Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đảng và Chính phủ chủ trương tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
Về quân sự, ta chủ trương động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
Về chính trị và ngoại giao, năm 1948, tại Nam Bộ, lần đầu tiên ta tiến hành bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh, ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.
Tháng 6 - 1949, Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiến tới thống nhất hai tổ chức từ cơ sở đến trung ương.
Ngày 14 - 1 - 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước lao tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sau lời tuyên bố đó, chính phủ nhiều nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta : đầu tiên là Trung Quốc, tiếp đó là Liên Xô, rồi lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác.
Về kinh tế, ta chủ trương vừa ra sức phá hóa kinh tế địch, vừa đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ nền kinh tế dân chủ nhân dân có khả năng tự cấp tự túc.
Về văn hóa, giáo dục, tháng 7 - 1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, thay hệ thống giáo dục 12 năm bằng hệ thống giáo dục 9 năm, hướng giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc, đặt nền móng cho nền giáo dục dân tộc dân chủ nhân dân.
Đảng và Chính phủ chủ trương tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
- Về quân sự, ta chủ trương động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
- Về chính trị và ngoại giao:
+ Năm 1948, tại Nam Bộ, lần đầu tiên ta tiến hành bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh, ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.
+ Tháng 6 - 1949, Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiến tới thống nhất hai tổ chức từ cơ sở đến trung ương.
+ Ngày 14 - 1 - 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước lao tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sau lời tuyên bố đó, chính phủ nhiều nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta: đầu tiên là Trung Quốc, tiếp đó là Liên Xô, rồi lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác.
- Về kinh tế: ta chủ trương vừa ra sức phá hóa kinh tế địch, vừa đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ nền kinh tế dân chủ nhân dân có khả năng tự cấp tự túc.
- Về văn hóa, giáo dục: tháng 7 - 1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, thay hệ thống giáo dục 12 năm bằng hệ thống giáo dục 9 năm, hướng giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc, đặt nền móng cho nền giáo dục dân tộc dân chủ nhân dân.
phải kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh vì:
Toàn dân kháng chiến: đảng chủ trương sức mạnh toàn dân tộc bằng những hình thức, biện pháp phong phú phù hợp để tổ chức cả nc thành một mặt trận, tạo nên thế trận cả nc đánh giặc.
Kháng chiến toàn diện nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến chống lại cuộc ctranh xâm lược trên tất cả các lĩnh vực, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, tạo thành sức mạnh tổng hợp..
Kháng chiến lâu dài nhằm làm cho những chỗ yếu cơ bản của địch ngày càng bộc lộ, chỗ mạnh của địch ngày càng hạn chế,chỗ yếu của ta từng bước đc khắc phục, chỗ mạnh của ta ngày càng đc phát huy
Tự lực cánh sinh là dựa vào sức lực của toàn dân, vào đường lối đúng đắn của đảng, vào các đk thiên thời địa lợi, nhân hoà của đnc, đồng thời gia sức tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ quốc tế để chiến thắng kẻ thù.
Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được nêu ra trong:
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổn bí thư Trường Chinh.
* Thứ nhất, kháng chiến toàn dân:
- Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của Chủ nghĩa Mác Lê-nin, từ tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Trong đó lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích làm nòng cốt.
- Để phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng tổ chức, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái,... cùng tham gia một mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Việt Minh).
- Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.
* Thứ hai, kháng chiến toàn diện:
- Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại toàn diện.
- Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ngoại giao,... nhằm phát huy khả năng của mỗi người trên từng lĩnh vực, tạo ra sức mạnh tổng hợp.
+ Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
+ Về chính trị: Năm 1948, tại Nam Bộ, bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh; Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.
+ Về kinh tế: ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc.
+ Về văn hoá, giáo dục: tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.
+ Về ngoại giao: Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc, Liên Xô, lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
- Đồng thời ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.
* Thứ ba, kháng chiến trường kì:
- So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta nhiều về mọi mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và chính nghĩa. Do đó ta phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù.
- Thông qua cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 và Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 thấy rõ chủ trương đánh bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh”, buộc thực dân Pháp phải chuyển qua đánh lâu dài của Đảng ta.
* Thứ tư, kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế:
- Mặc dù rất coi trọng thuận lợi và sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng vận mệnh của dân tộc ta phải do nhân dân ta quyết định, phải dựa vào sức mạnh của ta, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ.
- Đảng và nhân dân nhận thức được rằng: xây dựng nền chính trị, kinh tế, giáo dục,… vững mạnh chính là tiềm lực để thực hiện kháng chiến tự lực cánh sinh.
- Mặc dù vậy, Đảng ta luôn tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Câu 2: Phân tích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp.
- Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:
+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).
+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).
- Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
+ Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.
+ Kháng chiến toàn diện: do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế… nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.
+ Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.
+ Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.
Đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta?
A. Kiên quyết, độc lập, tự chủ, dựa vào nhân dân.
B. Giữ vững thế tiến công, kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
C. Toàn dân đánh giặc, cả nước đồng lòng, quyết tâm chiến đấu.
D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 1:
- K/c toàn dân: tất cả mọi người tham gia kháng chiến dù là đàn ông hay phụ nữ, không chia đảng phái dân tộc. Hễ là người VN phải đứng lên dẫu tranh chống thực dân pháp
-K/c toàn diện: trên tất cả các mặt trận
+ Quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dan6, tiêu diệt địch.
+ Chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các dân tộc yêu nước
+ Ngoại giao: thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực
+ Văn hóa: xóa bỏ văn hóa phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ
- Trường kì: k/c lâu dài, vừa đánh giặc vừa xây dựng phát triển lực lượng
- Tự lực cách sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: dựa vào sức người, sức của chúng ta không trông chờ ỷ lại vào bên ngoài, nhưng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Bổ sung câu 1:
- K/c toàn diện:
+ Kinh tế: tiếp tục kháng chiến, xây dựng nền kinh tế tự cung tự cấp, pháy triển nông nghiệp.
Đáp án C