Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trong tháng vừa qua, miền Trung Việt Nam đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 100 năm trở lại đây. Nhiều căn nhà đã bị tàn phá, hoa màu bị hư hại, và những người dân vốn là đối tượng dễ bị tổn thương thì lâm vào cảnh tay trắng. Trong ngày 10 và 11 tháng 11, tôi đã tới thăm những xã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, và tôi đã tận mắt chứng kiến sức tàn phá kinh hoàng của thiên tai đối với 3 gia đình. Mỗi gia đình lại mang trong mình một câu chuyện đau lòng về những mất mát và sự kiên cường.
Chị Hà[1] sống tại một xã của tỉnh Hà Tĩnh cùng con gái cô là Phương, 17 tuổi và là trẻ khuyết tật nặng. Là mẹ đơn thân với một người con khuyết tật nặng, chị không thể đi làm. Kể cả trong những lúc thuận lợi nhất, chị cũng chỉ sống dựa vào số tiền trợ cấp xã hội ít ỏi, một vườn rau, và nước uống được chia sẻ bởi những người hàng xóm hào phóng. Ngôi nhà một tầng của chị Hà bị ngập tới hông trong suốt một tuần mưa rơi tầm tã. Chị biết ơn xã đã gửi thuyền cứu hộ để chị có thể đưa Phương đến nơi sơ tán an toàn tại địa phương. Giờ đây, khi trở về nhà, với số vật dụng còn lại ít ỏi cùng một khu vườn đã bị tàn phá, chị Hà mừng rỡ khi được nhận bộ lọc nước bằng gốm và vật dụng vệ sinh mà chúng tôi mang tới. Cùng nhau chúng tôi đã có những giây phút vui cười (dù tôi không hiểu lời nói đùa của người Việt Nam lắm) và chúng tôi hi vọng rằng gia đình này sẽ hồi phục sau trận lũ.
[1] Tên nhân vật đã được thay đổi để bảo vệ quyền riêng tư của họ
UNICEF Việt Nam\Trương Việt Hùng
Tại tỉnh Quảng Bình, chúng tôi gặp một cặp vợ chồng cao tuổi: bà Thảo và ông Dũng. Ông bà chịu ảnh nưởng nặng nề bởi mùa mưa bão năm nay. Ông bà nhớ lại những trải nghiệm đau đớn khi nước lũ dần dâng cao trong căn nhà một phòng đơn sơ của ông bà.
Để sống sót qua cơn lũ, ông bà không còn cách nào khác là trú ẩn trên căn gác bấp bênh dưới mái nhà (xem trong ảnh) – nơi thường được sử dụng để tích trữ gạo và các loại lương thực vật dụng khác. Đôi vợ chồng kể với chúng tôi rằng ông bà đã bám trụ trên căn gác suốt 10 ngày kinh hoàng, uống nước lũ quanh họ và ăn mì ăn liền. Cuối cùng họ được thuyền tới cứu và ở nơi sơ tán một tuần trước khi trở về ngôi nhà nay đã bị cơn lũ phá tan hoang. Lớp tường bao phủ bên ngoài nhà đã sụp đổ và hầu hết đồ đạc của ông bà đã bị phá hủy, trong đó bao gồm những kỉ vật gia đình quý giá đã rơi khỏi tấm khung và cuốn theo dòng nước lũ. Ông bà nhớ lại:
“Chúng tôi đã sống qua nhiều mùa bão, nhưng chưa có năm nào tồi tệ như năm nay.”
UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung
Vẫn ở xã vùng trũng đó của Quảng Bình, chúng tôi men theo con đường và tới một ngôi nhà nhỏ. Hai bên đường vương vãi những mảnh vỡ của đồ dùng trong nhà, túi nhựa bị mắc vào cây và đau lòng nhất là hàng chục quyển vở và sách giáo khoa trên cành cây. Tại đây trời vẫn đang đổ mưa, những cuốn sách quyền vở kia có lẽ là được phơi ra ngoài cho khô, giờ lại một lẫn nữa ướt nhẹp. Chị Hoa và hai cô con gái nhỏ đang đợi chúng tôi. Cả hai cháu bé đều bị ốm, sốt và ho kể từ khi cơn lũ đổ bộ. Chị Hoa cho chúng tôi xem thẻ bảo hiểm y tế của các cháu. Chị cũng chia sẻ là đã cố gắng đưa được hai cháu tới trung tâm y tế nhưng không chi trả nổi chi phí thuốc thang cần thiết để chữa cho các cháu. Chồng chị Hoa là lao động phổ thông và gia đình chị, vốn đã chênh vênh ở ngưỡng nghèo trước khi cơn lũ ập tới, nay chẳng còn vật dụng đảm bảo an toàn nào ngoài 4 túi gạo giúp gia đình chị cầm cự qua những tháng tới. Khi chúng tôi trao cho chị máy lọc nước và xà phòng của UNICEF, chị Hoa quay lưng lén lau đi những giọt nước mắt.
a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.
c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.
- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối.
- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.
→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.
→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.
- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.
