Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Khi bạn gặp một từ ghép nào chỉ người ( hoặc vật ) nói chung, thì đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp.
Ví dụ :
- Xa lạ ( xa ghép với lạ tạo ra nghĩa tổng hợp: xa xôi và không quen biết.
- Sách vở ( sách ghép với vở tạo ra nghĩa tổng hợp : sách và vở )
- Ăn uống ( ăn ghép với uống tạo ra nghĩa tổng hợp : nói về việc ăn và uống )
* Khi gặp từ ghép nào không chỉ chung, mà lại có nghĩa như phân loại người ( hay vật ) thì đó là từ ghép phân loại.
Ví dụ :
- Hạt thóc ( hạt ghép với thóc tạo ra nghĩa phân loại so với : hạt ngô, hạt đỗ, hạt kê ... )
- Bà nội ( bà ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại so với : bà ngoại, bà dì .... )
- Bài học ( bài ghép với học tạo ra nghĩa phân loại so với : bài làm, bài tập ... )
Từ láy: lềnh bềnh
Từ ghép: ruộng đồng, nhà của, lưng đồi, sườn núi, mặt biển.
Từ láy : lềnh bềnh
Từ ghép : Ruộng đồng , sườn núi , lưng đồi , nhà cửa ,....
Phân biệt :
+ Động từ : Là những từ chỉ hành động : chạy , nhảy , đi , ......
+ Tính từ : Là những từ chỉ tính cách , màu sắc .... : Vàng , đỏ , dịu dàng , nết na , .....
+ Danh từ : Là tất cả những tên gọi chỉ đồ vật : cặp sách , chỉ người , chỉ địa điểm , ........
danh tu la nhung tu chj su vat,..suu vc
dong tu la nhung tu chj hoat dong,trang thai
tinh tu la nhung tu de boc lo cam xuc
bài 1: Với mỗi tiếng chínhsau tìm ít nhất 7 từ ghép phân loại
a, 7 từ ghép phân loại : đen: đen nhánh; đen óng; đen mượt; đen tuyền; đen cháy; đen giòn; đen thui
b, 7 từ ghép phân loại : trắng: trắng muốt; trắng xóa; trắng tinh; trắng tay; trắng nõn; trắng hồng; trắng bạch
c, 7 từ ghép phân loại : vàng: vàng khè; vàng ươm; vàng sộm; vàng tươi; vàng chanh;....
d, 7 từ ghép phân loại : xanh: xanh biếc; xanh lục; xanh lam; xanh mơn mởn; xanh non; xanh rì; xanh ngọc
e, 7 từ ghép phân loại : áo: áo cộc; áo dài; áo khoác; áo mưa; áo choàng; áo hồng; áo đỏ; áo vàng
g, 7 từ ghép phân loại : nhà: nhà tầng; nhà ngói; nhà tranh; nhà lều; nhà gỗ; nhà ông; nhà bà
h, 7 từ ghép phân loại : hoa: hoa hồng; hoa sen; hoa lan; hoa anh đào; hoa hướng dương; hoa linh đan; hoa giấy
i, 7 từ ghép phân loại : đỏ: đỏ son; đỏ thắm; đỏ thẫm; đỏ hoe; đỏ hồng; đỏ đô; đỏ tươi
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.
bài 1.
vd1 : 7 từ ghép phân loại : Đen Thui, Đen Láy , Đen nhánh,....
vd2 : Đỏ thắm ,đỏ sẫm,đỏ rực, đỏ chói, đỏ hồng, đỏ tươi , đỏ ối .
vd3: Trắng tinh,trắng trong, trắng phau,trắng muốt,trắng hồng,Trắng xóa,Trắng tuyết.
vd4: Vàng óng ,vàng tươi, vàng rực, vàng ươm...
vd5: xanh biếc,xanh tươi,xanh thắm,xanh lơ, xanh lục, xanh lam, xanh non...
vd6: áo dài ,áo sơ mi,áo ấm ,áo phao,Trắng, áo tứ thân ,áo bà ba,...
vd7: nhà tầng, nhà trường, nhà trẻ, nhà máy,nhà ga, nhà thờ ,nhà chùa , nhà tù, nhà bếp,...
vd8: hoa hồng ,hoa ly, hoa sen,hoa súng,hoa hậu ,hoa tay, hoa cúc, hoa đào, hoa mận, hoa mơ...
2.
Gia đình: anh em,chú bác,nội ngoại,thông gia, cô chú...
đồ dùng: quần áo ,giày dép, sách vở, mũ nón, trang phục, cốc chén, bát đũa...
hoạt động: vui chơi,học tập, ăn uống, nghỉ ngơi , giải trí, giạy học
nhà trường: thầy cô, bạn bè , học sinh, đồng ngiệp, cán bộ, công chức...
hì hì Mik chỉ nghĩ được từng này thôi có j sai bạn bỏ qua cho mik nhé.....
1. -Từ đơn : từ do 1 tiếng tạo nên. Vd: gà,vịt, sách, bút, tre, gỗ,..
-Từ phức : do 2 tiếng hoặc nhiều tiếng tạo nên. Vd:nhà cửa,quần áo,xe đạp, bàn gỗ, lấp lánh,..
Từ phức có 2 loại:
+Từ ghép: được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Vd:nhà cửa, quần áo,..
+Từ láy: được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc.VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ
Tham khảo
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. * Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh... ... + Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. ... Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ. Ví dụ trong tiếng Việt, thành ngữ “mặt hoa da phấn” chỉ nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả.
câu 3a
ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định. Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân
câu 3b
Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu. -Ví dụ: ... + Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ: chém gió, ngỗng, g9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ
TỪ GHÉP.
Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa.
II. TỪ LÁY.
Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...)
KẾT LUẬN: ta phân biệt được từ láy và từ ghép là dựa vào ý nghĩa và dấu hiệu: nếu các tiếng tạo nên từ mà mỗi tiền đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn các tiếng tạo nên từ chỉ có tiếng đầu tiên có nghĩa hoặc tất cả các tiêng không có nghĩa thì đó là từ láy. Chú ý: các từ râu ria, mặt mũi, máu mủ không phải là từ láy (vì mỗi tiếng đều có nghĩa) mặc dù chúng có tiếng sau láy lại âm của tiếng trước.
-Từ láy: các tiếng có quan hệ về âm thanh.
-Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa.
k nha