. Qua hai câu sau, tứ thơ biến chuyển bất ngờ:
"Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian".
Bản dịch thơ của Nam Trân là:
"Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
Tuy là bản dịch hay nhất, nhưng dịch giả vẫn không diễn tả được cái ý cảm động của tác giả trong ba từ "cố miện gian". Cả câu bốn diễn tả tư thế của một người tha hương, lên đứng tận đỉnh núi cao chót vót, quay đầu lại nhìn non sông cố quốc với tấm lòng lưu luyến, trĩu nặng nhớ thương. Đến đây, chúng ta hãy thử đọc bài Lên lầu Quan tước của Vương Chỉ Hoán đời Đường:
Mặt trời đã khuất non cao
Sông Hoàng cuồn cuộn chảy vào bể khơi
Muốn xem nghìn dặm xa xôi
Hãy lên tầng nữa trông vời nước non
(bản dịch của Trần Trọng San)
Cũng là hai thi nhân "Đăng cao", nhưng một người đi mãi mới đến đỉnh núi cao ngất. Một người chỉ cần bước lên một tầng lầu. Người thì bôn ba khắp bốn phương trời để phấn đấu. Một người nhàn du, sống nơi u nhã để thưởng lãm sơn thủy.
Dù sao chúng ta hãy trở lại tâm tư của nhà thơ chiến sĩ. Đó là một hình ảnh và tâm sự của một con người "Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước", một ngòi bút mang tính nhân văn với những khao khát tự do cho dân tộc và quê hương việt Nam. Một nỗi khao khát mà suốt đời Người đã thực hiện.
CHỈ THAM KHẢO!!!!