1. Chép ba câu thơ
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Đoạn thơ là hành trành đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
2. Biện pháp phóng đại của cảm hứng lãng mạn đã thổi một nguồn sinh lực lớn vào các hình ảnh, biến cái bình thường thành cái khác thường, tạo nên hiệu quả thẩm mĩ thú vị. Hai động từ “lái”, “lướt” đã kết nối các hình ảnh thành một không gian vũ trụ đặc biệt: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc thật lớn lao khi nó được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng. Con thuyền chính là con người, con người mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời.
3. Yêu cầu:
- Hình thức: đoạn văn khoảng nửa trang giấy
- Nội dung: Suy nghĩ về hình ảnh ngư dân ngày đêm ra khơi bám biển.
1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ?
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Hoàn cảnh ấy có liên quan gì đến cảm xúc của nhà thơ?
Bài thơ ra đời tháng 4/1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lăng Bác vừa khánh thành. Tác giả là người con miền Nam, lúc này ông mới thực hiện được ước nguyện ra thăm lăng Bác.
Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác bài thơ này.
3. Từ những câu thơ đã chép, kết hợp với hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”?
Cảm xúc trong bài thơ được thể hiện theo trình tự của một cuộc viếng thăm, thời gian kết hợp với không gian: Từ lúc đứng trước lăng, vào lăng và rời xa lăng Bác; cảm xúc của tác giả đan xen, có sự thay đổi trong quá trình đó.
Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên” vì: “thăm” là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống. Đây là cách nói giảm, nói tránh làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, đồng thời khẳng định Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim nhân dân Việt Nam. Cụm từ “giấc ngủ bình yên” một lần nữa khẳng định: Trong sâu thẳm mỗi người, Bác chưa hề ra đi. Đây là một cuộc thăm hỏi, trở về của người con xa cha – thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác ở để thỏa lòng mong ước bấy lâu.
4. Có ý kiến cho rằng: Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác”. Hãy viết đoạn văn (10 – 12 câu) Tổng – phân – hợp để làm sáng tỏ ý kiến trên. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập (gạch chân và chú thích)?
Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Mở đầu khổ thơ là một lời thông báo ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng được biết bao điều sâu xa. Cách xưng hô gần gũi, thân mật của tác giả khiến tình cảm trở nên ấm áp mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Với biện pháp nói giảm, nói tránh, tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” đã khẳng định Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “hàng tre” biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người, dân tộc Việt Nam. Dường như niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc đã được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi”. Còn hàng tre, đó là đại diện cho những con người ở mọi miền trên đất nước về đây sum vầy bên Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. Chỉ với một khổ thơ ngắn, Viễn Phương đã thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng đối với Bác kính yêu.
ĐỀ 2. Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương viết:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
1. Hình ảnh “mặt trời” nào là ẩn dụ? Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ đó trong việc thể hiện lòng ngưỡng mộ và biết ơn đối với Bác của tác giả?
Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là ẩn dụ. Đây là hình ảnh sáng tạo, độc đáo – hình ảnh Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lỗi cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. “Mặt trời” – Bác Hồ tỏa hơi ấm tình thương bao la trong lòng mỗi con người Việt Nam. Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người vừa bộc lộ niềm tự hào của Viễn Phương nói riêng và toàn dân tộc nói chung.
2. Chép lại hai câu thơ có hình ảnh “mặt trời” trong một bài thơ em đã học ở chương trình Ngữ văn 9 (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm) cũng dùng phép ẩn dụ như vậy?
Đó là câu thơ:
” Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
Trong bài thơ ” Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm.
Đề 3. Cho khổ thơ:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
1. Người ta thường nói nghe thấy âm thanh nhưng ở đây Viễn Phương lại viết “Nghe nhói ở trong tim”. Em hãy lí giải điều tưởng chừng vô lí này?
Câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim” là một cách viết lạ, tưởng chừng như vô lí nhưng lại có lí khi bộc lộ tâm trạng đau xót và tiếc nuối không nguôi trước sự ra đi của Bác. Sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc đau xót tới đỉnh điểm. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt.
Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời.
2. Viết đoạn văn theo phương thức quy nạp để phân tích khổ thơ trên?
Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ trong giấc ngủ bình yên, trang nghiêm cùng ánh sáng trong trẻo, dịu nhẹ của vầng trăng. Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng hình ảnh ẩn dụ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh – hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. Nhà thơ muốn nói rằng: Bác vẫn còn mãi với đất nước, dân tộc. Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu trái tim nhân dân Việt Nam vẫn đau xót và tiếc nuối khôn nguôi trước sự ra đi của Bác. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời. Cặp quan hệ ” vẫn – mà” diễn tả cảm giác mâu thuẫn, cảm xúc ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết ” trời xanh là mãi mãi “. Khổ thơ khép lại nhưng những tình cảm, những cảm xúc chân thành của nhà thơ trào dâng mạnh mẽ – đó là một tấm lòng chân thành, đáng yêu.
Đề 4. Cho câu thơ:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ?
Ba câu thơ tiếp:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
2. Hình ảnh “cây tre” trong khổ thơ vừa chép đã được nhắc đến trong những câu thơ nào? Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa gì?
