K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2020

Từ đơn: tre, xanh, chuyện, thân, lá, lũy, thành, ơi, cũng, đất, đã, có, mà, sao, nên, ở, đâu

Từ ghép: tre xanh, tự bao giờ, ngày xưa, bờ tre, xanh tươi, đất sỏi, cho dù, đất vôi, bạc màu

Từ láy: gầy guộc, mong manh

 ĐỀ LUYỆN TẬP ĐỀ 1PHẦN IĐọc thầm đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Bão bùng thân bọc lấy thânTay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.Thương nhau, tre chẳng ở riêngLuỹ thành từ đó mà nên hỡi người.Chẳng may thân gãy cành rơiVẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.Nòi tre đâu chịu mọc congChưa lên đã nhọn như chông lạ thường.Lưng trần phơi nắng phơi sươngCó manh áo cộc, tre nhường cho...
Đọc tiếp

 ĐỀ LUYỆN TẬP

 ĐỀ 1


PHẦN I

Đọc thầm đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con.

(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam,Tiếng Việt 4)

1. Ghi lại các động từ trong hai dòng thơ đầu.

2. Ghi lại các tính từ trong hai dòng thơ: “Nòi tre đâu chịu mọc cong/ Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”.

3. “Bão bùng” là từ ghép hay từ láy?

4. Đoạn thơ trên đã nói lên những phẩm chất nào của tre? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để ca ngợi những phẩm chất đó? Cách nói ấy hay ở chỗ nào?

5. Với mỗi từ đơn “truyền “ và “chuyền”, hãy đặt những câu trọn nghĩa.

6. Ghi lại một thành ngữ có từ “nhường”.

1
5 tháng 7 2018

1. ôm , níu , bùng ,bọc

2. cong, nhọn

3. từ láy

4. đoạn thơ trên nói lên phẩm chất nhũn nhặn , ngay thẳng , thủy chung , can đảm.  tác giả đã dùng nhung biện pháp nghệ thuật dder ca ngợi những phẩm chất cua tre :phép nhân hóa . cach nói ấy hay vì nó thể hiện dược vẻ đẹp cua tre , tre có nhung phẩm chất cao quý của con người và là một biểu tượng của việt nam

5. + cô giáo truyền đạt lại cho chúng em tất cả những kiến thức mà cô có được

+ chúng em đang chơi chuyền bóng dưới cây cổ thụ

6. nhường cơm sẻ áo

Câu hỏi 1:Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Muôn dòng sông đổ biển  .....Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn."Câu hỏi 2:Giải câu đố: "Từ gì vì nước hết lòng >br> Huyền vào thành ý chất chồng lên nhau." Từ thêm dấu huyền là từ gì? Trả lời: từ " "......Câu hỏi 3:Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối nửa sa nửa vời." Câu thơ có cặp...
Đọc tiếp

Câu hỏi 1:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống : 
"Muôn dòng sông đổ biển  .....
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn."

Câu hỏi 2:

Giải câu đố: 
"Từ gì vì nước hết lòng >br> Huyền vào thành ý chất chồng lên nhau." 
Từ thêm dấu huyền là từ gì? 
Trả lời: từ " "......

Câu hỏi 3:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
"Trong như tiếng hạc bay qua 
Đục như tiếng suối nửa sa nửa vời." 
Câu thơ có cặp từ "trong - đục" là cặp từ ....... nghĩa.

Câu hỏi 4:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Nhất tự vi sư,.....  tự vi sư." (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

Câu hỏi 5:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
"Con có cha như nhà có nóc 
Con không cha như nòng ..... đứt đuôi."

Câu hỏi 6:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Chết....  còn hơn sống nhục."

Câu hỏi 7:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
"Ở đâu ..... cũng xanh tươi 
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu." 
(Tre Việt Nam -Nguyễn Duy)

Câu hỏi 8:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Ăn.....  nói thật, mọi tật mọi lành."

Câu hỏi 9:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Tranh vẽ người con gái đẹp gọi là tranh tố ....... ."

Câu hỏi 10:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Bạn đồng.....  nghĩa là bạn cùng đường đi."

1

Câu hỏi 1:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống : 
"Muôn dòng sông đổ biển  .sâu....
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn."

Câu hỏi 2:

Giải câu đố: 
"Từ gì vì nước hết lòng >br> Huyền vào thành ý chất chồng lên nhau." 
Từ thêm dấu huyền là từ gì? 
Trả lời: từ " "..Trung - Trùng....

Câu hỏi 3:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
"Trong như tiếng hạc bay qua 
Đục như tiếng suối nửa sa nửa vời." 
Câu thơ có cặp từ "trong - đục" là cặp từ ...trái.... nghĩa.

Câu hỏi 4:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Nhất tự vi sư,..bán...  tự vi sư." (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

Câu hỏi 5:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
"Con có cha như nhà có nóc 
Con không cha như nòng ..nọc... đứt đuôi."

Câu hỏi 6:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Chết..vinh..  còn hơn sống nhục."

