Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghệ thuật:Nhân hoá. Tác dụng:Làm cho thế giới loài vật cây cối trở nên gần gũi với con người , biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.
Câu văn sử dụng nghệ thuật nhân hóa.tác dụng chắc để câu văn sinh động, biểu cảm hơn :vv
Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật là:
+ Nhân hóa: trùm , âu yếm
+ Liệt kê: làng, bản, xóm, thôn
Phân tích :
đoạn trích trên được trích trong văn bản " Cây tre Việt Nam" của tác giả Thép Mới. Qua văn bản này ta có thể thấy được cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật rất hay của tác giả, đặc biệt nó được thể hiện qua câu thơ:"Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn"Dù chỉ là một câu văn nhưng nó đã tái hiện lại hình ảnh cây tre rất thân thiết gần gũi với mỗi chúng ta. Tác giả đã nhấn mạnh việc cây tre rất thân thiết với chúng ta bằng cách sử dụng biện pháp liệt kê. Qua câu văn ta thấy tác giả là một người rất yêu thiên nhiên, con người Việt Nam. Cảm ơn nhà văn Thép Mới đã cho em hiểu hơn về cây tre và con người Việt Nam.
Câu 1:chung thủy,đẹp,giàu sức sống,thanh cao,giản dị,nhũn nhặn,ngay thẳng,thủy chung,can đảm,.....Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Ngày Huế đổ máu,
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...
- "Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!"
Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- "Thôi, chào đồng chí!"
Cháu đi xa dần...
Cháu đi đường cháu,
Chú lên đường ra,
Ðến nay tháng sáu,
Chợt nghe tin nhà.
Ra thế,
Lượm ơi!
Một hôm nào đó,
Như bao hôm nào,
Chú đồng chí nhỏ,
Bỏ thư vào bao,
Vụt qua mặt trận,
Ðạn bay vèo vèo,
Thư đề "Thượng khẩn",
Sợ chi hiểm nghèo!
Ðường quê vắng vẻ,
Lúa trổ đòng đòng,
Ca-lô chú bé,
Nhấp nhô trên đồng...
Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,
Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.
Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...
Câu: "Ra thế, Lượm ơi!" đặc biệt hơn các câu còn lại vì đoạn này chỉ có 2 câu
Câu: "Lượm ơi còn không?" cũng đặc biệt hơn bởi đoạn này có 1 câu
a. Đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu,trong tác phẩm tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng một hình ảnh: trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường phải chăm chú nhìn mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng”. Đâylà một hình ảnh giàu ý nghĩa.
b. Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh ấy:
- Dùng hình ảnh vì sao có ánh sáng khác thường”,tác giả đã chỉ ra rằng văn chương của Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp và giá trị riêng,độc đáo,khác với thơ văn của các tác giả cùng thời cũng như trong nền văn học dân tộc.
- Ngôi sao ấy phải chăm chú nhìn mới thấy sáng”.Nghĩa là văn chương của Nguyễn Đình Chiểu có những vẻ đẹp tiềm ẩn,không dễ gìnhìn thấy hoặc nếu chỉ nhìn lướt qua có thể không thấy hết được vẻ đẹp của nó.
- Đó là một ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng”.Ngôi sao tỏa ra thứ ánh sáng lấp lánh mà càng nhìn càng thấy sáng,là ngôi saocó vẻ đẹp bất biến.Có nghĩa là vẻ đẹp và giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu không phải chỉ là nhất thời,chỉ có trong giai đoạn lịch sử ấy mà tồn tại vĩnh hằng,càng khám phá càng nhận ra đầy đủ và sâu sắc hơn những tầng giá trị phong phú của văn thơ Nguyễn Đình Chiểu.
câu này đã được giải rồi bạn nha :
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/203709.html
mình chưa hiểu đề cho lắm