Hình ảnh “cây tre” đã được nhắc đến trong những câu thơ:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa: Hình ảnh “hàng tre” có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quang lăng Bác được lặp lại ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.
3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu theo phương thức diễn dịch để làm rõ cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời Lăng.
Khổ thơ cuối trong bài thơ là cảm xúc lưu luyến bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời xa Lăng. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén được mà bộc lộ ra ngoài: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Câu thơ như một lời giã biệt, diễn tả tình cảm sâu lắng – một cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Mặc dù lưu luyến, muốn ở mãi bên Bác nhưng Viễn Phương cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và nhà thơ chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng Bác để được ở mãi bên Người. Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên: “con chim”, “đóa hoa”, “cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Nhà thơ ao ước hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem hương sắc điểm tô cho vườn hoa quanh lăng Bác. Đặc biệt, ước nguyện làm cây tre để nhập vào hàng tre bát ngát canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người, “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.
4. Chép lại một đoạn thơ cũng thể hiện ước nguyện làm con chim hót, làm một nhành hoa của tác giả khác trong chương trình Ngữ văn 9? Ghi rõ tên tác phẩm, tác giả?
Đó là đoạn thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Đoạn thơ thuộc bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam
bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
1 viếng lăng bác hcrđ cuộc kháng chiến chống MĨ đã kết thúc đất nước được thống nhất lăng bác cũng vừa được khánh thành tác giả từ miền nam ra thăm lăng basccho thỏa nỗi nhớ mong
2 cây tre trung hiếu thể hiện tấm lòng thành kính của tác giả đối với bác muốn được giữ cho bác giấc ngủ bình yên và nguyện đi theo con đường bác làm và những điều bác dạy.
-Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ.
-Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử.
-"Ôi!" là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: "mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..." (Thép Mới)
=>>> Như vậy, hình ảnh ẩn dụ ở đây ở những hàng tre, tượng trưng cho những sức sống và tâm hồn của con người Việt Nam. =>>>Hàng tre xanh đứng thẳng hàng như những người lính kiên trung không chỉ chiến đấu anh dũng mà giờ đây khi trở về từ chiến trường, còn nguyện đứng canh cho giấc ngủ bình yên của Người... Ấn tượng đầu tiên của nhà thơ khi viếng lăng Bác là hàng tre, điều này hoàn toàn tương ứng với điểm nhìn của tác giả- một người chiến sĩ. Qua đây ta cũng phần nào thấy được sự gắn bó và tình cảm của Viễn Phương với đất nước, với vị cha già của dân tộc.
Đoạn 1:
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Năm 1976, đất nước vừa thống nhất, lăng Bác được khánh thành.
- Lần đầu ra thăm lăng Bác.
à Đan xen nhiều cảm xúc chân thành, từ hồi hộp tới xúc động nghẹn ngào, vương vấn chẳng muốn rời. Trong đó, xúc cảm lắng đọng nhất là nỗi xúc động tha thiết nghẹn ngào.
2.
Nhịp 1/4/2 tạo nhịp điệu đều đặn của tiếng gọi, nhấn mạnh vẻ đẹp của sắc xanh. Tiếng gọi tha thiết trong một màu xanh trải bạt ngàn
3. Các biện pháp tu từ:
- Nhân hóa: hàng tre được nhân hóa như con người đứng canh lăng “thẳng hàng”
- Ẩn dụ:
+ Bão táp mưa xa: Những khó khăn vất vả
+ Hàng tre biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất và khí phách con người Việt Nam trong chiến đấu gian khổ vẫn kiên cường, bất khuất trung kiên
- Nói giảm nói tránh “thăm” biến cuộc đi viếng thành một chuyến thăm hỏi, giảm nhẹ nỗi đau, khẳng định Bác còn sống mãi với non sông.
4. Lưu ý sử dụng câu phủ định (gạch chân) – không đáp ứng 1 yêu cầu trừ 0,5 điểm
- Vị trí và nội dung chính của đoạn: Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng.
- Câu thơ mở đầu như một lời thông báo nhưng cũng thể hiện cảm xúc của tác giả
+ Đại từ xưng hô “con” gần gũi, ấm áp, thân thương, muốn được gặp cha sau bao ngày mong ngóng
+ “Thăm” giảm đau thương và khẳng định Bác còn sống mãi
- “Ôi” gợi sự xúc động nghẹn ngào buộc phải bộc lộ thành lời nói trực tiếp.
- Cảm xúc được khắc họa đậm nét trước hình ảnh hàng tre bên lăng Bác
+ Hình ảnh tả thực “trong sương hàng tre bát ngát” vốn rất quen thuộc với con người và cuộc sống Việt Nam.
+ Hai câu thơ cuối hàng tre đã hóa thân vào con người, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc nhưng ẩn chứa sức mạnh thần kì của con người Việt Nam. Sức mạnh ấy đã được khẳng định trong cơn “bão táp mưa xa” – trong khó khăn gian khổ mà vẫn vững vàng, vững trãi và trung kiên.