Câu hỏi 7:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
"Ở đâu ...tre.. cũng xanh tươi 
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu." 
(Tre Việt Nam -Nguyễn Duy)

Câu hỏi 8:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Ăn..ngay..  nói thật, mọi tật mọi lành."

Câu hỏi 9:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Tranh vẽ người con gái đẹp gọi là tranh tố ..nữ..... ."

Câu hỏi 10:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Bạn đồng...đường..  nghĩa là bạn cùng đường đi."

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆTThời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )

Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:

(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Theo Nguyễn Khải)
a. Trong đoạn văn trên, từ ngữ làng quê tôi được thay thế bằng những từ ngữ nào?Sự thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
b. Xác định các từ láy có trong đoạn văn.
c. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu(1) và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép?
Câu 2(2 điểm): Chọn 1 từ thích hợp nhất trong số các từ có trong ngoặc đơn để điền vào ô trống ở mỗi câu dưới đây:
a. Nắng cứ như từng.....(tia lửa, dòng lửa, đốm lửa) xối xuống mặt đất.
b. Những cơn mưa mù hạ đến rất nhanh và ra đi cũng rất.....(chậm chạp, chầm chậm, vội vàng).
c. Ông già.....(mùa thu, mùa xuân, mùa đông) xuất hiện, vội trùm cả chiếc áo choàng xám lên cây cỏ, vạn vật.
d. Những cánh đồng lúa xanh mướt.....(rào rào, dập dờn, cuồn cuộn) trong gió nhẹ.

Câu 3(5 điểm): Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy, cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)

Câu 4(2 điểm): Dùng câu thơ Trái đất này là của chúng mình(trích từ bài thơ Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải) làm câu mở đầu đoạn văn, hãy viết tiếp 2 câu để biểu hiện mơ ước về trái đất.
Tìm 2 từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ trái đất.
Câu 5(8 điểm): Mùa đông qua rồi mùa xuân đến, mỗi 1 mùa, cây bàng trường em lại có những vẻ riêng. Hãy miêu tả những vẻ riêng ấy của cây bàng.

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 4 2018

1.

a. "Làng quê tôi" được thay bằng "đây", "mảnh đất cọc cằn này".

b. Các từ láy: đăm đắm, tha thiết, day dứt, cọc cằn.

c. Câu (1) là câu ghép.

Làng quê tôi // đã khuất hẳn nhưng tôi // vẫn đăm đắm nhìn theo.

CN                     VN                         CN            VN

2.

a. dòng lửa

b. vội vàng

c. mùa đông

d. dập dờn

3. Gợi ý nội dung viết đoạn văn cảm nhận:

Đoạn thơ nói về tinh thần đoàn kết, bao bọc, sự tiếp nối của tre (cha truyền con nối, tre già măng mọc). Đồng thời cũng chính là những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: kiên cường, bất khuất, đoàn kết, gắn bó, nghĩa tình.

16 tháng 3 2020

a) từ láy: nô nức

  b) từ láy: mộc mạc, nhũn nhẵn, cứng cáp, dẻo dai, chí khí

16 tháng 3 2020

a) từ láy ; nô nức. từ ghép ; nhân dân , ghi nhớ , công ơn , sông hồng , hàng năm , mùa xuân , bờ bãi , 

b) từ láy ; mộc mạc,nhũn nhặn,cứng cáp,chí khí

28 tháng 9 2021

chắc có từ (bản) cũng san sát nghĩa thôi bạn

tại hạ tình cờ đi ngang qua chốn này, thấy vị huynh đài đây có vẻ đang tìm tử đồng nghĩa vs làng? e rằng là ta có đáp án cho huynh đây!

Từ đồng nghĩa vs làng mà tại hạ tìm đc là: thôn ấp thôn xóm, xóm làng, xóm thôn

Cho hỏi vị huynh đài đây có thể cho tôi xin 1 tiick? ;))

22 tháng 5 2021

Bài 1: 

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

Một người-đâu phải nhân gian

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

-> Những câu thơ trên như 1 lời khuyên bảo rằng hãy cởi mở với mọi người, hòa đồng với xã hội, biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh bạn, đừng sống cô lập với cộng đồng.

Bài 2:

Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.

27 tháng 9 2020

Bài 1: Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

Một người-đâu phải nhân gian

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Những câu thơ trên như 1 lời khuyên bảo rằng hãy cởi mở với mọi người, hòa đồng với xã hội, biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh bạn, đừng sống cô lập với cộng đồng.

Bài 2:Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 3 2018

1. 

Từ ghép: nhân dân, ghi nhớ, công ơn, đền thờ, sông Hồng, hàng năm, mùa xuân, bờ bãi, làm lễ, mở hội, tưởng nhớ.

Từ láy: nô nức

2. 

Từ ghép: lớn lên, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Từ láy: mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai.

9 tháng 4 2022
Bạn Ngữ văn ( quản lý) ơi câu a nhân dân, sông Hồng, bờ bãi, làm lễ là từ láy mới đúng, câu b lớn lên là từ láy mới đúng mong bạn xem lại nha